Thứ Năm, 21 tháng 6, 2007

GIỌT LỆ QUÊ NGƯỜI


(Viết cho những người Cha đã một đời vì con)

Anh em ơi! Đừng sợ cao bồi
Nó có súng mình có dao găm
Nó bóp cò mình nhảy mình đâm
Nó chết rồi mình có năm trăm...

Tiếng hát ồ ồ của bé Nguyên khiến cả nhà ai cũng bật cười. Bố cười xong rồi bảo:
- Nầy con trai của Bố, ai dạy cho con hát kỳ vậy?
Bé Nguyên đưa tay chỉ chị:
- Chị Uyển đó Bố!
Uyển nhảy nhổm la làng lên:
- Sao Nguyên nói gì vậy? Chị có biết bài hát đó đâu?
Bố ngạc nhiên nhìn Uyển, rồi nhìn bé:
- Nè, Nguyên không được nói dối nhé! Chị có dạy cho con không?
Bé ngập ngừng một lúc rồi lắc đầu. Uyển thở phào nhẹ nhõm. Bố bắt bé nằm xuống quất một roi vào mông thật đau, rồi bảo:
- Bài hát thì không sao, nhưng cho Nguyên chừa đi cái tật nói dối. Phải xin lỗi chị mau...
Nguyên thút thít khóc tới bên chị khoanh tay lí nhí nói với chị:
- Em xin lỗi, lần sau em không dám... nói chị dạy cho em bài hát Anh em ơi, đt “Anh em ơi, nữa...
Lời nói ngây thơ của bé khiến cả nhà phì cười, anh Trung đùa:
- Vậy thì Nguyên sẽ nói chị Uyển dạy em hát bài gì nào?
Bé Nguyên ngơ ngác, không hiểu anh Trung muốn nói gì...
Uyển kéo bé Nguyên vào lòng, ôm chặt bé nói:
- Bài hát đó không dễ thương nhưng em hát dễ thương lắm. Đừng hát nữa nha, nhớ hôm nay bị đòn vì em nói dối đó! Từ nay đừng nói dối nữa nha.

*

Uyển nói tới điều nầy là vì muốn nói đến lối giáo dục con cái của Bố, nghiêm khắc nhưng dịu dàng. Các anh chị em của Uyển ai cũng sợ Bố nhưng cũng rất yêu thương người. Bao nhiêu năm gia đình sống yên vui và hạnh phúc...
Khi miền Nam... được giải phóng, Bố đang là nhân viên lao công cho Bộ Canh Nông thì... mất việc, với lý do: Làm sạch sẽ cho... bọn Ngụy! Bố mất việc khi anh Trung và Uyển chưa đủ tuổi để đi làm. Mẹ thì từ xưa nay chỉ biết quán xuyến nhà cửa, chẳng làm gì ra tiền, gia đình bắt đầu đi vào vòng túợc quẫn.
Ba sau ba ngày... cải tạo, về nhà Ba bắt đầu chạy ngược chạy xuôi để tìm việc. Mẹ cũng cùng Trung bắt đầu ra Chợ Cũ (nơi tập trung mua bán bất cứ thứ gì bán được) để bắt chước người ta mua đi bán lại để kiếm đồng ra đồng vô về mua gạo, mắm muối phụ giúp gia đình. Ba của Uyển cuối cùng cũng tìm được việc làm, nhưng phải đến tận Cao Lãnh để nhận việc. Cuộc sống với muôn vàn khốn đốn, Bố lại phải đi làm ăn xa nên căn nhà vô cùng hiu quạnh.
Vài tháng, bố mới về Saigon thăm gia đình một lần, lần nào bố cũng đem về cho gia đình những trái ổi xá lị to như cái bát ăn cơm, ngọt và giòn rụm, cắn vào Uyển nghe thiệt ngon, nhất là nghĩ tới điều Bố đã đi chợ lựa từng trái mang về cho gia đình, một điều mà từ xưa tới giờ Bố không bao giờ làm...
Có một lần, Bố bận (hay sợ tốn kém Uyển không biết được), Bố không về thăm nhà như lời hứa, Bố gửi bác Tường -người bạn thân của Bố- ghé nhà trao tiền lương cho mẹ để lo chi phí trong nhà. Cả nhà rơi nước mắt khi nghe bác kể lại hôm nọ, khi được tin bé Nguyên bị bệnh nặng phải đưa và nhà thương, Bố quýnh quáng lo chạy tiền. Gặp tối hôm đó, nhà của một người bạn mừng con có việc làm, mời bạn bè tới chung vui... Bữa tiệc chỉ có khô cá thiều và rượu đế. Trong bữa nhậu, có lẽ một số người bị say nên ùn ùn thách đố nhau ăn ớt, 20 trái ớt hiểm, mỗi người bỏ ra 50$ ... Tất cả 11 người tổng cộng số tiền coi như khá cao, nhưng ai cũng không dám ăn, cuối cùng Bố mạnh dạn xung phong... Cầm 20 trái ớt Bố nhai rau ráu, nước mắt nước mũi tèm lem... mặt Bố đỏ rực lên như mặt trời, cay quá, bố chịu không nổi, chạy lung tung, cuối cùng Bố nhảy ào xuống ao rau muống. Có lẽ lúc đó những người say như mới tỉnh ra, cuối cùng ai cũng hối hận khi biết Bố cần tiền để gửi về Saigon lo thang thuốc cho thằng con út, nên mọi người ngoài tiền đánh cuộc ra còn cho thêm mỗi người ít nhiều nữa. Mẹ thẫn thờ nói khẽ:
- Hèn gì hôm thằng Nguyên bịnh Bố mang thật nhiêu tiền về bảo là bạn bè giúp đỡ.
Nguyên khóc nức nở, bảo :
- Cũng tại Nguyên mà Bố mới khổ như vậy đó! Nguyên sẽ biên thư cho Bố, hu hu!!!
Bác Tường ngăn lại:
- Con đừng nói, Bố con sẽ biết Bác kể! Bác chỉ muốn các cháu biết sự hy sinh và thương con của Bố các cháu thôi!
Cuối cùng, mọi người đồng ý giữ kín chuyện nầy theo yêu cầu của bác Tường.
Cuộc sống mỗi ngày một cam go hơn. Rồi một đêm nọ, bất thần Bố về thăm nhà, Bố cho biết theo tin tức của một người bạn thân sẽ có những đợt động viên về nghĩa vụ quân sự sắp tới, và có một người sẽ tổ chức vượt biên vào tối hôm sau, họ đồng ý cho Bố gửi gấm anh Trung, Uyển và Nguyên với giá mỗi người một lượng vàng điều kiện khá dễ dàng là Bố trả góp mỗi tháng cho tới lúc hết (lúc đó vàng trị giá 350 dollars/lượng). Bố bảo Bố lo sợ nhất là anh Trung sẽ không thoát khỏi đợt nghĩa vụ đầu tiên, bố căn dặn gia đình phải giữ kín và khuyên: Các con phải ra đi! Vì tương lai, các con không thể nào sống mãi như thế nầy được. Bố đã di cư vào Nam khi ông bà Nội của các con vừa bị đấu tố, bỏ lại bà Nội cô đơn Bố cũng đau lòng lắm, nhưng đó là lời khuyên của ông Nội các con, thì ngày nay Bố hiểu thà Bố Mẹ xa các con hôm nay nhưng các con có một tương lai còn hơn gia đình mình mãi sống trong mịt mù tăn: “Các con nầy!.
Quá bất ngờ, anh Trung, Uyển và nhất là Nguyên cứ khóc òa lên, níu lấy Mẹ năn nỉ cho Nguyên ở nhà... lo cho Mẹ với Bố. Mẹ đầm đìa nước mắt, ôm chặt các con trong vòng tay như không muốn lìa xa... Bố rướm rướm nước mắt nói một câu khiến cả nhà như tỉnh mộng:
- Xa hôm nay, còn có ngày gặp lại trong hạnh phúc, còn hơn tới một ngày gia đình mình tan nát hết. Các con phải biết Bố đau lòng tới cỡ nào, nhưng phải chọn lựa vì cơ hội sẽ không bao giờ có được lần thứ hai với gia đình nghèo như mình đâu!
Qua đêm sau, Bố Mẹ cắn răng ôm các con trong vòng tay, mẹ giúi vào tay mỗi đứa một ít tiền. Cả nhà không ai dám khóc ngay cả bé Nguyên cũng im thin thít khi thấy Mẹ cứ đưa tay bụm miệng để ngăn tiếng nấc. Ôm hôn từng đứa vào lòng căn dặn, Uyển nhớ mãi câu dặn dò của Bố khi nói riêng với Uyển:
- Con là một đứa con gái giàu lòng can đảm, Bố tin tưởng con sẽ thành công, con ráng thay Bố Mẹ lo cho anh Trung và em Nguyên khi không có Bố Mẹ bên cạnh...
Từng câu nói tế nhị, ngọt ngào yêu thương của Bố đã khích lệ cho ba anh em mạnh dạn lên đường sau đó!
Cuộc vượt biên đầy sóng gió, nhưng cuối cùng cũng tới đích.
Qua tới Mỹ, cả ba anh em được một gia đình không con nhận nuôi, vì ông Kerr là một người đầy lòng nhân ái, ngày xưa ông từng bị người cha ghẻ ngược đãi, ông bỏ nhà đi hoang. Cho tới một buổi sáng tinh sương, ông đi lượm nhặt từng chiếc lon nhôm kiếm sống qua ngày thì cứu được một người đàn ông đang chạy bộ bị tên cướp cạn giựt cái máy walkman ông đang gắn vào tai nghe nhạc. Đầu ông bị đập vào đường máu me lênh láng, tên cướp vung chân đá ông lăn xuống đường mương, ông ta nằm bất tỉnh. May gặp lúc ông Kerr ngang qua, kịp thời gọi 911, thế là nạn nhân đưy “walkman” sống.
Về sau, người đàn ông kia đem cho về nhà, giao cho cai quản một vườn cam rộng lớn. Bấy giờ, ông Kerr mới biết ông Robert là một người giàu có ở trong vùng, một bên đền ơn cứu mạng, một bên mang ơn người đã cho mình cuộc sống sung túc, nên đã tận lực làm lụng khiến cho lợi tức của ông Robert càng ngày càng lên cao. Khoảng hai năm sau, ông Kerr lấy được một người vợ lại là... cháu gái của ông Robert.
Công việc nơi vườn cam mỗi ngày một phát triển, ông Kerr mua thêm đất và cứ khuếch trương mỗi ngày một lớn. Khi ông biết được ba anh em của Trung cần người bảo trợ, thế là ông lo thủ tục bảo lãnh, với điều kiện quá lý tưởng của ông nên chưa đầy bốn tháng là cả ba anh em được sang Mỹ. Ông Kerr nhớ lại những ngày khó khăn của mình nên rất yêu thương anh em của Trung, ông mua cho họ một căn mobile home. Điều đặc biệt nhất nơi ông Kerr là ông cho cả ba đứa tới trường, và ông chỉ cho anh em Nguyên ra phụ với ông hái cam cùng với nhân công cũng như một niềm vui và giải trí khi rảnh rỗi thôi. Anh em của Trung thay phiên nhau biên thư về cho Bố Mẹ ở quê nhà, thư của Nguyên hứa với Bố sẽ chăm lo học hành, sẽ ngoan nghe lời người bảo trợ cũng như anh chị để cho Bố Mẹ vui lòng. Còn Trung và Uyển hứa hẹn sẽ làm có tiền gửi về báo hiếu và trả nợ cho chủ ghe. Không may, lá thư đó bị kiểm duyệt. Bố bị ghép vào tội đồng lõa cho con vượt biên, khác với lời khai trong bản Kê khai lý lịch thế là Bố bị đưa vào tùc
Khi có một người bạn của Bố thương tình nhắn khéo với anh em Nguyên, cả ba anh em không khỏi xúc động lẫn ăn năn... và tự hứa sẽ cân nhắc từng câu mỗi khi thư về cho Bố Mẹ.
Chừng sáu tháng sau bố được tha về, nhưng sức lực của Bố không còn như xưa bởi chứng bịnh loét bao tử, phù thũng, đi lại thật khó khăn, nhưng thư nào cho anh em Nguyên bố cũng nói những lời vui vẻ, lạc quan...
***
Thấm thoát thời gian trôi qua, Trung tốt nghiệp đại học, chàng có ngay việc làm tại... hãng cam của Bố nuôi (tức ông Kerr). Còn Uyển vào năm thứ hai. Nguyên bắt đầu bước vào trung học. Ông Kerr rất hãnh diện với những người con nuôi nầy...
Trung vài tháng gửi về cho Bố Mẹ 100 dollars! Cũng nhờ vậy mà Bố lo thuốc thang trị dứt bịnh và cũng dần dần trả hết nợ cho gia đình người thân còn lại của người chủ ghe đã có lòng giúp cho anh em Trung ngày nào.

Gần tới ngày Father''s day, Trung mua cho ông Kerr một cái đồng hồ thật đắc tiền, ông rất cảm động, và ông cũng khuyên Trung nên gửi tiền về cho Bố Mẹ ở Việt Nam. Trung cũng thành thật cho ông biết là chàng cũng từng gửi tiền cho Bố Mẹ, và cũng vừa mới bắt điện thoại cho Bố Mẹ trong tháng vừa qua rồi.
Đúng ngày Father''s day, tức là sáng chủ nhật, tại Mỹ tức 8 giờ tối ở Việt Nam sau khi chúc mừng cho Bố nuôi xong, ông Bà chuẩn bị đi lễ nhà thờ. Anh em Nguyên quây quần bên nhau gọi điện thoại cho Bố Mẹ. Mẹ bắt phone, vì là lần đầu tiên gặp lại anh em Nguyên, giọng mẹ nghẹn ngào xúc động. Qua cơn xúc cảm rồi Mẹ mới hỏi được một câu :
- Sao Mẹ nói chuyện được cả ba đứa vậy?
Nguyên thao thao bất tuyệt kể về tiện nghi bên Mỹ cho mẹ nghe... Mẹ bỗng lên tiếng:
- Nè, Bố con cứ chực một bên này! Các con nói chuyện với Bố đi!
Đầu dây, anh em Trung nhao nhao chúc Bố một ngày vui, rồi Uyển nói cho Bố biết ý nghĩa của ngày Father''s day tại Mỹ.
Giọng Bố nghẹn ngào khi nói lời cám ơn các con. Sau đó, Bố nhắn nhủ thật nhiều với Trung và Uyển, cả hai cũng nói lại cho Bố Mẹ biết về sự thành công trong con đường học vấn của Ba anh em, Trung cũng thiết tha nói với Bố là ba anh em có ngày hôm nay cũng nhờ sự yêu thương dìu dắt của Bố Mẹ...
Bỗng dưng, Bố hỏi:
- Bé Nguyên của Bố có đầu dây không?
Nguyên nói như hét:
- Bố ơi ! Nguyên còn đây! Con nhớ Bố lắm... Con sẽ học giỏi, làm có tiền thật nhiều để gửi về cho Bố Mẹ trả nợ... Bố ơi! Con muốn nói với Bố chuyện nầy nha!
- Ừ, con nói đi!
- Hồi ở Việt Nam con biết vụ bố ăn ớt... vì con! Con cám ơn Bố, con thương bố lắm! Nhờ chuyện đó mà con mới chịu đi Mỹ với mấy anh chị đó Bố...!!!
Bố cũng như Trung và Uyển im phăng phắc trước câu nói bất ngờ của Nguyên. Giọng Bố nghẹn ngào đầu dây:
- Nguyên, Bố nhớ con lắm, Bố muốn nghe lại bài hát ngày xưa mà Bố đánh con, con còn nhớ không?
Giọng Nguyên cũng sũng đầy nước mắt:
- Anh em ơi! Đừng sợ cao bồi
Nó có súng mình có dao găm
Nó bóp cò mình nhảy mình...

Nguyên òa lên khóc... không hát tiếp được.
Trong điện thoại chỉ còn tiếng sụt sùi của mọi người...

ÁI KHANH

Không có nhận xét nào: