Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2007

Ấn Độ: “Thần Khỉ” Tái Sinh?





Hàng nghìn khách thập phương đang lũ lượt đổ về ngôi làng rách nát nằm ở phía tây bang Bengal Ấn Độ, người sùng đạo thì tế sống, kẻ tò mò thì để “mục kích sở thị” một nhân vật mới nổi được cho là “hiện thân” của Thần khỉ Hanuman.

Theo giới sùng đạo, một lần nữa thần khỉ Hanuman - biểu tượng sức mạnh, lòng trung thành và sự bền chí của tôn giáo Hindu - lại tái sinh vào người trần mắt thịt, và lần này là chàng trai Chandre Oraon 27 tuổi ở làng Banarhat, cách thành phố Kolkata, bang Bengal 400 dặm về phía bắc.

Người ta đồn đại Oraon trèo cây thoăn thoắt chỉ trong vài giây, ăn chuối nhoay nhoáy, có đuôi và đặc biệt là có khả năng chữa bệnh phi thường.

Đó là lý do tại sao mỗi ngày có đến hàng trăm người tới chầu chực trước túp lều ẩn dật xơ xác, chỉ mong được nhìn, hoặc chạm tay vào chiếc đuôi dài hơn 30 cm của “thần” và tin rằng thế là đủ để xua đi mọi căn bệnh hiểm nghèo.

Tuy nhiên ông Bhushan Chakraborty, nhân viên y tế địa phương, khẳng định: “Đúng là cậu ấy trèo cây rất giỏi, ăn chay khắt khe, hành động rất giống khỉ nhưng tuyệt nhiên Oraon không mang dị tật bẩm sinh nào trên người”.

Hanuman là người hầu cận trung thành của vua Rama trong sử thi “Ramayana”

Theo bác sĩ chỉnh hình B. Ramana và giới chuyên môn thành phố Kolkata, chiếc đuôi này chỉ là một mẩu xương hiếm hoi thừa ra từ cơ thể. Nó ngắn củn và bao phủ đầy lông rậm rạp, tuy nhiên chưa thể coi là dị tật bất thường, càng không có cơ sở chứng minh đó là chứng tích hiện thân của thần khỉ Hanuman.

Những dự báo phi thường
của nữ tiên tri mù...

Năm 1980, Vanga - một phụ nữ mù Bungary đã tiên đoán khoảng năm 2000, tàu ngầm nguyên tử Kursk sẽ ngập chìm trong nước. Bà cũng từng có linh cảm về vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.

Một trong những tiên đoán gây sốc nhất là vào năm 1980, khi bà Vanga nói rằng: “Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, khoảng tháng 8/1999 hoặc 2000, Kursk sẽ ngập chìm trong nước và cả thế giới sẽ rơi lệ vì điều đó”.

20 năm sau lời tiên đoán đã ứng nghiệm một cách kinh hoàng. Vào đúng tháng 8/1999, một tàu ngầm nguyên tử của Nga được đặt tên theo thành phố Kursk đã gặp một tai nạn khủng khiếp và chìm đắm dưới đại dương.

Khả năng phi thường sau tai nạn

Vanga (Vangelia) Pandeva sinh ngày 31/1/1911 và mất ngày 11/8/1996. Bà sống tại thành phố Petrich, Bungary và khi chết, được an táng tại sân nhà thờ Saint Petca vùng Rupite.

Năm 12 tuổi Vanga đã bị một cơn lốc cuốn đi và sau đó người ta tìm thấy bà còn sống sót dưới lớp đất, đá, mắt dính đầy cát.

Sau đó những ngày còn lại trong cuộc đời của Vanga chỉ là màn đêm. Vanga bắt đầu có khả năng tiên đoán từ năm 16 tuổi khi bà giúp cha mình tìm lại được con cừu bị đánh cắp.

Bà có thể miêu tả một cách tỉ mỉ, chính xác nơi con vật bị bọn trộm cất giấu. Khả năng tiên đoán phi thường của bà càng thể hiện rõ sau tuổi 30.

Đã có rất nhiều chính khách từng viếng thăm Vanga. Có lần Adolf Hitler đã đến gặp bà, sau đó người ta thấy ông ta ra về với vẻ mặt rất rầu rĩ.

Lời tiên đoán và sự thật kinh hoàng

“Đáng sợ! Đáng sợ! Những anh em sinh đôi của Mỹ sẽ ngã xuống sau khi bị những con chim sắt tấn công. Những con sói sẽ gầm rú trong lùm cây và máu của những người vô tội sẽ chảy” (1989).

Và điều đó đã xảy ra như dự đoán. Tòa Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (New York) đã đổ sập bởi vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.

Tháp đôi cũng có nghĩa khác là “sinh đôi” (Twins) hay còn gọi là anh em. Những kẻ khủng bố đã khống chế toàn bộ hành khách trên máy bay - “những con chim sắt” - và lao vào tòa tháp.

Lùm cây trong tiếng Anh có nghĩa là “bush” nên ở đây có thể cũng ám chỉ đến tên của vị Tổng thống đương nhiệm của G. Bush.

“Vô số thiên tai và thảm họa sẽ xảy ra với loài người. Tâm lý con người sẽ bị thay đổi và họ sẽ bị chia rẽ bởi chính niềm tin của họ…”.

Lời tiên đoán đó có vẻ cũng đã ứng nghiệm. Những thời điểm tồi tệ theo tiên đoán đã đến. Một điều gì đó đang xảy ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý chung của chúng ta khi thảm họa sóng thần cuối năm 2004 cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng.

Giờ đây chúng ta đang phải chứng kiến hàng loạt các cuộc tấn công khủng bố, xung đột sắc tộc đẫm máu.

“Chúng ta đang chứng kiến những sự kiện trọng đại đáng mừng. Hai nhà lãnh đạo vĩ đại đã bắt tay”. Hai nhà lãnh đạo ở đây đã được ám chỉ là Gorbachev và Reagan. Thế nhưng chúng ta vẫn còn phải đợi khá lâu mới đến Tám Một, khi đó hòa bình trên trái đất mới được xác lập” (tháng 1/1988).

Nếu lời tiên đoán đó ứng nghiệm thì phải chăng Tám Một ở đây được ám chỉ việc Nga gia nhập nhóm G7 và bây giờ là nhóm G8, khi 8 là 1 rất có thể những bước tiếp theo là những nỗ lực cho hòa bình trên thế giới.

“Mọi thứ sẽ tan chảy như đá trước ánh hào quang của Vladimir. Nga không chỉ sống sót mà còn chi phối thế giới”.

Điều này dường như cũng đang ứng nghiệm với một nước Nga đang trỗi dậy dưới thời của Tổng thống Vladimir Putin.

Lời khuyên của Vanga

“Những thứ tưởng như rất đáng sợ và nguy hiểm lại không đáng sợ. Những thứ mà sự nguy hiểm và đáng sợ của nó không thể hiện ra bên ngoài mới đáng sợ. Nó có thể gây ra một điều gì đó nghiêm trọng làm xáo trộn cuộc sống chúng ta”.

Một trong những tiên đoán gây sốc nhất là vào năm 1980, khi bà Vanga nói rằng: “Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, khoảng tháng 8/1999 hoặc 2000, Kursk sẽ ngập chìm trong nước và cả thế giới sẽ rơi lệ vì điều đó”.

20 năm sau lời tiên đoán đã ứng nghiệm một cách kinh hoàng. Vào đúng tháng 8/1999, một tàu ngầm nguyên tử của Nga được đặt tên theo thành phố Kursk đã gặp một tai nạn khủng khiếp và chìm đắm dưới đại dương.

Bóng Ðêm Và Hạnh Phúc

Gió bên ngoài đập vào vách lá nghe xào xạc. Trong căn nhà nhỏ dưới ánh đèn neon màu trắng xanh, người vợ trẻ khom người trên chiếc giường trải chiếu hoa xanh đỏ. Cô đang mặc thêm cho đứa con nhỏ một chiếc áo dài tay. Cô bé với mái tóc đen mướt hơi quăn quăn xoà xuống trán đưa một cánh tay cho mẹ mặc áo, cánh tay kia bám vào vai mẹ nói bi bô những tiếng trong trẻo nhưng chưa rõ âm. Tiếng nói baby nghe chừng như ba ba hay má má. Nghe thật dễ thương.

Người mẹ mặc áo cho con xong rồi ôm con vào lòng nhìn ra cánh cửa trước nhà đang đóng hờ. Cánh cửa cũng làm bằng lá, không biết lá gì nhưng trông màu vàng vàng như những cọng rơm kết lại. Bên ngoài gió vẫn thổi mạnh. Gió chen vào cửa nghe như có tiếng con gì rên rỉ. Trên khuôn mặt cô vợ ánh lên vẻ lo âu.

Một lát lâu đứa bé ngủ ngoan trong tay mẹ cũng vừa lúc cánh cửa lá được ai đó đẩy sang một bên. Cô vợ lên tiếng liền:

- Anh . . . anh có bị ướt không? Em độ bên ngoài trời mưa lớn lắm!

Một thanh niên trẻ chừng như là người chồng lắc lắc cái đầu bung nước xuống ngay cửa rồi vừa hít hà vừa trả lời vợ:

- Mưa lớn thiệt. Không biết có bão gì không nữa đây?

Cô vợ trẻ nhẹ nhàng đặt con xuống giường, kéo tấm mền đắp đứa bé rồi lấy một chiếc gối tấn bên ngoài chắc là sợ con mình ngủ say lăn lọt xuống đất. Cô vừa quay lưng lại thì anh chồng cũng vừa trờ tới. Từ chiếc cửa bước đến cái giường chỉ có mấy bước. Cô vợ chạm tay chồng thấy tay anh lạnh và ướt. Cô nói:

- Ðể em lau cho. Ðầu cổ tóc tai ướt hết trơn rồi. Coi chừng cảm anh à!

Vừa nói cô vừa nghiêng người qua một bên đưa tay rút nhanh chiếc khăn lông trên thành giường, rồi cô lau cho chồng một cách sành điệu. Người chồng cúi xuống nói:

- Khoan, khoan . . . để anh cởi bộ đồ ra cái đã. Mưa ướt hết rồi em à!

- À há, cởi ra đi anh. Trời lạnh quá có muốn ra ngoài xối một miếng nữa không? Giờ này chắc chẳng có ai ngoài đó, không sợ hàng xóm ngó.

Nói tới đó, cô cười khúc khích. Anh chồng muốn cười nhưng bị ướt mưa hơi lâu nên không cười nỗi. Anh nói:

- Thôi không ra ngoài tắm như mọi bữa đâu. Anh tắm cả tiếng đồng hồ rồi!

Cô vợ cười:

- Có kỳ cọ sạch sẽ hôn đó?

Anh chồng trả lời:

- Mưa đổ xuống cả tiếng đồng hồ, rửa ráy sạch trơn rồi cưng à!

Cô vợ lại cười:

- Thiệt hả?

Người chồng trần truồng tồng ngồng trước mặt cô vợ mà không thấy mắc cỡ. Cô vợ thì vẻ như sợ chồng lạnh nên không để ý gì đến chuyện anh chồng đang phơi bày một tấm thân cường tráng trước mặt mình mà chỉ lo nhanh tay lau mình mẩy cho chồng trước. Cô lau cái ngực nở nang với những bắp thịt gồng cứng, rồi đến tấm lưng rộng. Bằng hai tay cô đẩy chiếc khăn lăn dài xuống hai bên bắp đùi của chồng. Bàn tay cô vô tình hay cố ý đụng vào hạ bộ của chồng khiến anh chàng hơi rùng mình khom lưng rồi kéo vợ sát vào người mình định hôn lên môi nàng. Nhưng cô vợ nói:

- Khoan khoan . . . tóc anh ướt mèm hà, coi chừng nhức đầu, để em lau cho khô.

Anh chồng ngồi xuống mép giường, kéo cô vợ ngồi lên đùi, đưa đôi bàn tay còn hơi lạnh luồn vào lớp áo. Anh xoa nhè nhẹ tấm lưng nóng ấm của cô vợ rồi bựt một cái hàng nút áo của cô vợ bung ra, anh chàng gục mặt mình vào bộ ngực no tròn của vợ hít hít không nói gì. Cô vợ ngồi trên đùi chồng hơi rùng mình, ngực và bụng rồi cả người cô nổi da ga, nhưng cô không nói gì. Cô im lặng thích thú. Hai chân dang hai bên, mặc cho chồng làm gì thì làm, cô không phản đối. Tuy vậy, một tay cô vẫn cầm tấm khăn lông ẩm ướt, chà mạnh để cho khăn hút hết nước trên tóc chồng, một tay kia cô đỡ sau gáy chồng hơi mạnh, khiến cho khuôn mặt anh chồng càng áp chặt vào ngực cô hơn. Cô vừa lau tóc cho chồng vừa cười khúc khích nói:

- Bữa nay massage đấm bóp mấy người rồi? Có cô nào trẻ bằng em không? Bà chủ có lộn xộn với anh không?

Anh chồng hơi giật mình nhưng vẫn cười cười trêu vợ:

- Năm cô, bảy bà lận. Sao? Cô vợ cưng của anh có ghen không?

Cô vợ gỡ tay chồng rồi đứng lên cái rẹt đi về phiá nhà bếp. Nhà bếp cũng cách cái giường chừng năm sáu bước. Cô đi qua một cái bàn nhỏ, tiện tay cầm một cái tách. Cô rót cho chồng một ly trà nóng, đi vòng lại đưa cho chồng rồi nói:

- Ghen chứ sao không? Ðể lát nữa tính. Bây giờ anh uống miếng trà cho ấm. Em dọn cơm, hai đứa mình ăn, đừng lớn tiếng con thức dậy đó.

Bưng ly trà nóng đưa lên môi, anh chồng vừa thổi vừa uống, vừa hít hà ra vẻ thích thú. Ðặt ly nước xuống bàn, anh trờ người vào phía trong hôn lên má con gái một cái thật nhẹ, anh nói:

- Trời lạnh con gái cưng của ba ngủ ngon quá hé!

Con bé nhắm nghiền đôi mắt, hai hàng lông mi cong vút, làn da trắng mịn màng thơm mùi sửa. Chắc là mẹ nó cho nó bú một bình sửa pha bột gạo lức với cà rốt xay hồi chiều. No nê nên nó mới ngủ ngon như vậy!

Mâm cơm nóng đã được dọn lên. Hai vợ chồng ngồi vào bàn. Người chồng nói:

- Bữa nay em nấu canh mướp với tôm khô phải không?

Cô vợ lại cười khúc khích:

- Giỏi quá ha? Húp thử một muỗng coi vừa miệng hôn?

Anh chồng múc một muỗng canh đưa lên miệng chấp chấp rồi khen:

- Ngon à nha, ấm cái miệng mà mát cái phổi. Canh vừa miệng lắm!

Cô vợ gắp một miếng cá rô kho bỏ vào chén cơm của chồng rồi tiếp tục mời mọc:

- Cá rô này có trứng, em mới kho hồi chiều đó!

- Bộ hồi chiều thầy Quang mang tới hả?

- Sao anh biết hay vậy? Thầy Quang nói có bà nào dưới chợ mang một rổ cá với rau cải lên tặng trường. Thầy xin nhà bếp mấy con mang lên đây biếu ba hộ lấy thảo. Em hỏi chị Thư với chị Ngọc làm món gì với mấy con cá rô. Mấy chỉ nói kho tiêu ăn hấp dẫn. Cô nói tới đây lại cười khúc khích:

- Tối nay mấy ông chồng trong xóm nhà lá này không hẹn mà được vợ cho ăn cùng một món hì. . . hì . . . cá kho tiêu!

Anh chồng phụ hoạ với vợ:

- Em đừng nói là mấy bà xúm nhau kho một nồi cá rồi chia ra ba nhà nha!

Cô vợ lại cười khúc khích:

- Anh nói đúng y chang. Không phải em kho cá riêng ở nhà mà tụi em xúm lại kho cá nấu canh mời thầy Quang ở lại dùng cơm. Tụi em làm cơm, còn thầy thì ngồi ngoài sân chơi với mấy đứa nhỏ. Cơm nấu chưa xong thì có người gọi thầy về. Ðằng trường hình như có chuyện gì gấp lắm, nên thầy không ở lại dùng cơm được. Thiệt tiếc ơi là tiếc. Lâu lâu thầy mới ghé thăm mà không ở chơi lâu được!

- Nhà còn tương chao gì không? Bộ em mời thầy ăn mặn sao?

- Ðâu có, tụi em có dĩa rau xào chay cho thầy mà!

Người chồng với giọng quan tâm hỏi vợ:

- Em nghe giọng nói của thầy có khoẻ không? Thầy có vui không ?

- Thầy khoẻ anh à! Mà thầy có bệnh thầy cũng chẳng bao giờ cho tụi mình biết. Tánh thầy là vậy, đâu có muốn tụi mình lo cho thầy. Anh biết tánh thầy mà!

- Ừ, từ hồi nào đến giờ thầy như thế, nhưng mình cũng phải để ý mà lo cho thầy em à!

- Tụi mình phải có trách nhiệm chứ, nhưng thầy nói tụi mình bây giờ phải lo cho đời sống mới, lo cho con cái của mình. Trước khi về thầy còn dặn, ở đây có mấy hộ hà, anh chị em phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Lúc này thầy rất bận, có nhiều em nhỏ bị bệnh thầy phải lo cho tụi nó. Có gì cần thì nhắn thầy xuống. Ðó, thầy nói như vậy đó! Anh đừng tưởng tụi em không lo cho thầy mà mang tội nghe!

Cô vợ nghe tiếng đũa khua là biết người chồng vừa ăn hết chén cơm. Cô đưa tay cầm lấy cái chén và xới vào đó một chén cơm vừa đầy. Cô đưa cho chồng rồi nói:

- Trời mưa, ăn cơm canh mướp cá kho, ngon anh há!

Anh chồng trả lời:

- Vợ anh hết xảy!

Hai vợ chồng ăn cơm xong. Cô vợ với tay tắt công tắc đèn. Trong phòng tối thui, nhưng hai vợ chồng vẫn vui vẻ nói chuyện với nhau. Anh chồng nói:

- Em ngồi nghỉ đi, để anh rửa chén cho.

Cô vợ nói:

- Có mấy cái, em rửa một phút là xong. Anh lên nằm với con đi. Nó nhớ anh lắm đó.

- Ừ, anh cũng nhớ mẹ con nó lắm. Anh đứng đây với em nghe.

Nói như vậy rồi anh chồng tiến đến sau lưng vợ. Hai tay vòng nơi bụng cô ôm nhè nhẹ, cạ nhè nhẹ. Cô vợ lại khoái chí cười:

- Cơm no, ôm như vầy, tức bụng lắm! Anh lại đằng ghế ngồi kể cho em nghe chuyện đấm bóp mấy bà đi.

Anh chồng nhớ chuyện massage bà chủ hồi chiều, nhưng không dám kể cho vợ nghe. Bà chủ thân thể mát rượi, mùi đàn bà và mùi dầu thơm đắt tiền còn phảng phất đâu đây. Nhớ khi bàn tay của anh rà trên hai bả vai thì bà cất tiếng rên khe khẽ rồi bà xoay người lại một cách bất thường, anh cũng hơi lung túng vì đúng ra bà chủ phải nằm yên ở tư thế úp chứ đâu có ai lại nằm ngửa ra bất ngờ như vậy, chiếc khăn phủ trên lưng bà rơi xuống đất đụng chân, anh cúi xuống lượm, nhưng bà chủ nói:

- Khăn rớt xuống đất, không nên dùng lại cho khách hàng.

Anh dạ nhỏ giọng trong khi bà chủ kéo bàn tay anh đặt lên đôi chân dài của bà rồi bảo:

- Từ bàn chân tôi trở lên, ở dưới thì hơi mạnh tay lên đùi thì sương sương một chút nhưng cũng đừng nhẹ quá không phê!

Khi bàn tay của anh vừa lên tới bắp đùi thì nó tự động dừng lại. Bà chủ lại hỏi:

- Giang à, bộ em xúc động hả?

Từ Giang bối rối không biết trả lời sao cho phải, thì bà chủ lại ngồi thẳng lên. Khuôn mặt bà chạm vào gò má của anh, hoảng hốt anh đưa hai tay về phiá trước, vô tình như ôm lấy bà chủ. May mà đôi môi của anh đang mím lại bằng không anh bị hiểu lầm là cố tình hôn bà chủ thì có nước chết!

Nhưng rồi một chuyện kỳ lạ khác lại xảy ra. Bà chủ nói:

- Giang, em nằm xuống, để tôi chỉ cách bấm các huyệt nơi cổ và vai, mai có người khách sộp đến, người này rất khó chịu, tôi giao cho em. Tiền típ bà ta cho hậu lắm!

Từ Giang lúng túng định từ chối, nhưng bà Yến đã đẩy anh ngồi xuống ghế. Trong lúc Từ Giang chưa kịp phản ứng thì bà Yến lại ấn Giang nằm xuống. Ðã nằm xuống rồi chẳng lẽ Giang ngồi dậy.

Bàn tay bà Yến như con rắn trườn qua trườn lại, xoa tới xoa lui, đầu mấy ngón tay của bà bấm nhè nhẹ dọc xương cổ. Hơi thở thơm tho của bà lại phà vào mặt vào tai Từ Giang. Bà nói nhỏ giọng như đùa giỡn như khiêu khích:

- Giang à, cưng thấy sao? Thích không em?

Giang ừ hử không trả lời, chàng biết nếu kéo dài thời gian này thêm chút nữa thì chính chàng sẽ vật bà ta xuống và nghiền nát bà ta ra trong căn phòng nhỏ với tấm thân đang hừng hực nóng của chàng. Từ Giang ngồi dậy nói:

- Tôi biết mấy cái huyệt ở cổ rồi, tôi có học qua!

- Nhưng cưng chưa có kinh nghiệm, mới vô nghề em chưa có những mánh khoé làm cho khách mê, dần dần chị truyền hết tay nghề cho em chịu không?

Từ Giang không nhìn thấy rõ mặt bà chủ như thế nào, nhưng chàng biết thâm tâm bà chủ đang muốn gì. Từ Giang thật cảm thấy tiến thoái lưỡng nan, không dám làm mích lòng bà chủ cũng không muốn bà ta đùa giỡn khiêu khích chàng như vậy. Với thân thể cường tráng đầy nhựa sống, Từ Giang sợ khó mà ngăn chận được cơn sóng lòng. Bà Yến đang chủ động tấn công chàng thấy rõ. Không khéo, chiếc ghế da này sẽ là nhân chứng của một cuộc ngoại tình bất đắc dĩ giữa Từ Giang và bà chủ khát dục.

Cũng may mà bà Yến dừng tại đó, nếu không thì chuyện gì xảy ra. Từ hồi chiều đến giờ hình ảnh bà chủ và những sự đụng chạm cố ý của bà ta làm cho Từ Giang vừa lo sợ vừa nghĩ tới hoài. Là người có gia đình, chuyện đụng chạm giữa đàn ông với đàn bà không phải là chuyện xa lạ không biết, nhưng phải thú nhận là cái cảm giác đê mê do bà chủ tạo ra không phải là không có trong Giang. Nó có đó, chỉ cần chàng vừa nghĩ tới là nó đã bắt đầu muốn bùng vậy rồi. Tội nghiệp Thiên Hương không hiểu những khúc mắc trong lòng của chồng, nàng cứ tự nhiên săn sóc chồng, tự nhiên hưởng thụ những mơn trớn của chồng trong khi tự đáy lòng Từ Giang cảm thấy mình đang giấu giếm vợ một sự nghĩ ngợi bất chánh, nó cứ chờ dịp mà trồi lên, hễ nó trồi lên thì sự tưởng tượng cứ duyên theo đó mà tiến xa hơn nữa. Nếu ngày mai, ngày mốt chuyện này tiếp diễn thì sao? Bà ấy xử dụng mình như một người tình hờ, còn mình thì sẽ phục vụ cho bà ta để giữ công ăn việc làm, hay là mình cũng sẽ thích thú cùng bà ta hưởng thụ những giây phút dục lạc tội lỗi rồi sau đó đổ thừa cho số phận. Khi chuyện xấu xa này bị phơi bày ra ánh sánh bà Yến sẽ xử sự ra sao? Còn chàng sẽ ăn nói như thế nào với Thiên Hương đây? Ðó là về phần chàng, còn về phần vợ chàng sẽ xử sự như thế nào? Có khinh bỉ chàng không? Nhưng mà chuyện khinh bỉ hay ghen tuông để hạ hồi phân giải. Bây giờ thì. . . cái bà Yến này ra sao nhỉ? Có đẹp lắm không? Từ Giang không biết nhưng không hiểu sao chàng lại nghĩ bà ấy đẹp! Bà ấy đẹp thì sao? Mắc mớ gì đến chàng. Hồi chiều chàng đã mạnh dạn đối chọi, mạnh dạn đè bẹp cái cảm giác rần rần trong người thì tại sao bây giờ lại nhớ. Mấy bữa trước đi làm về Từ Giang đâu có nghĩ ngợi gì đến ai. Cái nghề của chàng là nghề đụng chạm thân xác của khách hàng mà. Tại sao lúc trước không có gì phải quan tâm mà hôm nay Từ Giang lại bị ám ảnh và cứ nhớ bà chủ hoài. Như vầy là có chuyện rồi, xác thịt của chàng đã bị bà Yến trêu chọc và chừng như là nó đang kêu gào đòi hỏi đây. Bây giờ không có bà Yến bên cạnh nhưng có Thiên Hương vợ chàng. Chẳng lẽ Từ Giang lại muốn gần gủi ân ái với Thiên Hương bởi cơ thể chàng đang đòi hỏi vì bà Yến hay sao? Từ Giang thật hoang mang và cảm thấy bứt rứt vì câu hỏi này. Cảm xúc con người quả thật hay thay đổi, nó không bao giờ dừng lại một chỗ, tuỳ cảm xúc mà sinh ra ưa hay ghét. Bây giờ Từ Giang nhớ lại, chàng thấy mình không ưa cũng không ghét bà Yến chút nào. Lúc đó, Từ Giang chỉ lo sợ sẽ xảy ra chuyện không hay nguy hiểm cho chàng, cho bà Yến và cho tương lai của gia đình chàng. Nếu nghĩ như vậy, thì đây thật là một thử thách tình cảm, lòng chung thuỷ của Từ Giang đối với Thiên Hương, Từ Giang mà để cho tư tưởng của mình cứ duyên theo bà Yến không sớm thì muộn chàng sẽ rơi vào địa ngục trần gian lúc nào chàng không hay. Ái chà, Từ Giang ơi là Từ Giang, mi thật sự muốn gì hả Từ Giang?

Thiên Hương vừa bế con đặt sát vào bên trong thì đã bị Từ Giang kéo xuống. Nàng nằm xấp lên mình chồng. Hai đôi môi của họ đã quấn chặt vào nhau. Từ Giang không còn chịu đựng được nữa. Một phần vì những đè nén ban chiều, một phần vì trời mưa rỉ rả bên ngoài khiến cho người ta cảm thấy cần nhau hơn và vì giọng cười khúc khích của vợ càng làm cho Từ Giang muốn ngấu nghiến lấy nàng.

Tối nay Thiên Hương được chồng yêu thương dồn dập có phần hơi mạnh bạo, nàng thấy sự khác biệt trong chuyện chăn gối, nhưng điều khác biệt này lại thoả mãn được cơn thèm khát của nàng từ hồi lúc chồng mới về cho đến bây giờ. Sau một ngày mệt mỏi và sau cơn ân ái Thiên Hương chìm vào giấc ngủ ngon.

Từ Giang thì không, anh ngồi dậy kéo tấm mền mỏng đắp cho vợ, trong bóng đêm chàng vói tay qua thăm chừng coi con gái có bung mền ra không. Từ Giang bước xuống giường ra sân đi tiểu. Trời bây giờ đã tạnh mưa, hơi nước và gió làm chàng rùng mình. Ðóng nhẹ cửa rồi chàng lên giường nằm cạnh vợ. Từ Giang đưa đôi bàn tay sờ nhẹ lên đôi mắt của mình. Bất hạnh từ chỗ này. Bất hạnh từ chỗ không mẹ không cha, không bà con thân thuộc. Một chút nhói trong lồng ngực. Một cơn buồn nhè nhẹ kéo đến. Nhưng thôi. So sánh mong muốn làm gì khi mình không thể thay đổi được cục diện. Ánh sáng hay bóng tối đối với người mù thì cũng như nhau thôi. Mong mỏi và thèm thuồng cũng chẳng ích lợi gì. Cuộc đời của anh đã là như vậy. Không có đôi mắt nhưng anh có đôi tai rất thính, có hai bàn tay mạnh mẽ mà mềm mại, đôi bàn tay của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ mù nhưng thừa sức làm cho người khác thích thú. Anh có thể đàn. Có thể hát. Có thể đọc chữ được bằng những ngón tay. Cuộc đời thiếu cái này thì có cái khác bù đắp. Trước kia có thầy Quang bây giờ có Thiên Hương là vợ và anh được may mắn làm cha. Anh đi làm, lấy sức lao động kết hợp với nghệ thuật massage để kiếm tiền phụ với thầy Quang nuôi các con của người, cũng như ngày xưa thầy Quang đã nuôi anh và Thiên Hương vậy!

Tâm hồn Từ Giang đơn giản và đôn hậu không nghĩ ngợi và ham muốn xa xôi, vậy mà ban chiều đã xảy ra chuyện đó. Chưa có gì. Nhưng những ngày sắp tới liệu bà chủ có để cho anh yên hay không?

Người ta thường nói "cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng". Cuộc đời của anh vốn đã khổ cực bơ vơ từ thuở nhỏ. Nếu không được thầy Quang nuôi dưỡng cho học một cái nghề và gả Thiên Hương cho anh thì cuộc đời anh sẽ mãi mãi chỉ là một kẻ sống ngoài lề xã hội, cũng chỉ là một kẻ sống đói khổ lê lất như người ăn xin mà thôi! Anh mang ơn thầy Quang nên nguyện suốt đời sống sao cho phải đạo để đền đáp công ơn dưỡng dục của thầy. Anh yêu thương Thiên Hương không phải vì nàng có nhan sắc chim sa cá lặn mà chỉ vì nàng hiền lương thuần hậu và cùng một hoàn cảnh như anh, mồ côi cha mẹ. Và, đối với nàng, anh là một người chồng lý tưởng. Nàng nói như vậy trong đêm tân hôn. Ở bên cạnh chỉ cần nghe giọng cười khúc khích trong trẻo của nàng là anh cảm thấy hạnh phúc rồi. Cái hạnh phúc hết sức bình dị không mong cầu cao sang quyền quý. Mà thực sự anh cũng không dám mong cầu điều gì hơn nữa.

Mấy tháng qua, có người giới thiệu nên Giang được bà Yến nhận vào làm. Mỗi ngày thầy Quang cắt người đến rước và chiều thì đón Giang về. Tiền lương của Giang cũng được chia cho người bạn đó. Giang muốn góp hết phần tiền lương còn lại của chàng vào quỹ để thầy Quang có thêm chút ít xoay xở nuôi các em nhỏ như lúc trước, nhưng thầy nói:

- Gia đình của hai đứa bây giờ có thêm cháu Thiên Hà, kiếm được chút ít tiền nên để giành để lo cho tương lai. Không chắc gì có việc làm tốt hoài. Chừng nào cần thầy cho biết!

Nhớ hôm đám cưới hai người, thầy cũng có nói:

- Các con đừng lo ngại, cứ vui vẻ sống, ở đây còn có thầy và các anh chị em, mình giúp đỡ lẫn nhau. Ai có mắt thì giúp người không có mắt. Mình phải đùm bọc lẫn nhau mà sống các con biết không?

Rồi đến khi Thiên Hương có bầu. Không chỉ hai vợ chồng Từ Giang lo sợ mà thầy Quang và những người trong trường mù cũng lo âu lắm. Ðến ngày Thiên Hương nở nhụy khai hoa. Niềm vui lớn nhất của gia đình mù này là con bé không bị mù như ba má nó. Lúc đó, thầy Quang đã nhờ bà Năm một trong những người đảm trách công việc trong nhà bếp của trường mù đến ở hẳn trong ngôi nhà nhỏ này giúp đỡ và chăm sóc hai mẹ con cho đến ngày Thiên Hương hoàn toàn khoẻ mạnh. Bây giờ thì con bé Thiên Hà đã được bảy tháng tuổi, không ngờ nó bụ bẩm xinh đẹp như đứa bé sanh trong một gia đình giàu có. Thiên Hà rất dễ nuôi, nó sống trong tình thương của gia đình Khuyết Thị. Sau này lớn lên nó sẽ ngạc nhiên lắm vì nó được cha mẹ mù, cô bác mù chăm sóc nuôi dưỡng nó như người sáng mắt.

Thật vậy, một người lạ chân ướt chân ráo tới thăm Gia Ðình Khuyết Thị này nếu không nhìn thẳng vào đôi mắt của các em sẽ không biết là các em bị mù bởi vì các em đi đứng, dọn cơm, rửa chén, lau nhà, giặt giủ quần áo giống như người sáng mắt. Nhờ thầy Quang tổ chức huấn luyện dạy dỗ có phương pháp lại được sự thương yêu giúp đỡ của nhiều vị hảo tâm ở ngoại quốc cũng như trong nước mà cuộc sống của các em có phần nhẹ nhàng dễ chịu hơn. Các em lớn thì được thầy rước người đến dạy nghề, đan rổ, kết hoa, mài mực. Các em gái đan nón, đan vớ đẹp không thua gì người sáng mắt.

Cuộc sống tuổi thơ rồi cũng phải trôi qua. Ðể giải quyết những đòi hỏi sinh lý và tình cảm rất thực của những thanh niên thiếu nữ mù, thầy Quang đã tác hợp cho ba cặp và cất cho ba cặp này ba căn nhà lá sát bên nhau ở trong khu vực của trường mù. Cặp Từ Giang và Thiên Hương là cặp có con đầu tiên. Hai cặp kia thì chưa. Mọi người sống chung trong khuôn viên trường mù, làm việc chung, có người lo cơm nước, những em nhỏ được đi học, những đứa lớn ai có khả năng thì leo lên đại học, ai không thì tham gia công tác sản xuất, học nghề. Tất cả đều làm việc theo ý thích và khả năng của mỗi người, tiền bạc kiếm được thường là tiền của chung. Ăn uống thuốc men quần áo do Ban Từ Thiện của trường mù lo. Riêng những cặp đã lập gia đình thì thầy Quang thường cho riêng tiền để họ có thể tiêu xài vào những nhu cầu cần thiết riêng của người có gia đình. Thầy Quang định nếu các gia đình mù này muốn ra ngoài xã hội sống thì thầy sẽ cố gắng giúp phương tiện nhưng coi bộ không ai muốn rời cái tổ ấm mù này để ra đi. Mấy tháng qua Từ Giang được mời ra ngoài làm việc, lương của chàng so với những người khác được trả cao hơn. Thầy Quang đề nghị cho luôn để gia đình của Từ Giang-Thiên Hương thích mua sắm gì thêm cho gia đình riêng tư của họ thì được tự do, chứ thầy thì không đủ khả năng mua thêm bất cứ những đồ đạc xa xí phẩm nào khác cho họ bởi vì thầy còn hằng trăm đứa con mồ côi khác, đứa thì mù đứa thì liệt chân liệt tay cần sự chăm sóc.

Chuyện xảy ra ngày hôm nay giữa Từ Giang và bà Yến khiến cho chàng lo sợ. Nếu chẳng may mất việc làm tốt này không hiểu thầy Quang có buồn không? Nếu Từ Giang giữ im lặng, chuyện này kéo dài thế nào chàng cũng rơi vào vòng tay của bà Yến. Dù không nhìn thấy khuôn mặt bà Yến như thế nào nhưng Từ Giang cũng không ngu dại gì mà không biết bà Yến muốn gì? Từ Giang thật sự yêu thương và không muốn phản bội Thiên Hương.

Phải tìm một giải pháp. Từ Giang suy nghĩ hoài mà không tìm ra một giải pháp nào tốt ngay lúc này. Ngày mai là một ngày mới nhưng trong cái phòng nhỏ đó chàng và bà Yến sẽ diễn lại cái trò cũ, và rồi Từ Giang sẽ trở thành một người bất nghĩa phản bội vợ con. Nếu ngày mai Từ Giang không đi làm thì gia đình chàng sẽ là một gánh nặng cho thầy Quang, mặc dù Thiên Hương cũng đang là một cánh tay sản xuất hàng hoá rất giỏi cho trường. Nhưng bao nhiêu đó chưa đủ, vì nhu cầu của các em nuôi trong trường mù ngày một gia tăng. Từ Giang có trách nhiệm giúp thầy nhiều hơn chứ không phải chỉ bao nhiêu đó.

Thiên Hương trở mình, nàng nhẹ đưa tay qua ôm lấy chàng. Từ Giang cũng quay lại ôm lấy vợ. Ðôi bàn tay chàng sờ lên khuôn mặt của Thiên Hương. Vợ chàng có cái trán cao, đôi mắt mù đang nhắm ngủ nhưng đôi mi cong dài, sóng mũi thon cao, đôi môi mọng đều. Bàn tay Từ Giang sờ tiếp xuống cằm, có một nốt ruồi. A,Ừ Từ Giang nhớ hôm đám cưới thầy Quang có nói:

- Từ Giang biết không? Thiên Hương vợ của con có làn da trắng, có nốt ruồi ở phía bên phải cằm. Theo thầy thì vợ con là hoa khôi của trường mình đó. Bữa nay cô dâu đẹp tuyệt vời. Từ Giang, con có phước lắm đó, phải hết lòng yêu thương và chung thuỷ. Hạnh phúc ở trong lòng mình chứ không phải ở ngoài, vì vậy sáng mắt hay không sáng mắt không còn là điều tối quan trọng của các con nữa!

Từ Giang xiết vợ vào lòng và hôn lên tóc vợ, chàng đã tìm ra một giải pháp rồi. Sáng mai nhờ bạn chở lên văn phòng gặp thầy, kể rõ cho thầy nghe chuyện hôm nay và xin thầy ý kiến. Chắc chắn là thầy sẽ bảo Từ Giang ở nhà làm việc khác, còn trăm ngàn chuyện thầy Quang cần có bàn tay của Từ Giang đỡ đần. Thầy sẽ là người liên lạc với bà Yến. Ðã từ lâu Từ Giang coi thầy Quang như là cha ruột của mình, không có chuyện gì phải giấu cha hết. Như vậy mình khỏi cần phải kể lễ dong dài phiền phức với Thiên Hương làm gì. Cô vợ xinh đẹp của chàng biết đâu là một Sư Tử Hà Ðông, khi nó yêu thì yêu dữ lắm, nhưng khi nó ghen thì phải biết. Quyết định như vậy được quá rồi. Bây giờ an tâm đi vào giấc ngủ. Từ Giang lại ôm chặt lấy vợ và hôn tới tắp vào mặt nàng. Thiên Hương tỉnh giấc, nàng vùi người vào ngực chồng hỏi:

- Nữa hả anh?

Từ Giang không nói gì, chàng quấn lấy vợ nói:

- Trong phòng tối quá nhưng anh thấy em rất rõ .

Thiên Hương định trả lời: "Từ Giang ơi, bữa nay sao anh xạo quá vậy? Lúc nào anh với em cũng ngập chìm trong bóng tối chứ đâu phải chỉ có bây giờ." Nhưng Thiên Hương giữ lại câu nói đau buồn đó. Nàng đưa tay lên mặt chồng, làm y như Từ Giang đã làm với nàng hồi nãy. Cũng từ trán, xuống mắt, tới sóng mũi và đôi môi rồi xuống lồng ngực nàng rù rì nói nhỏ:

- Chồng của em đẹp trai lắm. Nước da ngăm ngăm nhưng có duyên hết sức.

- Sao em biết?

- Thầy Quang và các bạn nói, phải giữ chồng không thôi coi chừng người ta bắt cóc chồng đi mất.

- Giữ bằng cách nào.

- Bằng cách này!

Thiên Hương chồm lên cắn nhẹ vào vành tai của Từ Giang không nói. Từ Giang cười thầm trong bụng:

- Ghê nghe. Học ở đâu cái trò này!

- Mấy chị bạn sáng mắt trong phòng đan áo chỉ.

- Có mấy anh làm việc chung không?

- Có.

- Rồi có học cái gì từ mấy anh đó không?

- Bây giờ thì chưa?

- Vậy mai mốt có hả?

- Biết đâu chừng. Anh cũng vậy thôi. Ðã có gì với bà chủ chưa?

- Sao em hỏi vậy?

- Nghi lắm. Kể cho em nghe đi!

- Nhưng có ghen không?

- Tuỳ nơi anh.

Bây giờ Từ Giang thấy mình cũng chẳng có gì phải giấu giếm vợ, nên chàng kể lại hết những chuyện xảy ra hồi sáng. Kể luôn ý định sáng mai xin nghỉ việc để tránh trường hợp bị người ta tấn công tình dục và để giữ gìn chàng cho riêng Thiên Hương.

Con bé Thiên Hà vừa cựa mình, nó không khóc, nhưng mẹ nó hiểu ý thay cho nó tấm tả mới. Nó cong người một chút rồi ngủ tiếp. Con bé dễ nuôi và dễ ngủ làm sao.

Thiên Hương nằm xuống bên cạnh Từ Giang. Hai vợ chồng mù ôm lấy nhau, bây giờ thì cơn buồn ngủ đã kéo tới với họ nhất là với Từ Giang. Chỉ vài giây sau Thiên Hương đã nghe tiếng ngái đều đều của chồng vang lên. Sự lo lắng từ hồi đầu hôm đến giờ của Thiên Hương đã biến mất. Từ Giang thật dễ thương, nếu chàng không nói thật thì làm sao Thiên Hương biết là bà chủ đã tìm cách quyến rủ chồng nàng. Bất quá nàng chỉ nghi ngờ vu vơ là Từ Giang đã nói chuyện ởm ờ đẩy đưa làm vừa lòng mấy bà khách cho qua chuyện. Chỉ cần nghĩ đến hai bàn tay của Từ Giang vuốt ve thân hình mấy bà khách thôi, Thiên Hương cũng đã cảm thấy buồn trong lòng rồi nói chi đến chuyện Từ Giang suýt chút nữa bị lọt vào bẫy tình của bà chủ. Lợi dụng Từ Giang mù nên bà ta tấn công mà không cảm thấy xấu hổ. Vả lại Từ Giang đẹp trai lắm mà. Giọng nói của chàng cũng hấp dẫn người ta lắm, bảo sao bà chủ giàu có không muốn cùng chàng mây mưa . . .

Thiên Hương nghĩ chồng mình quyết định như vậy phải lắm. Lần đầu tiên trong cảnh mù loà đen tối nàng thật sự không còn sợ hãi nữa. Từ Giang đã đem lại niềm tin cậy cho nàng. Cuộc sống hiện tại và bây giờ trong bóng đêm cũng có cái hạnh phúc vô bờ của nó. Nàng thầm cám ơn thầy Quang, một vị tu sĩ vì người quên mình, một người cha già giàu lòng từ bi đã cứu vớt hằng trăm mảnh đời bất hạnh trong đó có nàng và Từ Giang. Cái gì cũng có nguyên do của nó chứ không phải tự nhiên mà Thiên Hương cảm thấy yêu chồng vô hạn đêm nay.

TRẦN KIM VY

Trích Tập truyện

"Ðàn Chim Bóng Nắng"

sắp phát hành

Lee Hyori: Hấp Dẫn "Chết Người"




Lee Hyori trên tạp chí Cosmopolitan, số tháng 7/2007.

Trong ấn phẩm tháng 7/2007 của tạp chí Cosmopolitan, người đẹp Hàn Quốc Lee Hyori đã quyết định thực hiện một bộ ảnh “nóng” mang tên “Fatal Seduction” (Sự hấp dẫn chết người). Cô xuất hiện trong trang phục bikini và khoe làn da rám nắng gợi cảm.

Lee Hyori được xem là một trong những ngôi sao châu Á đi đầu về phong cách thời trang. Từ khi Lee Hyori tách nhóm nhạc nữ Fin.K.L để phát triển sự nghiệp solo trong năm 2003, nữ ca sĩ có thân hình tuyệt đẹp này đã quyết định thay đổi ngoại hình.

Cô không tôn thờ vẻ đẹp “cò hương” như phần lớn nữ ca sĩ châu Á khác, mà Lee Hyori tạo cho mình một dấu ấn riêng: đó là da nâu bóng, thân hình đầy đặn, thậm chí là có phần tròn trịa.

Sự thay đổi của người đẹp này đã tạo nên bước ngoặt lớn về chuẩn mực cái đẹp của phụ nữ Hàn Quốc. Họ bắt đầu tìm tới các trung tâm thẩm mỹ, yêu cầu để có được vẻ đẹp nóng bỏng và quyến rũ như Lee Hyori.

Vậy là sau Lee Hyori, tại Hàn Quốc bắt đầu sản sinh ra một loạt những nữ ca sĩ gợi cảm và đầy đặn như Chae Young, Suh In Young, Ivy.... Còn nhớ, năm 2005 và 2006, bộ đồ trẻ trung gồm quần ngắn và áo phông lửng hở bụng của cô trong video clip quảng cáo cho điện thoại Anycall của Samsung đã tạo nên cơn sốt tại Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung.

Còn trong ấn bản mới nhất của tạp chí Cosmopolitan (số tháng 7/2007), Lee Hyori đã thể hiện niềm đam mê làn da rám nắng của mình. Cô đã yêu cầu các chuyên viên trang điểm biến làn da bánh mật của cô trở nên nâu hơn thường lệ. Đồng thời, Lee còn chọn cho mình những bộ đồ thật tiết kiệm vải để có thể “thỏa sức” khoe thân hình kiều diễm.

Nhiều khán giả tỏ ra rất thích thú với ngoại hình mới mẻ đặc biệt là làn da nâu giòn của Lee Hyori. Tuy nhiên, cô ca sĩ 28 tuổi này cũng vướng phải sự phản đối của một số fan hâm mộ. Theo họ, Hyori đẹp nhất là khi mái tóc buông xõa và làn da để thật tự nhiên.

Trước phản ứng của các fan, Lee Hyori cho biết, cô đang thử nghiệm những phong cách khác nhau để tìm được một ngoại hình mới phù hợp nhất trong chiến dịch thâm nhập thị trường ca nhạc Nhật Bản - thị trường lớn đối với phần đông các nghệ sĩ Hàn Quốc.

Song song với kế hoạch phát triển sự nghiệp âm nhạc tại Nhật Bản, Lee Hyori cũng muốn dành thời gian cho việc học. Được biết, “biểu tượng sex của Hàn Quốc” đã ghi danh theo học chương trình sau đại học của khoa Báo chí và Truyền thông của trường đại học Kyung Hee (Hàn Quốc). Học kỳ đầu tiên của Lee Hyori sẽ bắt đầu vào tháng 9 tới.

Trả lời phỏng vấn, Lee Hyori vui vẻ tiết lộ: “Chuyên ngành của tôi là văn hóa xã hội và lĩnh vực truyền thông. Tôi nghĩ, một người phụ nữ, ngoài sắc đẹp thì kiến thức xã hội cũng rất quan trọng”.

Mới đây, Lee Hyori đã nhận lời tham gia hoạt động từ thiện do nam diễn viên kỳ cựu Jo Min Ki phát động. Theo lịch trình, người đẹp này sẽ có một chuyến du lịch Ethiopia trong vòng 10 ngày (bắt đầu từ 18/6), cô sẽ ghé thăm những trẻ em nghèo và có hoàn cảnh khó khăn.

Chuyến đi này sẽ được phát lại trong chương trình Request for Love trên truyền hình KBS. Sau đó, Lee Hyori và Jo Min Ki sẽ thành lập quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS tại châu Phi.

Mi Vân

Iran Sẽ Tử Hình Người Làm Phim Khiêu Dâm


Phụ nữ Iran.

Quốc hội Iran hôm 13 tháng 6, bỏ phiếu ủng hộ một dự luật có thể dẫn tới án tử hình cho những người bị buộc tội sản xuất phim khiêu dâm.

Với 148 phiếu ủng hộ so với 5 phiếu chống, các nghị sĩ đã thông qua một biện pháp nói "những đối tượng làm nghề khiêu dâm và các yếu tố chính trong hoạt động sản xuất này bị coi là kẻ đồi bại của thế giới và có thể lĩnh án nặng như những kẻ đồi bại".

Thuật ngữ "kẻ đồi bại của thế giới" được lấy từ kinh Quran, cuốn sách thiêng của người Hồi giáo. Nó là mức xấu xa nhất trong thang bậc phạm tội của một cá nhân. Theo luật hình phạt Hồi giáo của Iran, tội ác này phải nhận án tử hình.

Từ "những yếu tố chính" trong dự luật chỉ những nhà sản xuất, đạo diễn, quay phim và diễn viên tham gia đóng phim khiêu dâm.

Ngoài phim ảnh, dự luật cũng nêu rõ toàn bộ các sản phẩm như DVD và CD, tạp chí, sách khiêu dâm cũng bị cấm theo luật Iran.

Để trở thành luật, dự luật trên phải được Hội đồng Giám hộ phê chuẩn. Đây là cơ quan giám sát hiến pháp tại quốc gia Hồi giáo Iran.

Nhiều người cho rằng dự luật trên là phản ứng của chính quyền trước vụ bê bối năm ngoái. Khi đó, một cuốn băng cá nhân, dường như thuộc về diễn viên Zahra Amir Ebrahimi có cảnh cô này ăn nằm với một người đàn ông, được lưu truyền khắp Iran.

Những hình ảnh nóng sau đó xuất hiện trên Internet và được tung ra thị trường dưới dạng DVD, làm bùng nổ một bê bối lớn ở Iran. Ebrahimi sau đó bị điều tra và công cuộc làm sáng tỏ mọi việc vẫn đang tiếp diễn.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Guardian, Anh hồi đầu năm nay, Ebrahimi tuyên bố người phụ nữ trong cuốn băng không phải cô. Kẻ tạo ra những hình ảnh đó nhằm hủy hoại nghề nghiệp của Ebrahimi.

Hoài Linh (Theo AP)

Hành trình của phở Hà Nội


Chẳng ai nhớ rõ phở Hà Nội xuất hiện chính thức từ năm nào, và ông tổ của nó là ai. Người ta chỉ áng chừng khoảng tám mươi năm nay, nó chiếm được vị trí "phổ cập" và độc đáo trong cách ăn của người Hà Nội. Phở vừa phổ thông lại vừa quý tộc. Phở có thể ăn suốt bốn mùa; ăn bất cứ lúc nào trong ngày. Buổi sáng ăn phở thật là ngon; buổi chiều cũng tốt; và đêm thì càng tuyệt. Ngày nào cũng có thể ăn phở, tối thiểu một lần mà không chán.

Cũng là những món ăn tương tự, người Huế có bún bò - giò heo; người Nam bộ có hủ tiếu (Mỹ Tho), bún mắm, người Hoa Kiều ở Hà Nội có mỳ vằn thắn, có sủi cảo tôm tươi (món này người Hoa ở Sài Gòn "biến tấu" thành cao lầu), nhưng tất cả đều không thể độc đáo với cách chế biến công phu, cách thể hiện đẹp mắt, cùng hương vi đặc biệt như phở Hà Nội.

Từ lâu, phở đã được coi như đặc sản của người Hà Nội giống như bánh cốm làng Vòng... Có lẽ đến lúc cũng phải có một cuộc "hội thảo khoa học" để bàn về "văn hóa" phở. Phở đã đi vào tác phẩm của nhiều nhà văn từ Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân... đến các nhà văn ở Sài Gòn sau năm 1954. Ngày ấy họ nói đến phở như nói đến tinh hoa của sự ăn uống, vừa tao nhã, vừa sang trọng.

Giáo sư Trần Văn Khê trong một lần kể về các món ăn Việt Nam với những người bạn Pháp, trước khi luận bàn về phở Hà Nội, ông mở đầu: Người Việt Nam có cách ăn toàn diện. Có nghĩa, không chỉ ăn bằng miệng mà còn "ăn" bằng mắt, bằng mũi, bằng tai. Trước khi làm người ta ngon miệng, món ăn còn phải quyến rũ họ bằng hương thơm ngào ngạt bốc lên; quyến rũ bằng sự trình bày đẹp mắt bởi bố cục hài hòa về màu sắc như một bức tranh phong cảnh; khi ăn phải xuýt xoa vì cay, vì nóng.

Qua những bước thăng trầm, phở Hà Nội đã cho ra đời lắm tên tuổi mà nhiều năm sau người ta còn nhớ như phở Giang, phở Nguyên Sinh, phở Hàng Lọng, phở Tàu Bay, phở chợ Hôm, phở Lương Văn Can, phở Nam Ngư, phở Lò Ðúc... phở Hói, phở Gù, phở Chí, phở Lùn, phở Thanh, phở Bình, phở Tấn... Những ông chủ này nhờ phở giàu lên nhanh chóng. Nhưng họ cũng chỉ được một thời rồi qua đi không bao giờ trở lại để nhường chỗ cho những tên tuổi mới. Tên tuổi họ nổi lên cũng như những nghệ sĩ. Thế mới thấy phở cũng huyền bí lắm! Có lẽ "thần" phở cũng chỉ phù hộ mỗi người một thời gian rồi chuyển sang người khác.

Vào thập kỷ 60, những ai sống ở Hà Nội thời đó hẳn còn nhớ phở mậu dịch 3 hào một bát; phở tư nhân 4 hào hoặc 5 hào. Phở mậu dịch có nhiều cửa hàng cũng ngon ra trò, nhưng không thể sánh nổi với khoảng dăm ba hiệu phở tư nhân tiếng tăm lẫy lững lúc bấy giờ. Vào buổi sáng, người ta đến những hiệu phở ấy, có lúc phải ăn đứng, thế mà người xếp hàng vẫn dài hơn ở cửa hàng mậu dịch có chỗ ngồi đàng hoàng. Như thế đủ biết tài nghệ mấy ông chủ ấy nãu phở đến đâu. Ngoài cái ngon, họ còn lịch lãm với khách hàng; họ thao tác chế biến thuần thục trước mặt khách như một nghệ sĩ trên sân khấu.

Sau năm 1954, một số người Bắc di cư đã "mang theo" phở Hà Nội vào Sài Gòn để trình làng những tiệm phở Bắc mà chỉ thời gian ngắn tiếng tăm đã nổi như cồn ở đất Sài Gòn. Nhưng càng về sau nó càng bị biến tướng do sự gia giảm gia vị. Người ta lạm dụng quá nhiều bột ngọt, có nơi còn cho thêm đường vào nước dùng. Lạm dụng cả rau thơm, giá trần, giá sống, làm bát phở bị giảm độ nóng, loãng hương thơm. Người ta xài ớt tương, cả nước tương đậu nành, xì dầu cho phở mất độ trong của nước dùng. Ðến lúc phở không chỉ đơn thuần là cái thú thưởng thức bằng điểm tâm nhẹ mà phải ăn cho no nên đã sinh ra những bát phở lớn nhiều bánh, nhiều thịt, thit thái dày. Nếu ở Hà Nội từ đầu thập kỷ 70 xuất hiện những bát phở "quân khu", thì cũng thời gian ấy ở Sài Gòn có những tô "đặc biệt", tô "xe lửa". Sau này những tô "xe lửa", còn "theo" người Sài Gòn di cư sang Ca Li (Mỹ .

Ngày nay ở Hà Nội phở bị biến tướng nhiều so với phở cổ điển. Quán phở mọc lên như nấm. Vào thời đại công nghiệp nó cũng được "công nghiệp hóa" bởi người ta ít có thời giờ thưởng thức cái ngon tuyệt hảo mà chỉ cần ngọn tương đối và no bụng nên cũng chẳng cần tìm những quán phở cực kỳ. Nồi nước dùng ngày nay được ninh sôi sùng sục trong thời gian ngắn, thậm chí có nơi còn cho thêm cả bicacbonat cho xương mau rục. Nước dùng không còn được trong như xưa. Một bát phở có người còn đập vào hai quả trứng gà, có người còn cho thêm bánh quẩy... Thật tội nghiệp cho phở đã bị mất đi cái tao nhã, cái hương đồng gió nội thuở nào. Vậy mà nhiều người còn cho rằng, đó là sự thăng hoa của phở.

Phở đã "theo" người Việt Nam ra nước ngoài. Hầu như nó có mặt ở bất cứ đâu có người Việt sinh sống. Phở Bắc ở Ca Li (Mỹ , ở Pari (Pháp), ở Toronto (Canada); phở Hà Nội ở Vacsava (Ba Lan), ở Mátxcơva (Nga), ở Praha (Sec)... Những tiệm phở hải ngoại này ngoài sự biến tướng nó còn bị phá cách, gia giảm gia vị cục bộ để phần nào phù hợp với người Âu. Nhưng hiện nay, có một số ông chủ trẻ về Việt Nam quyết tâm tìm đầy đủ công thức phở cổ điển, tìm về cội nguồn của phở với hương đồng gió nội của nó để đem ra nước ngoài.

Nói chuyện phở nói hoài không hết. Dù có luận bàn đến mấy thì có lẽ cũng chỉ cần kết luận ngắn gọn: "Phở thì ai cũng thích".

(Theo báo Cao su Việt Nam)

Phở chua Lạng Sơn


Đặc sản xứ Lạng này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó. Hiện nay, phở chua có bán ở một số vùng miền núi phía Bắc, nhưng chỉ có sản phẩm của Thất Khê, Lạng Sơn, là có tiếng hơn cả.

Phở chua gồm hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Phần khô trước hết phải kể đến bánh phở. Cũng vẫn là thứ bánh phở quen thuộc nhưng cái khác ở đây là bánh phở được làm se lại sao cho vừa dẻo vừa dai. Tiếp đó là món khoai tây thái chỉ và miếng doang được thoa qua mỡ sao cho thật giòn và vàng rộm lên. Gan lợn thái mỏng bằng nửa lòng bàn tay rán cháy cạnh. Thịt lợn ba chỉ loại ngon và dạ dày lợn đem quay trong chảo mỡ. Riêng vịt quay thì nên chọn mua tại các nhà hàng chuyên nghiệp nổi tiếng ở Thất Khê. Phần nước phở gồm: nước báng tỏi, dấm, đường, mì chính... Chính thứ nước hỗn hợp này làm cho người ăn không không cảm thấy ngấy. Còn nước lèo chính là thứ nước múc từ bụng con vịt quay, vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp trước khi quay.

Toàn bộ phần nguyên liệu được chuẩn bị từ trước và chờ đến khi khách gọi mới bắt đầu trộn. Khâu trộn là khâu cuối quyết định sự thành công của món phở chua. Phải trộn lượng nước vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều.

Những thứ trang điểm cho món phở chua gồm có lạc rang giã đập, các loại rau thơm, hành khô, dưa chuột và vài lát lạp xưởng thái mỏng. Ngoài ra còn có thêm thứ gia vị đặc biệt mà người địa phương quen gọi là xúng xàng tạo ra một hương vị rất lạ. Người ăn tùy khẩu vị của mình có thể thêm một chút chanh tươi, ớt hay tiêu... Món ăn này cầu kì nhưng giá cả rất phải chăng, khoảng 4.000-5.000 đồng/bát.

Phở chua là món ăn hàn thực nên nó được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè. Phở chua được coi là món ăn đặc sản đáng tự hào của người Lạng Sơn, bởi vậy nó là món không thể thiếu trong các dịp đón khách quý tới nhà.

Phở Hà Nội


Ở Paris, Genève, Montréal, Sidney... Hay bất cứ nơi nào trên thế giới, nếu đã có cộng đồng người Việt Nam sinh sống là có phở. Nhưng chỉ ở Hà Nội bạn mới thưởng thức đầy đủ hương vị của nó. Không biết phở có từ bao giờ nhưng tại Hà Nội ở đầu thế kỷ 20 xuất hiện những hàng phở ngon có tiếng. Bánh phở làm bằng bột gạo tráng mỏng, chần rất khéo trong nước sôi, dẻo mà không nát. Thịt thì tuỳ ý khách yêu cầu nhà hàng làm riêng từng thứ hoặc có thể hỗn hợp. Tái là thịt thăn bò thái mỏng ướp với gừng đã giã nát rồi thả vào nước dùng sôi sùng sục, vớt ra ngay. Thịt mỡ ở ngực bò gọi là gầu thường được đám đàn ông trai trẻ ưa thích. Nạm là thịt bò có gân. ¡n phở phải dùng đầy đủ các gia vị: hồ tiêu, chanh, ớt, hành hoa, rau thơm hoặc mùi. Khi ăn ta cảm nhận thấy cái cay của hạt tiêu, của ớt, vị thơm đằm của gừng, thơm nhè nhẹ của hành hoa, thơm hăng hắc của rau thơm, thơm dìu dịu của thịt bò tươi và mềm. Tất cả các gia vị đó hoà hợp và làm dậy lên mùi vị độc đáo trong thứ nước dùng thật nóng, ngọt lịm, hầm khéo bằng xương bò và gừng với hành khô nướng thả.

Ðó là phở nước. Còn phở xào thì bánh phở phải được xào vàng, thịt bò xào chín tới trộn vào, xúc ra đĩa, bên trên rắc hành tây, hành lá, rau thơm, rau mùi. Phở sốt vang và thịt bò tẩm rượu mùi ninh với những gia vị như hồi, quế, thảo quả...

Phở bò là phở truyền thống. Vào đầu những năm 40 ở Hà Nội xuất hiện phở gà. Một số hàng phở thay thế thịt bò bằng thịt gà. Ban đầu không được chuộng, nhưng dần dần phở gà cũng hấp dẫn mọi người bằng hương vị riêng. Thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá, ở giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt gà thái nhỏ xén mấy sợi da gà màu vàng nhạt, ướp lá chanh thái chỉ thơm thoang thoảng điểm mấy cọng hành sống màu ngọc lưu ly, mấy ngọn rau thơm xanh phơn phớt, vài miếng ớt đỏ. "Tất cả những thứ đó tắm trong nước dùng thật trong đã làm cho bát phở gà có phong vị một nàng con gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc ngùn ngụt" (Vũ Bằng).

ở Hà Nội, hầu như khu phố nào cũng có phở những người sành ăn thường chọn cho mình một cửa hàng quen thuộc. Tuy nhiên những cửa hàng ngon cũng thường nổi lên vài chục năm rồi lại mất. Hiện nay có phố Nam Ngư (đường chạy từ đường Lê Duẩn sang phố Phan Bội Châu) là có nhiều hàng phở gia truyền được những người nghiện phở yêu thích.

Phở Bò: Món Ăn Căn Bản






Vâng, chính thế, người ta có thể nói rằng người Việt Nam có thể không ăn bánh bao, bánh bẻ, có thể không ăn mằn thắn hay mì, có thể không ăn xôi lúa, nhưng chắc chắn là ai cũng đã từng ăn phở.

Rẻ lắm. Theo giá trị của đồng bạc bây giờ năm đồng một bát phở, mà ba đồng cũng được một bát phở ngon như thường. Vì thế, từ cô bán hàng trong một cửa hiệu buôn cho đến một ông công chức, từ một bà mệnh phụ nhà có cửa võng sơn son thiếp vàng, đến một người thợ vắt mũi không đủ nuôi miệng, ai cũng ăn bát phở. Ngon miệng thì ăn hai, riêng tôi thì tôi đã từng thấy có người điểm tâm buổi sáng tới ba bát liền, mỗi bát tám đồng, vị chi hai mươi bốn, hai mươi nhăm đồng bạc.

Thật thế, phở đối với một hạng người, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện thuốc lào, thuốc lá, trà tươi, thuốc phiện. Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyển bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rối lại ra chùa ngoàị Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: thật là cã một bài trí nên thợ Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có... Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu về những ông tiên ngội đánh cờ ở trong rừng mùa thụ Trông mà thèm quá ! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế, thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được. ấy vậy mà người sành ăn phở, người ăn phở kỹ càng không thể dễ tính, nhất tề bước vào một cửa hiệu phở thứ nhất nào để mà ăn liều ăn lĩnh. Bởi vì những người sành ăn đó, thường không tin gì cho lắm ở những hàng phở mở cửa hàng. Nguừi ta bảo rằng phần nhiều những hàng phở mở hiệu như thế, nước dùng không được ngọt, hoặc ngọt là cái ngọt của mì chính, chứ không phải là cái ngọt của xương bò; ấy là chưa nói rằng lại còn cửa hiệu phở quá vụng về muốn có nước dùng ngọt lại cho đường vào nữạ Ăn phài một bát phở như thế, không những tiếc tiền, mà lại còn thấy phí phạm cả cái công ăn, đến sinh ra lợm giọng, bực mình là khác. Vì thế, người ăn phở muốn cho thật đúng cung cách, phải thăm dò, phải điều tra, phải thi nghiệm kỹ càng rồi mới ăn mà một khi đã chịu giọng rồi, ta có thể tin chắc rằng người đó sẽ là một người khách trung thành với hơi hướng của một người yêu, cũng như một người chồng mê vợ vì người vợ đã có tài làm một hai món khéo, ăn vào hợp giọng.

ooOOoo

Chính vì lẽ đó, chúng ta đã từng thấy có những người vất vả vì ăn phở. Trước kia, còn thái bình, ta đã từng thấy có buổi sáng, hàng trăm người chen chúc khổ sở vào cái ngõ con bề ngang không quá một thước ở phố Hàng Khay, bên cạnh nhà Bác Si Nha hay xuống tận đằng sau chợ Hôm, trong một cái quán lá tồi tàn để thưởng thức cho kỳ được một hay hai bát phở mới yên tam. Thời đó, nổi tiếng có anh phở Sứt sáng lập ra món phở giò (lấy thịt bò quận lại như cái dăm bông rồi thái mỏng từng khoanh nhỏ điểm vào với thịt). Phở Nhà thương Phủ Doãn ăn được nhưng nước hơi nhạt; phở Đông Mỹ ở phố Mới ăn êm, nhưng tẩy gừng hơi quá tay; phở Cống Vọng, kéo xe, ngon, nhưng nước dùng hơi hôi; phở Mũ Đỏ ở đằng sau miếu chợ Hôm vô thưởng vô phạt, ăn khá, nhưng chưa có gì quyến rũ. Còn một anh phở nữa là anh phở Tàu Bay lúc đó cũng nổi tiếng lắm; sáng sáng, người ta đứng đầy cã ra ở ngã ba đầu Hàm Long, xế cửa Sở Hưu Bổng để mà tranh nhau ăn, như thể lúc mới hồi cư, người ta tranh nhau đứng lĩnh "bông" sữa, bông vải vậỵ Thịt mềm, nước cũng đã ngọt, nhưng thật ra thì chưa có thể gọi là trác tuyệt. Phải đợi đến lúc hồi cư về, ta mới thấy, phong trào phở tiến nhanh và tiến mạnh như thế nàọ Họa hoằn về phía chợ Đuổi mới thấy một hai hàng phở xẹ Còn thì là phở gánh và phở hiệụ Một gian nhà đổ căng một cái bạt, bắc vài cái ghế; một cổng đình chắn một tấm phên tre; một cái ngõ, che mấy tấm tôn và kê một hai tấm ghế dài; thế là đã thành ra một cửa hàng rồi, ngồi ăn được, mà rất có thể lại ngon lành là khác.

Bởi vì ta phải biết rằng, người đi ăn phở - nói cho thật nghĩa chữ ăn phở - không kỳ quản lắm đến sự bài trí của chổ ăn, cũng như người ăn thuốc phiện, nghiện tiệm, không cứ là phải nằm hút ở một chổ sang trọng có dọc đẹp, đèn pha lê và tiêm móc làm bằng bạc. Từng thấy có những người giàu có, nghiện thuồc phiện, chui vào những cầu gác bẩn thỉu, hôi hám để ăn thuốc mới thấy "đã thèm". Thì ta lại cũng thấy biết bao nhiêu người sang trọng lần mò tới chỗ rất tồi tàn để ăn cho được một hai bát phở. Đó là do người ăn phở sành, hầu hết, chỉ chủ tâm đến cái điểm chính là phở mà thôi, chứ không quan tâm đến ngoại cảnh làm gì. Điều cần thiết là bánh phải mỏng và dẻo, thịt mềm, và nhất là nước dùng phải ngọt, ngọt kiểu chân thật, nghĩa là ngọt vì nhiều xương, tẩy vừa vặn không nồng, mà lại tra vừa mắm muối, không mặn quá và không nhạt quá. Đạt được mấy điểm đó tức là phở ăn được đấỵ

Vào khoảng 1948 - 1949, phở Phú Xuân ở phố Rixô ăn được; đồng thời có phở Đông Mỹ, phở Tứ, phở Tàu Bay (bây giờ đã dọn thành cửa hiệu) và một ít hàng nữa mà ta không kể hết. Nhưng phở nào hình như cũng chỉ có một thờị Vì thế, nhiều hiệu và nhiều gánh phở có tiếng bây giờ nằm ngủ ở trên danh vọng. Người ta nghiệm thấy điều này: phần nhiều hàng phở lúc còn gánh thì ngon, mà dọn thành cửa hàng rồi thì kém. Có phải đó là vì chểnh mảng trong sự cố gắng, hay là vì thành kiến của người ăn? Duy ta có thể chắc được điểm này là một hàng phở đương làm ngon mà sút kém đi thì chỉ trong một tuần lễ, nửa tháng, cả Hà Nội đều biết rõ; trái lại, mới có một hàng phở nào làm ăn được thì cũng chỉ dăm bữa, mươi ngày là cả Hà Nội cùng đổ xô ngay đến để mà "nếm thử", không cần phải quảng cáo lên nhật báo lấy một dòng ! Âu đó cũng là một điểm đặc biệt trong thương trường vậỵ

Nhiều người cho rằng sở dĩ thế ấy là vì món phở đứng cao hơn mọi sự lừa bịp của thời này: phở ngon là ngon, chứ không thể lừa dối người ta được. Mà lừa dối làm saỏ Một người lầm, nhưng không thể một nghìn người lầm được. Người ta ăn phở có phải là tiêu hóa rồi mà thôi đâủ Không. Cũng như đọc một áng văn hay, gấp sách lại mà còn dư âm phảng phất, còn suy nghĩ, còn trầm mặc, người ta ăn phở xong cũng đắn đo ngẫm nghĩ, rồi có khi đem thảo luận với anh em, nhất là các công chức và các tay thương gia rỗi thì giờ thì lại luận bàn kỹ lắm. Thì ra phở không những là một món ăn, một sự thích thú cho khứu giác, mà còn là cả một vấn đề; vấn đề ăn phở, vấn đề làm phở.

Muốn thấu triệt hai phương diện của vấn đề, chúng ta cần phải bỏ mấy tiếng đồng hồlên trước cửa trường Hàng Than để quan sát một hàng phở nổi danh nhất bấy giờ: phở Tráng - mà có người yêu mến quá mực đã gọi (chẳng biết đùa hay thực) là "vua phở 1952". Tráng là tên ông "vua phở" nàỵ Nhưng người ta không gọi anh bằng tên, cũng như người ta ít khi gọi những hàng phở ngon bằng tên của người bán, mà gọi bằng tên phố người hàng phở đứng bán (như phở Tráng thì gọi là phỏ Hàng Than, phở Sứt thì gọi là phở Hàng Khay), hoặc gọi bằng sướt hiệu (như phở Lùn, phở Cụt, phở Mũ Đỏ hoặc gọi bằng đặc điểm nào đó của cái cửa hàng (phở xe đầu Hàng Cá), hoặc bằng tên tự (như phở Đông Mỹ, phở Tân Tân, Phú Xuân) và có khi lại gọi bằng một phù hiệu (như phở Tàu Bay, Tàu Bò)... Vậy thì ông vua ấy tên là Tráng, nhưng người ta vẫn gọi là phở Hàng Than. Hình thù, vóc dáng của anh ta trông thật nản. Người gầy, môi hơi thưỡi, mắt thì lờ đờ như người chết rồị Bất cứ lúc nào, nhìn thấy anh, ông cũng cảm giác đó là một người vừa mới thăng đồng, đương sống trong một cái thế giới u minh; thêm vào đó, lại bịt ở trên đầu một cái mùi soa trắng, trông mới lại càng... "thiểu số". Người đâu mà lại "lỳ xỳ" đến thế là cùng ! Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người đứng vòng lấy gánh hàng của anh ta, chật cả một cái hè đường để mua ăn, để "đòi" ăn - phải, họ đòi ăn thật - mà anh ta cứ làm như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì. Anh ta cứ thản nhiên, thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng - ai đợi lâu, mặc; ai phát bẳn lên; mặc; mà ai chửi, anh ta cũng mặc. Đi ôtô đến ăn cũng thế; mặc áo vải đến ăn cũng thế; các bà các cô đẹp đáo để, đến ăn cũng thế. Anh ta không đặc biệt riêng với ai - kể cũng dân chủ đấy ! - nhưng có nhiều bà tức vì anh ta không nịnh đầm. Ghét quá. Thế thì thuê một cái nhà rộng, mượn thêm người làm có phải lợi không? Hay là điều đình với xưởng củi người ta để cho một gian, bày mấy cái bàn, cái ghế, có người trông nom, tính tiền cẩn thận có phải không mất mát không? Mặc cho ông cứ nói, anh phở Tráng không trả lời - nhất là không bao giờ cườị Trông mà lộn ruột, muốn tát cho một cáị Chết một nỗi ghét người thì thế, nhưng đến cái phở của anh ta muốn ghét, không tài nào ghét được. Có ai chen chúc vầt vả, hò hét đứt hơi được một bát phở của anh, mà lại chưa ăn ngay, còn dừng lại một phút để ngắm nghía, phân tách bát phở đó ra thế nào không? Thật là kỳ lạ ! Bánh phở không trắng và dẻo hơn, thịt thì cũng chẵng nhiều, nhưng mà làm sao ngon lạ, ngon lùng đến thế? Chưa ăn đã biết là ngon rồị

Cứ nhìn bát phở không thôi cũng thú. Một nhúm bánh phở; một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy cọng rau thơm xanh biêng biếc; mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ; mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẩm như hoa lựụ.. ba bốn thú màu sắc đó cho ta cái cảm giác được ngắm một bức họa lập thể của một họa sĩ trong phái văn nghệ tiền tiến dùng màu sắc hơi lố lỉnh, hơi bạo quá, nhưng mà đẹp mắt. Trên tất cả mấy thứ đó, người bán hàng bây giờ mới thái thịt bò từng miếng bày lên. Đến đây thì Tráng vẫn không nói năng gì, nhưng tỏ ra biết chiều ý khách hàng một cách đáng yêụ Ông muốn xơi chỗ thịt nào cũng có: vè, sụn nạm, mỡ gầu, mỡ lật, vừa mỡ vừa nạc, vừa nạm vừa sụn, thứ gì anh ta cũng chọn cho kỳ được vừa ý ông - miễn là ông đến xơi phở đừng muộn quá.

Ăn phở chín thì như thế là xong, chỉ còn phải lấy nước dùng và rắc một chút hạt tiêu, hay vắt mấy giọt chanh (nếu không là tí dấm). Nếu ông lại thích vừa tái vừa chín thì trước khi rưới nước dùng, anh Tráng vốc một ít thịt tái đã thái sẵn để ở trong một cái bát ôtô, bày lên trên cùng rồi mới rưới nước dùng saụ Thế là "bài tho phở" viết xong rồi đấy, mời ông cầm đũạ Húp một tí nước thôi, đừng nhiều nhé ! Ông đã thấy tỉnh người rồi phải không? Nước dùng nóng lắm đấy, nóng bỏng rẩy lên, nhưng ăn phở có như thế mới ngon. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìi dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm... rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có chất gì là hóa học... không, ông phải thú nhận với tôi đi: "Có phải ăn một bát phở như thế thì khoan khoái quá, phải không?". Quả vậy, ăn một bát phở như thế, phải nói rằng có thể "lâm li" hơn là nghe thấy một câu nói hữu tình của người yêu, ăn một bát phở như thế, thú có thể ví như sau một thời gian xa cách, được ngã vào trong vòng tay một người vợ đẹp mà lại đa tình vậy ! ý hẳn cũng có người cảm giác như tôi, cho nên biết bao nhiêu bận đứng chờ làm phở, tôi đã thấy những người đàn bà, đàn ông, người già, trẻ con, bưng lấy bát phở mà đôi mắt sáng ngời lên. Người ta chờ lâu thì bực thật đấy, nhưng cũng vẫn cứ chờ cho được, tuồng như đã đến mà không được ăn thì chính mình lại phải tội với mình, vì đã đánh lừa thần khẩu - hay nói một cách khác, đến đấy mà không cố ăn cho kỳ đựơc thì rồi sẽ hối hận như một người tình đã để lở cơ hội chiếm người yêụ..

Nhưng mà dù thiềt tha đến bực nào, ông cũng rất có thể một hôm nào đó bị ra về mà không được ăn - dù một bát thôị ấy là vì chỉ độ chín giờ, chín rưỡi thì thường là phở Hàng Than đã hết. Cho nên những người thật nghiện phở thuờng vẫn rủ nhau đi ăn thật sớm. Theo lời họ nói lại, muốn thưởng thức hòan toàn hương vị phở Hàng Than, cần phải dậy đi ăn từ sáu giờ, vào lúc trời chưa sáng hẳn. Lúc đó, trời mờ mờ chưa rõ mặt người, phố xá họa hoằn mới có dăm ba người qua lạị Anh đi ăn sẽ thấy một cái thú khác lạ nữa là ăn ngon trong tịch mịch, ăn ngon trong không khí trong lành. Khách chưa có ai, anh muốn ăn kiểu gì, muốn xơi chổ thịt nào, muốn dùng nước thịt bò tươi rưới lên bánh, muốn có mỡ lật, mỡ gầu, muốn nước trong hay béo, tha hồ mà hạch ! Anh được như ý và anh sẽ vừa ăn vừa nhìn mấy thanh củi tạ ở trong lò kêu lách tách và bắn ra ngoài trời sắc sữa những hoa lửa vi ti màu đỏ tươị

ooOOoo

Dù sao, ta cũng phải nhận rằng đến vấn đề ăn phở thì người Việt Nam quả là khó tính lạ lùng. Một người bạn đã từng nếm đủ hương vị của tất cả những hàng phở danh tiếng ở Hà thành khoảng ba mươi năm trở lại đây, một hôm, cho tôi biết rằng: "Đến cái năm 1952 này, phở hình như đã tiến tới chổ tuyệt đỉnh của nó rồi, cũnh như một bản nhạc tuyệt kỷ... không chê vào đâu được, nghĩa là không thể thêm một món gì hay giảm một món gì". Theo anh ta thì phở mà cho magi vào thì rất hỏng mà quấy "lạp chiếu chương" vào cũng lại dở vô cùng. Phải là hoàn toàn gia vị Việt Nam mới được: hồ tiêu Bắc, chanh ớt, hành hoa, rau thơm hay là một tí mùi, thế thôi, ngoại giả cấm hết, không có thì là tục đấy ! Có người kể chuyện rằngtrước đây mười lăm, hai mươi năm, đã có một hàng phở ở phố Mới tìm lối cải cách phở, cũng như Năm Châu, Phùng Há dạo nào cải cách cải lương Nam kỳ, tung ra sân khấu những bản "De đơ dà múa". Họ cho mà dầu và đậu phụ vào phở, nhưng cố nhiên là thất bạị Sau còn có người làm phở cho cà rốt thái nhỏ, hay làm phở ăn đệm với đu đủ ngâm dấm hoặc là cần Tây, nhưng thảy thảy đều hỏng bét vì cái bản nhạc soạn bừa bãi như thế, nó không ... êm giọng chút nàọ

Một chú khách ở chợ Hôm, chuyên về lối "phở nhừ", bánh thì thái to, thịt thì thái con cờ hầm chín, nước cho húng lìu, một dạo cũng đã làm cho người nói tới; song những người sành phở chỉ dùng một vài lần thôi, vì không những đã không có vị phở, thịt ăn lại bã, mà nước thì đục mà ngấy quá.

Một hàng phở ngon là một hàng phở ăn một bát, lại muốn ăn hai và nếu còn sức ăn nữa thì phải ăn ba không thấy chán. Gặp phải ngày ta se mình, ngửi mùi thịt thấy sợ, hàngphở ngon vẫn có thể làm cho ta ăn ngon miệng với một bát phở chay, chỉ có bánh và nước thôị Làm như thế mà ngon, thế mới là ngon đấỵ Một bát phở vừa tái vừa chín ngon, chưa đủ để định giá trị hàng phở được; muốn biết chân giá trị của nó, theo lời người biết ăn phở, phải là thứ phở chín không thôi, phở chín mà ngon thì mới thật là ngon đấỵ Thực ra, điều quan hệ trong một bát phở là cái bánh, nhưng thứ nhứt, như trên kia đã nói, phải cần có nước dùng thật ngọt. Bí quyết là ở chỗ đó. Và tất cả những hàng phở ngon đều giữ cái bí quyết ấy rất kín đáo, y như người Tàu giữ của, vì thế cho nên trong làng ăn phở, vấn đề nước vẫn là một vấn đề then chốt cho người ta tranh luận. Hầu hết người ta đềunhận thấy rằng muốn có một nồi nước dùng ngon, cần phải pha mì chính. Nhưng chưa chắc thế đã hoàn toàn là phải
.
Thuyết cho đường nhất định là bị loại rồị Có người cho rằng phải có nhiều đầu cá mực bỏ vào; có người chủ trương cần phải có thứ nước mắm tốt; lại có người quả quyềt với tôi rằng muốn có nước dùng ngọt, không thể thoát được món cua đồng - cua đồng giã nhỏ ra, lọc lấy nước, cho vào hầm với nhiều xương ống, nhưng phải chú ý tẩy cho thật khéo, mà cũng đừng ninh kỷ quá sợ nồng. Đến bây giờ, ai đã thật biết cái bí mật ấy chưả Riêng tôi, tôi cũng đã tìm tòi suy nghĩ rất cẩn thận mỗi khi trịnh trọng nâng một bát phở lên ăn, , nhưng thú thực, tôi vẫn chưa biết rằng trong tất cả những "giả thuyết" về "phương pháp làm nước dùng phở" người ta kể ra đó, giả thuyết nào là đúng.


Kết cục, tôi đã gạt bỏ tất cả những sự băn khoăn đó sang một bên và không buồn nghĩ nữa, vì tôi thấy rằng ăn một miếng phở, húp một tí nước dùng ngon thỉnh thoảng điểm một lá thơm hăng ngát mà không biết tại sao phở lại ngon như thế thì có phần hứng thú hơn là mình biết rõ ràng quá cái bí quyết ngon của phở.

PHỞ BÒ - Công thức của Hinh Trần







Vật liệu: (Kiểu Hinh)
Nồi nước 12 quart (kiểu Foley)
• 1 cây xương ống bò (phải có thiṭ kèm) cắt mỏng luộc với muối rửa sạch (như trong hình) Xương phải có tủy mới thơm phở
• 1 đuôi bò cắt mỏng
• 5 lb sườn bò
• 1 lb thịt bò tái cắt thật mỏng
• 1 lb nạm bò + ½ cây thịt Brisket
• 2 lb gân bò, lá sách, vú bò
• 1 củ gừng độ 200gr (nướng vàng)
• 3 củ hành trắng (nướng vàng)
• 3 củ hành shallot nướng thơm lột vỏ
• 6 nhánh đại hồi (trái sao)
• 1 nhúm tiểu hồi
• 2 cây quế thanh
• 8 trái thảo quả
• 5 quả bạch đậu khấu
• 1 lb giá sống
• 1 bó ngò thơm
• 2 bó hành lá căt́ nhỏ
2 cục đường phèn to bằng quả chanh
• Rau húng quế, ngò gai, chanh, ớt, tương đỏ, tương đen, nước mắm mặn

Cách Làm:
Trụng xương bò bằng nước muối. Đổ nước đi rửa laị xương cho sac̣h. Cho vào nồi nước lọc mới. Tất cả gia vị trên rang bằng chảo nóng, rang vừa lửa medium đừng để cháy.
Xương nấu sôi cho muối vớt bọt bỏ đi, gia vị ta để trong giỏ filter bag rôi nhúng vào nồi, nem vào muối, đường phèn, bột ngọt. Cho hành và gừng nướng vào rồi nêm nước mắm, chỉ khi nào gần ăn ta sẽ rưới ít vào tô thôi.
Hầm phở qua đêm lửa nhỏ riu riu cho đến sáng là ăn được. Nước phở phải có màu vàng nhạt của gừng hành sau khi nấu một hồi sẽ ra nước trong thanh nhưng phải hơi lền chất keo trắng trong thịt chảy ra mới ngọt thịt chứ xương không thì 0 đủ chất thơm ngọt. Gân phải luộc riêng cho gần mềm, vớt ra bỏ nước luộc gân đi vì tanh lắm, rồi rửa lại nước lạnh cho sạch, sau đó dùng nước lèo của phở luộc thêm cho thấm gia vị của phở cho mềm mại nhưng không quá mềm rục ăn ngán.

Bí quyết: Giũ lớp nước béo trên mặt để hương vị của phở 0 bay đi hệt Khi trụng bánh nên cho 1 tí tẹo nước béo vào bánh phở để bánh 0 bị dính cục vào nhau, và sẽ thơm mùi hơn, nhớ xịt ít nước mắm và tiêu trước khi chan nước phở như vậy nó sẽ giúp dzây mùi phở hợn

Thịt brisket nấu phở là ngon nhất

thế thôi,
là ta đã có một nồi phở dã chiến rồi đó, bon appetite !!!

Già Dzịch Xài Webcam



Người ta có thể chat sex một cách khá thoải mái tại các điểm dịch vụ Internet.

Mặc cho hàng chục người đang ngồi trong quán net, cô gái có nick ''buomdem'' trèo cả lên ghế uốn éo phô diễn thân thể trước web cam. Theo như lời cô nói với bạn thì đây là cách khoe thân để mồi các chàng Việt kiều.

Trên màn hình, một thanh niên cũng đang nằm rất khêu gợi. Anh ta yêu cầu bạn chat: "Tiếp tục đi". Theo những gì họ trò chuyện thì chàng thanh niên phía đầu kia là Việt kiều Australia, sắp về nước chơi. Nắm được "gu" của mấy cô gái Sài Gòn, anh chàng lấy cái nickname "haingoai" để chiêu dụ phái đẹp. Có lẽ vì lý do đó mà ở bất kỳ trang chat tiếng Việt nào, những cái tên kiểu: vietkieu, traixaxu... nhiều vô số. Những cô gái "thèm" Việt kiều cũng câu kéo bằng đủ hình thức: nick khêu gợi, chat sex, ăn mặc mát mẻ... Cậu C., quản lý một dịch vụ Internet trên đường Cách mạng tháng 8, Saigon cho biết: "Mốt của mấy cô gái bây giờ là săn lùng Việt kiều hay ít nhất cũng phải là đang du học ở nước ngoài".

Tại một điểm dịch vụ khác trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, truy cập Internet đa phần là đám trẻ con và những công nhân làm tại các xưởng may gần đó. Trong khi đám trẻ chỉ chat chơi và vào các trang sex thì mấy cô công nhân may lại đến đây với hy vọng kiếm chồng qua chat. Mặc dù họ cho rằng, đối tượng là ai chẳng quan trọng, nhưng mỗi khi thấy cái nick nào có vẻ Việt kiều là họ bắt chuyện liền. K.A., một cô gái có ngoại hình khá đẹp "bắt" được một anh ở Đài Bắc. Chưa gặp mặt, nhưng cuộc nói chuyện qua micro phone của họ dường như đã sâu đậm lắm.

Không quá vồ vập hay khêu gợi, cô khéo léo dụ dỗ anh chàng về nước: "Em thích ở Việt Nam hơn nhưng... nếu anh muốn em sang đó thì phải về đây cưới xin đàng hoàng đã chứ". Đối với anh chàng như vậy là đủ. Còn đối với cô gái, tương lai sẽ rộng mở, cái nghề công nhân may rồi cũng sẽ chấm dứt.

Việc các cô gái lấy chat làm cách kiếm sống hoặc câu Việt kiều đang trở thành phổ biến ở Saigon. Từ những học sinh phổ thông đến các cô gái làng chơi đều đến dịch vụ Internet để tìm "bạn tình". Mỗi đối tượng một cách "câu" khác nhau. Có người đơn giản chỉ chat và mời gọi bằng cách kể khổ để được mấy anh gửi tiền về chăm sóc. Khi cảm thấy đối tượng muốn tiến tới hôn nhân họ liền mất tích và tìm kiếm một chàng khác. Nhưng cũng có trường hợp được đà, dụ bằng được mấy anh về nước. Chẳng cần biết tình yêu thực sự ra sao nhưng họ cứ đi chơi, ăn uống thoải mái, kết quả thế nào thì còn tuỳ sức quyến rũ của nàng và sự quyết định của chàng.

Như trường hợp của T., một cô gái Hà Nội thất bại trên cả tình trường lẫn kinh doanh phải bỏ vào Sài Gòn sinh sống. Để bù lấp tình cảm, cô tìm đến chat. Cuộc sống Sài Gòn đắt đỏ là vậy nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cô bởi kinh nghiệm "chài" của cô quá dày. Hết tiền là khắc có bạn chat gửi đến. Anh nào T. cũng lửng lơ, bóng gió nhưng hễ họ có gì đấy hơi quá đà là cô... né. Rồi T. làm thân với một Việt kiều, nhiều tiền, có học vị. Cái khéo của T. là không gửi ảnh, không nhận tiền nhưng mail thường xuyên, cuối cùng anh Việt kiều đành về nước để diện kiến T... Kết quả là một mối tình không đi đến hôn nhân nhưng đem lại cho T. một khoản tiền đủ để làm ăn và chiếc xe gắn máy.

Lợi dụng chuyện này, cũng không ít kẻ giả Việt kiều chỉ để làm bậy rồi lặn tăm. Theo Thơ, quản đốc cho một Công ty nước ngoài, cho biết: "Đóng vai Việt kiều cũng không khó lắm. Phải biết ngơ ngác trước mọi thứ, biết chê và so sánh mọi thứ với nước mình ở. Ăn mặc điệu một chút, nước hoa thì đầy người... Rủ đi chơi thì tốt nhất là đi xa. Tốn kém nhưng... được việc". Thực ra đây là kinh nghiệm của người bạn của Thơ ở quận 5 đã từng đưa một cô bé học sinh cấp 3 vào bẫy. Thơ chốt một câu: "Đám đó không cần biết cậu làm gì, ở đâu, quan trọng nhất là phải chịu chi. Thiếu gì Việt kiều rửa chén, phụ bàn về đây vẫn hách".

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp điêu đứng chỉ vì chuyện tình qua mạng này. Điển hình như trường hợp của H.. Sau những cuộc trò chuyện, H. rơi vào vòng xoáy tình yêu với một bạn chat. Được chia sẻ tình cảm, được hỗ trợ về kinh tế, H. tưởng như cuộc đời mình đã đi theo một hướng khác. Ai dè anh chàng kia no xôi chán chè rồi cũng tìm cách trốn mất. H. thẫn thờ thậm chí gần như điên loạn, chìm vào rượu chè. Cuộc sống bế tắc, không việc làm, H. chỉ còn biết trách mình. Đã có lúc H .nghĩ đến chuyện tự tử nhưng nhìn bạn bè cùng hoàn cảnh vẫn sống và làm việc quên mình, H. đã gượng dậy. Giờ đây, dù vẫn còn bươn chải ở Sài Gòn để kiếm sống nhưng chuyện chat thì H. đã bỏ hẳn.

Những câu chuyện dẫn trên thực ra chỉ là những mảng tối của chat trên Internet. Thực tế cũng đã có những đôi thành vợ thành chồng và họ thật sự có hạnh phúc. Họ thường là những người có học vấn, đến với Internet để đơn thuần chỉ để giao lưu, học hỏi... Một bạn có nickname là ePortal trên cho biết: "Tôi cũng chat và quen một số bạn bên Mỹ nhưng đối với tôi trò chuyện cùng họ là trao đổi giữa những người cùng công việc. Tôi không thích ai coi chat là phương tiện để trục lợi, lạm dụng chat làm điều không phù hợp với đạo đức. Chuyện có tình cảm từ những chuyện như vậy là rất ít". Còn một Việt kiều Mỹ, có nickname là lotus, thẳng thắn trả lời: "Tôi chat nhiều và quen rất nhiều bạn gái ở Việt Nam. Họ đều rất tốt. Những chuyện bậy bạ chỉ có thể xảy ra đối với những người lên Internet vì mục đích không tốt. Điều đó nhìn nickname của họ là biết liền. Đối với những người như vậy tôi không bao giờ chat".

Gái "Tập Thể" Gangbang Việt Nam


Khi nhóm bạn của Trung muốn quan hệ tập thể, 5 cô gái nhìn nhau rồi cùng sang phòng bên để hội ý. Ít phút sau, họ quay trở lại và đồng ý với điều kiện phải tăng tiền gấp đôi. Khi điều kiện được đáp ứng, cuộc chơi bắt đầu trong cảnh tượng hết sức nhơ nhớp...

Chỉ vài đêm thâm nhập vào cuộc chơi của gái gọi Hà thành, chúng tôi lại có thêm nhiều minh chứng rằng, tại thời điểm này, tệ nạn mại dâm vẫn là một vấn đề gây nhức nhối dư luận.

Tại một nhà hàng sang trọng ở khu vực Cầu Diễn, Hà Nội, Trung cùng nhóm bạn đang ngồi nhậu thì một người trong nhóm bảo, gọi gái đi chơi. Vài người hăng hái đã rút điện thoại ra gọi tứ tung, nhưng kết quả là… hàng không tới vì khách lạ.

Sẵn có mối quen từ trước, Trung chỉ cần hai cuộc điện thoại là 20 phút sau đã có 5 cô gái trẻ và khá xinh xắn xuất hiện tại nhà hàng này. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, khó ai dám nghĩ rằng bọn họ là gái làng chơi. Bởi từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng họ đều thể hiện là một con người nghiêm túc.

Cuộc nhậu kết thúc, nhóm bạn của Trung và 5 cô gái cùng tới một nhà hàng karaoke ở đường Phạm Văn Đồng. Sau vài bài hát, vài cốc bia, một số người bạn của Trung và 5 cô gái bắt đầu có sự đụng chạm rất thô thiển.

Mấy nam nhân viên nhà hàng karaoke dường như quá quen với cảnh tượng trơ trẽn của các vị khách kiểu như thế này, nên mỗi lần mang thêm đồ uống vào phòng chỉ khẽ lắc đầu với nét mặt tỉnh queo.

Bia rượu ngấm, nhóm bạn của Trung bảo 5 cô gái lên đường. 23h hơn, hai chiếc xe taxi đưa tất cả tới một nhà nghỉ hạng trung bình ở đường cao tốc để… hành sự.

Tại nhà nghỉ, một sự cố đã xảy ra khi nhóm bạn Trung muốn quan hệ tập thể cùng các cô gái. Trước ý định kỳ quái của nhóm bạn Trung, 5 cô gái nhìn nhau rồi cùng sang phòng bên để hội ý.

Ít phút sau, họ quay trở lại với một điều kiện đồng ý nhưng tiền phải tăng gấp đôi. Khi điều kiện của các cô gái được đáp ứng, cuộc chơi bắt đầu diễn ra trong cảnh tượng hết sức nhơ nhớp. Kẻ "làm việc", người ngồi xem, rồi bia rượu, rồi phim ảnh, bàn luận, bình phẩm… tất cả đều xoay quanh cái chủ đề thô tục ấy.

Nếu không phải là người trong cuộc thì thật khó thể nào thấy được sự tục tĩu và bẩn thỉu đến nhường nào trong cách quan hệ của nhóm gái làng chơi và những người bạn của Trung(?!). Và có thể do cách hành xử quá thô bạo của nhóm bạn Trung nên 2 trong 5 cô gái đã phải bỏ dở cuộc chơi và chạy sang phòng bên nằm khóc…

Hai cô gái này có tuổi đời chưa quá 20. Họ xưng tên là Lan Anh và Bích. Cả hai vừa được kết nạp vào nhóm gái bán dâm do má mì tên Thúy điều khiển.

Dù đã một số lần "tiếp khách" nhưng cả hai cô gái cho biết, đây là lần đầu tiên họ tiếp khách trong cảnh tập thể thô tục như thế.

Hơn hai tháng kể từ khi tham gia vào đường dây bán dâm, cả hai vẫn phải thông qua má mì giới thiệu khách. Mỗi lần đi khách, Lan Anh và Bích thu 500.000 đồng. Số tiền này, họ phải cắt 30% - 40% để chi lại cho má mì.

Trong quá trình đi khách, nếu khách có nhu cầu cần thêm thời gian thì họ phải xin ý kiến má mì để thỏa thuận với khách về giá. Tuy nhiên, trong quá trình đi khách mà khách thích, rồi xin số điện thoại di động để lần sau gọi riêng thì họ có thể đi mà không phải qua má mì. Tiền được nhận đủ 100% mà không phải chia cho ai.

Theo Lan Anh thì má mì Thúy mà cô vẫn dựa vào để đi khách điều khiển khá nhiều gái. Bản thân má mì Thúy cũng là gái bán dâm có thâm niên.

Người viết bài này đã từng gặp Thúy trong cảnh cô là gái bán dâm kiêm má mì ở một khách sạn nằm trên đường Đốc Ngữ, Hà Nội. Thúy chừng 27 tuổi, tự nhận quê ở tỉnh Ninh Bình.

Việc Thúy trở thành má mì cũng là do có nhiều năm bán dâm mà thành. Song mỗi lần đi khách, đối với những người không biết, Thuý không nhận mình là má mì mà lại nhận là chủ cửa hàng kinh doanh đồ mỹ phẩm. Rồi Thúy viện ra nguyên nhân mà cô đi khách là do đã bỏ chồng nên thỉnh thoảng mới thế.

Song thực tế lại cho thấy hoàn toàn khác. Bởi cứ khi nào có khách gọi, Thúy sẵn sàng điều gái, thậm chí ngủ với khách nếu khách có nhu cầu.

Với Thúy thì việc "quan hệ tập thể" với khách làng chơi là chuyện bình thường. Vấn đề chỉ là giá cả ra sao mà thôi.

Với kiểu gái gọi đi đêm thì chẳng có một mức giá cố định nào hết. Có thể là 300.000đ, 500.000 đồng, 700.000 đồng một lần đi khách, hoặc nhiều hơn thế nữa. Nếu việc đi khách trong ngày hoặc từ 21 giờ đổ lại, mức giá thường là 500.000 đồng một lần. Nhưng từ 21 giờ trở đi, giá sẽ dao động từ 600.000 đồng - 700.000 đồng một lần.

Trong lúc cuộc chuyện trò của Trung và hai cô gái kia đang diễn ra thì ở phòng bên, cuộc chơi của nhóm bạn Trung và 3 cô gái kia cũng đã kết thúc. Theo thỏa thuận trước đó thì nhóm Trung sẽ phải trả cho 5 cô gái này một triệu đồng/người.

Tuy nhiên, không cô gái nào được nhận một triệu nên phức tạp đã nảy sinh. Hai cô gái bỏ dở cuộc chơi là Lan Anh và Bích chỉ nhận được 200.000 đồng một người. Còn 3 cô gái kia được nhận 500.000 đồng một người.

Trả tiền xong, nhóm bạn Trung nhanh chân giải tán. 5 cô gái quây chặt lấy Trung không cho đi, và đòi phải trả nốt số tiền còn thiếu như đã thỏa thuận.

Giữa đêm hôm khuya khoắt, khác hẳn với vẻ hiền dịu lúc mới xuất hiện trong nhà hàng, 5 cô gái cứ nói oang oang trong điện thoại với má mì Thúy rằng: "Nhóm chơi không chịu trả đủ tiền mà còn bỏ đi gần hết, chỉ còn một người ở lại".

Nghe những lời có vẻ như dằn mặt ấy, Trung hiểu rằng, nếu xử lý tình huống này không khéo thì mọi chuyện sẽ rất rắc rối với những cô gái chỉ còn biết đến tiền mà không cần đến thể diện nữa. Và rồi, sau những lời hứa hẹn với má mì Thúy qua điện thoại trước sự chứng kiến của các cô gái, Trung mới có thể bình yên rời khỏi cái nhà nghỉ vừa chứng kiến bao điều xấu xa và nhớp nhúa này. Còn các cô gái, chỉ vài phút sau, họ đã có các vệ sĩ chuyên nghiệp trong vai xe ôm tới đón về nhà trọ...

Theo Nguyễn Phương Anh

Khi Phái Nữ Sưu Tầm Sex



Chuyện chuyền tay, nhắn gửi nhau những tấm hình “nuy”, đoạn phim nóng của người mẫu, ca sĩ hay người dưng nào đó hiện không còn là chuyện độc quyền của cánh đàn ông. Nhiều “nữ nhân” cũng đang đổ bộ vào cuộc chơi này...

Trò chơi không còn độc quyền
T-1 sinh viên ĐH Mỹ thuật Saigon tỏ ra cảnh giác khi được hỏi mượn một tấm hình nuy nam: “Chị mượn để làm gì hay lại scan ra rồi lưu vô điện thoại, phát tán lung tung? Nếu chị chơi ảnh sex, em giới thiệu đến đúng chỗ, hình của em nghệ thuật, chỉ phục vụ cho việc học thôi”. Nói là làm, T dẫn tôi đến quán cà phê C.Đ (quận 5), nơi có vài cô bạn đã ngồi sẵn.

Điện thoại di động, công cụ đắc lực cho cuộc chơi ảnh khiêu dâm hiện nay của nhiều người.

Trang phục hợp mốt, trang điểm nhẹ nhàng, trông họ giống nhân viên văn phòng hay sinh viên nhà giàu hơn là những cô gái đàn đúm thâu đêm suốt sáng trong vũ trường, quán bar. Không thèm để ý có người lạ, H mở album ảnh trong máy di động của mình ra khoe “hàng độc đây”. Trên màn ảnh khá lớn của điện thoại Samsung là một hình khỏa thân nam, với gương mặt của chàng diễn viên Hàn Quốc điển trai. Thế nhưng, cũng với góc chụp ấy, hình diễn viên này đã đăng tải trên khá nhiều tạp chí điện ảnh, trong tư thế... có quần áo hẳn hoi. T nhận xét như trên và phán “hình ghép, hàng chợ thôi”.

Như để “vớt vát danh dự”, H đưa luôn điện thoại di động cho tôi xem. Ngoài vài đoạn phim xxx ngắn, danh mục “ảnh của bạn” đầy kín hình khỏa thân nam, từ châu Á đến châu Mỹ. “Đàn ông họ có thể ngắm nghía, bình phẩm, truyền bá cái đẹp của phái nữ thì mình cũng có thể làm ngược lại. Nam nữ bình đẳng mà!”. Không hề giấu giếm, những cô gái trên thẳng thắn đưa ra cái lý của mình.

Hình ảnh các đôi tình nhân được đặc tả từ A tới Z, trong số này có cả học sinh cấp 3 còn xách cặp, mang phù hiệu. Quán cà phê và những kẻ quay lén vẫn chưa được xác định.

Chỉ có điều, không hề có chút nghệ thuật của “cái đẹp”, những tấm hình được lưu đầy ắp điện thoại di động của họ cũng đầy tính khiêu dâm như hình khỏa thân nữ được nhiều người đàn ông “chia sẻ” cho nhau như một cách thể hiện mình “biết chơi”.

Web-sex cũng không còn là cõi riêng phái nam. Hiện nay, lượng khách nữ truy cập vào những trang ...boy hay... man.com tại nhiều điểm internet công cộng cũng nhiều vô kể. Những “nữ tay chơi” này cũng có những forum riêng để bình phẩm, trao đổi, chia sẻ thông tin, hình ảnh cho nhau. Và lời lẽ, hình ảnh được đẩy lên những diễn đàn này cũng chợ búa, thô tục không kém gì sản phẩm trên những trang web độc quyền của đàn ông.

Một cách thể hiện sự "bình đẳng nam nữ"?
Cái lý để những cô gái trên cũng như nhiều người khác, thuộc phái nữ lao vào cuộc chơi này là “sự bình đẳng nam nữ”. Qua chat, họ cũng dụ dỗ, mồi chài người khác phái “khoe hàng” qua web-cam rồi chụp lại và tung lên mạng với lời rao chào hả hê như vừa lập thành tích lớn.

Theo những cô bạn của T thì sẽ chẳng có gì đáng nói nếu thời gian gần đây không có quá nhiều cô gái bị tung hình khỏa thân, phim nóng lên mạng. “Buổi tối, rảnh rỗi đi chat mà mặc áo hai dây cho mát mẻ thể nào cũng có “thằng” gợi ý “cho xem hàng”. Có lúc nó còn chủ động “khoe” trước với mình. Đủ tỉnh táo để nhận ra những trò bệnh hoạn như thế, H không dại dột làm theo những lời gợi ý khiếm nhã. Thế nhưng, cô và bạn bè lại lún vào thú vui sưu tầm hình ảnh, phim “nóng” vốn cũng chẳng lành mạnh chút nào.

Và không dừng lại ở lý do “trả thù cho phái nữ”, nhiều người lao vào trò chơi với sự “đam mê” không kém cánh mày râu. Ngồi hàng giờ trên internet để tìm kiếm, tải hình, rồi chuyền cho nhau qua điện thoại và gặp nhau tại hàng quán để bàn tán. “Đi chơi với bạn bè, tụi nó (phái nam) có cái chuyền tay nhau cười rúc rích thì mình cũng có thứ để “chơi lại” chứ. Nam hay nữ đâu có gì quan trọng. Ảnh nghệ thuật hay khiêu dâm cũng là khỏa thân mà thôi...”. Công khai cho mọi người thấy mình “biết chơi”, nhiều người lý giải cho “thú vui” của mình như thế...

Nhưng xem ra, mục tiêu khẳng định sự bình đẳng nam nữ thông qua cách thức này của một số cô gái có lẽ khó mà thực hiện được. Bởi từ trước đến nay, những người tham gia “sân chơi” này vẫn chưa dám công khai khẳng định mình hiện đại, dù họ thuộc phái nam.

"Trai nhảy" phục
vụ bà sồn sồn

Minh quê “Trai nhảy” phục vụ bà sồn sồn ở Bắc Giang học không hết lớp 10, lên Hà Nội làm bồi bàn cho một cửa hàng ăn. Vốn trắng trẻo, đẹp trai, Minh đã lọt vào "mắt xanh" của một quý bà, được bà ta bao cho học nhảy và xin vào làm ở vũ trường V., nơi mà bà là khách ruột. Từ chỗ không có xe đạp để đi, Minh đã mua được một "con" Wave. Minh cho biết sẽ cố gắng kiếm thêm một ít tiền để mở lớp dạy nhảy và làm vũ sư.

Tân quê ở Hà Tây, sinh viên năm thứ ba khoa du lịch một trường đại học dân lập thì đúng là "trai nhảy" thứ thiệt: Đầu tóc lúc nào cũng bóng mượt, quần áo là lượt, mồm dẻo quẹo, người kể cả lúc đứng bình thường cũng cứ đổ về phía sau. Đã thế, Tân còn có cái vẻ hết sức dạn dĩ, luôn sán gần phụ nữ rồi kín đáo tạo ra những "đụng chạm", bất kể đó là các nàng tiểu thư học đòi hay các bà sồn sồn.

Ấy thế mà Tân cũng chiếm được cảm tình của khối bà, khối chị trên sàn nhảy. Theo lời Tân thì trước đây cậu đã từng làm ở sàn C., nhưng rồi "bận học quá nên em bỏ" nhưng tôi biết sở dĩ Tân được vào làm ở C. là do những ngày đầu thiếu "chân", sau này khi sàn phát triển, để câu khách, chủ sàn ra điều kiện tuyển chọn khắt khe hơn nên Tân bị thôi việc vì chiều cao quá khiêm tốn.

Thế nhưng, quen hơi bén mùi, hầu như tối nào Tân cũng lên sàn làm "sinh viên tình nguyện" phục vụ các bà, các cô. Chỗ ngồi quen thuộc của Tân là ở quầy bar, hễ thấy bóng khách quen là huýt sáo ám hiệu. Tân chối không nhận về khoản tiền bo, nhưng tôi biết, sau những tối đi nhảy về, Tân và "khách quen" vẫn tiếp tục kéo nhau đi "hiệp hai" ở một quán cafe hoặc một nơi nào đó...

Cũng là sinh viên, nhưng Đại lại khác. Tôi gặp Đại ở sàn T. Lúc đầu, Đại tiếp chuyện khá dè dặt, nhưng sau thấy tôi nhận là đồng hương thì cậu ta cởi mở hắn. Đại quê Diễn Châu, Nghệ An, là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Kinh tế (thật ra thì tôi cũng chỉ nghe Đại tự "đeo mác” thế chứ không biết có chắc là sinh viên thật không), mới nhảy khoảng 8 tháng, nhưng Đại đã từng "kinh qua" hai sàn.

Nơi thí điểm đầu tiên của cậu là sàn H. (Vân Hồ), sau chuyển lên sàn T. vì "ở đây đông khách nên em kiếm được khá hơn”. Mỗi tháng 350.000 đồng tiền lương, không có tiền thưởng. Nhưng đó không phải là thu nhập chính, nguồn chủ yếu mà các cậu “trai nhảy" này chờ đợi là tiền bo của khách. "Chị có tin không, có lần em được một bà "bo" cho 1 triệu đồng đấy, bà ấy bảo bà rất thương hoàn cảnh của em” - Đại khoe với tôi.

Thế nhưng sau những phút hồ hởi, cậu bỗng ỉu xìu: “Em biết nhiều người nghĩ về bọn em không tốt. Điều đó không phải là không có cơ sở vì ngay trong đội ngũ đang đứng đây với em cũng có người chấp nhận làm “trai bao” và đi xa hơn rất nhiều những bước nhảy trên sàn. Nhiều khi em thấy rất tủi thân, nhất là sợ gặp bạn bè, cũng đã tính chuyện bỏ, nhưng quả thật là em cần tiền học. Chị biết không, em còn có tiền gửi về quê cho mẹ, nhưng em nói dối là mình đi làm gia sư...”. Khi tôi hỏi về việc học hành, Đại thành thật là công việc đi nhảy cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc học.

"Những ngày đầu mới đi nhảy, mệt đến đứt hơi, nhất là phải xoay những điệu valse chóng mặt vô cùng, nhiều khi ra khỏi phòng nhảy mà cứ như người mộng du, về cũng chẳng còn thiết ngó ngàng gì đến sách vở nữa. Bây giờ quen rồi, ít mệt hơn, nhưng thấy chán chường và bẽ bàng lắm. Những người khách đi nhảy, với họ là giải trí còn chúng em nhảy là nghĩa vụ nên áp lực nặng nề lắm, không thích vẫn phải nhảy”.

Đại nhất quyết từ chối cốc nước tôi gọi cho cậu vì: “Em phải ra mời khách nhảy, với lại bọn em không được ăn uống trong giờ làm việc”. Và Đại cũng từ chối một cách thẳng thắn khi tôi đưa cho cậu ta 50.000 đồng gọi là "chị mời em ăn tối”: “Thấy chị hiểu được những nỗi niềm của em thì em tâm sự thôi chứ chị không cần phải cho tiền em, không phải ai em cũng lấy tiền đâu”.

Trung bình, đội ngũ “trai nhảy" mỗi sàn có khoảng chục người cho mỗi ca. Hầu hết, những cậu trai nhảy đều lảng tránh những cuộc “hỏi cung" dò tìm thông tin của tôi. Một "trai nhảy” có thâm niên 7 năm trong nghề than thở: "Hãi nhất là nhảy với mấy bà 50- 60 tuổi, bước chân họ thành thạo thật đấy nhưng họ vận động chậm chạp lắm. Đã thế, các bà ấy còn hay bôi dầu vào tay, cầm cứ trơn tuột mà lại ám mùi kinh khủng.