Thứ Hai, 16 tháng 7, 2007

Thác Loạn Đàn Bà Ham "Của Lạ"

Cùng một lúc, một người đàn bà sẵn sàng "gần gũi" với nhiều người đàn ông hoặc ngược lại. Họ không phải là gái mại dâm. Họ bao trai để thoả mãn nỗi... hận đời.

Hà Nội thời tiết nóng bức đến ngột ngạt. Đêm. Đám bạn điện thoại rủ tôi đi nhậu. 0h30, nhiều con phố dần chìm vào yên tĩnh, ấy cũng là lúc chúng tôi ngấm men say. "Đi hái hoa sạch thôi" - Kiên, một tay chơi có hạng trong nhóm la lớn. Thấy tôi không hiểu, đám bạn lắc đầu ngán ngẩm bảo tôi là người trên mây.

"Hoa sạch" là từ dân chơi dùng để gọi những người đàn bà thích đi tìm của lạ, sẵn sàng buông thả để đạt được cái gọi là... bản năng. Để minh chứng cho điều vừa nói, đám bạn kéo tôi lên chiếc taxi và phóng thẳng tới một nhà khách được xây dựng theo kiểu chung cư hiện đại. Sau khi thuê phòng, Kiên gọi đến cho một người đàn bà bảo đến ngay nhà nghỉ. "4 thằng đàn ông, sao mày chỉ gọi một...?

Trước sự thắc mắc của tôi, Kiên gật gù: "4 thằng mình cùng gặp nó một lúc thì mới gọi là chơi chứ". 20 phút sau kể từ khi chúng tôi lên phòng, có tiếng gõ cửa và một người đàn bà ngoài 30 tuổi xuất hiện. Cô ta nhìn quanh phòng rồi ánh mắt dừng lại phía tôi: "Anh là người lạ?". Dứt lời cô ta không quên ném cho tôi một cái nhìn tình tứ.

Theo giới thiệu của Kiên thì người đàn bà này tên là Sính, 34 tuổi, chuyên nghề làm đậu phụ, đã ly dị chồng, hiện đang sống với con trai học lớp 5 ở một phường thuộc quận Hoàng Mai. Qua cách nói chuyện của đám bạn với Sính, tôi hiểu, bọn họ đã quen nhau từ lâu. Bởi thế mà "công việc chính" của sự gặp nhau đêm nay lập tức được giải quyết chóng vánh.

Tỏ ra tế nhị và kín đáo, Sính đưa tay vặn nhỏ chiếc đèn ngủ rồi lần lượt trút bỏ xiêm y trước khi bước về phía chúng tôi. Và thế là một cảnh tượng thác loạn đến thô thiển giữa một người đàn bà với nhiều người đàn ông đã diễn ra ngay tại căn phòng. Ghê sợ trước cảnh tượng này, tôi lặng lẽ rời khỏi đây. Người đàn bà gọi với... Nghe nhân viên trực lễ tân nói lại thì sau hơn 2 giờ đồng hồ có mặt ở nhà nghỉ, Sính đi ngay trong đêm ấy...

"Mày là thằng điên! Con ấy không biết mày là ai thì cớ gì phải sợ. Nó đến đây không phải vì tiền mà đơn giản là vì nó thích chơi". Vừa gặp tôi Kiên đã xổ thẳng một câu với vẻ tức tối. Kiên nói rằng đã có quan hệ với Sính từ 3 tháng nay.

Nguyên cớ khiến họ biết nhau là do một người bạn của Kiên giới thiệu. Chỉ sau một lần gặp nhau ở nhà nghỉ, Sính đã nói thẳng ra những suy nghĩ của mình là: thích "quan hệ" với nhiều người đàn ông cùng một lúc, hoặc ngược lại. Kiên là tay chơi lắm tiền nhiều của ở Hà thành nên ý thích bệnh hoạn của Sính dễ dàng được đáp ứng.

Từ mối quan hệ này, Sính đã giới thiệu cho Kiên nhiều người đàn bà khác cũng xấp xỉ tuổi Sính đang cùng cảnh ngộ. Để kiểm định lời nói của Sính, Kiên đã gọi điện "mời " tất cả những người đàn bà do Sính giới thiệu tới nhà nghỉ để... mua vui. Tôi hỏi Kiên có tốn nhiều tiền cho những cuộc chơi như thế? Kiên cườị: "Không. Mục đích của họ là thích chơi với những người có thú như họ".

Thấy tôi hỏi nhiều chuyện, Kiên ghi cho tôi một loạt số điện thoại di động và bảo: "Ông muốn khai thác đứa nào thì gọi điện rủ nó đi nhà nghỉ". Tôi làm theo lời Kiên nhưng quả là không dễ làng gì. Dù đã nói rõ là bạn của Kiên nhưng nghe giọng lạ hoắc của tôi qua điện thoại, tất cả những người đàn bà này đều từ chối.

Hết cách, tôi lại gọi lên thì hắn cười xòa: "21 giờ đêm nay, ông tới nhà nghỉ Q ở đường Nguyễn Văn Cừ ". Tới trễ 10 phút, tôi được nhân viên lễ tân trực đưa lên phòng. Tôi đẩy cửa bước vào gặp Kiên đang lả lơi với 3 người đàn bà tuổi ngoài 30 mà tôi chưa một lần gặp mặt. Sau khi giới thiệu 3 người đàn bà này, Kiên vứt bỏ xiêm y không chậm trễ, những ngưười đàn bà kia cũng làm như vậy.

Một lần nữa, tôi lại được chứng kiến một sự thật nhớp nhúa đến kinh tởm về quan quan hệ tình dục tập thể giữa những con người có cùng thú chơi bệnh hoạn... Theo giới thiệu thì họ tên là Vân, Nhung và Phúc. Tất tất cả đều đã có con và sinh sống bằng nghề buôn bán, riêng Phúc thì chưa một lần lên xe hoa vì đứa con ấy là sản phẩm của một mối tình không chín chắn.

Sau những ngày yêu đương mãnh liệt với lời thề non hẹn biển, Phúc trao thân cho người bạn trai. Khi cô có bầu, đàn ông kia đã cao chạy bay xa, nhẫn tâm từ bỏ chính giọt máu của mình vì sợ trách nhiệm. Chán nản, nhưng Phúc vẫn quyết tâm giữ lại bào thai ấy để nuôi một mình, mặc cho những lời dè bỉu, chê bai của thiên hạ, mặc cho những vất vả nhọc nhằn khi một mình phải đương đầu với những khó khăn, thử thách ở phía trước.

Không "ăn cơm trước kẻng" như Phúc, nhưng Vân và Nhung cũng gặp phải nhiều éo le trong cuộc sống gia đình. Đó là căn nguyên dẫn đến những cuộc xô xát thường xuyên giữa hai vợ chồng. Khi mâu thuẫn ngày càng lớn, cả hai không hề có ý thức hàn gắn nên đã chia tay nhau. Vì một số lý do khiến bọn họ chán chường nên sống buông thả, trả thù đời. Mấy hôm sau, tôi lần đến địa chỉ của những người đàn bà này để kiểm chứng.

Tất cả vẫn vẹn nguyên một sự thật như lợi tự bạch của họ hôm nào. Bản lĩnh của họ là một mình làm việc nuôi con, chấp nhận đương đầu với nhiều thử thách trong cuộc sống để tìm ra một con đường tự lập. Nhưng tiếc rằng, điều vô cùng quan trọng của người phụ nữ Á Đông là phải biết giữ gìn phẩm giá và tiết hạnh thì họ lại không thể vượt qua.

Buông thả mình vào thú chơi bản năng đến mức bệnh hoạn, họ sẽ có được những gì nếu chẳng may mắc bệnh tật? Và tương lai của những đứa trẻ đã phải vắng cha sẽ ra sao, nếu người mẹ của chúng tiếp tục chọn cho mình con đường tối.

Camera Siêu Nhỏ, Chụp Quay Lén

Hiện nay, cư dân mạng, đặc biệt là những con nghiện web sex luôn luôn săn lùng những thước phim độc, người thật, việc thật, nếu càng đời thường... càng tốt! Để có hàng cung cấp cho thị trường khổng lồ, đồng thời nhằm thỏa mãn sở thích bệnh hoạn cùng dục vọng bản thân, nhiều tay chơi đã hóa mình thành nhà quay phim lén cừ khôi. Trên thị trường mới xuất hiện một thứ đồ nghề có thể tiếp tay đắc lực cho những tay quay phim có dã tâm đen tối.

Bức ảnh bị chụp lén.

TỪ SỰ KHOE HÀNG CỦA MỘT BOY NGHIỆN SEX
Vốn là một tay nghiện sex từ lâu, D. (Hoàng Mai - Hà Nội) thường xuyên săn lùng loại mặt hàng mát mẻ này để thưởng thức và cảm nhận. Từ chiếc điện thoại, máy tính cá nhân đến những tranh ảnh dán ở nhà trọ của D. đều đậm mùi sex. Vốn thường xuyên lướt web sex nên D. rất hay doalowd được những thước phim rất độc như: “Hiếp dâm nữ sinh (Nhật Bản), Quay lén nhà vệ sinh công cộng” cùng các đĩa sex mới nhất có trên thị trường...

Hôm vừa rồi tôi lại có dịp ghé vào phòng trọ của D. chơi. Vẫn như ngày nào, cậu hào hứng khoe hàng mới, hàng độc thuộc thể loại sex với tôi. Tôi vờ tỏ ra tò mò quan tâm đến bộ sưu tầm sex này, nên cậu rất hào hứng. Trò chuyện được 5 - 7 phút, D. bắt đầu tiết lộ với tôi một bí mật: “Tôi vừa đi Lạng Sơn về, có thứ này đỉnh lắm, ông tham quan không?”.

Nhanh như cắt, hắn chạy vụt tới chỗ cái hòm sắp, mở khóa và lấy một vật nhỏ nhỏ ra. D. mang đến gần, tôi mới nhìn rõ đó là một vật hình vuông, chỉ bằng phân nửa bao diêm. Hình dạng nó khá giống cái webcam trong các quán internet. Thứ máy mini này có gắn một cái râu khoảng 15-20cm, đi kèm với nó là chiếc điều khiển (tôi đoán thế vì trông giống chiếc điều khiển tivi, nhưng nhỏ hơn nhiều). Không để tôi đoán già đoán non nữa, D. giới thiệu ngay đây là chiếc máy camera thu nhỏ, hắn vừa mua ở chợ Đông Kinh. Vừa giới thiệu, D. vừa cắm thử một đầu zắc vào tivi, còn cái máy có râu hắn treo lên trần nhà. Sau khi màn hình được bật lên, lúc này khung cảnh trong tivi chính là những diễn biến trong phòng được truyền hình trực tiếp, chỉ khác là không có lời bình.

Tôi nhận thấy đây là loại camera mà nhiều công ty, xí nghiệp, cơ quan, hay gia đình lắm của thường mua để lắp đặt theo dõi an ninh. Nhưng tôi không thể nào ngờ nổi chiếc camera mà D. giới thiệu lại siêu nhỏ đến vậy.

THÂM NHẬP CHỢ BIÊN GIỚI
Trước vẻ ngỡ ngàng của tôi, D. thông tin thêm: “Loại này mà cài vào đâu để theo dõi trộm thì tuyệt cú mèo luôn, có ma cũng chẳng biết. Ông muốn mua, hay xem hàng thì làm chuyến lên Lạng Sơn, trên ấy hàng này phong phú, đa dạng lắm, mà giá rẻ trời cho luôn!”

Không thể kiềm được sự tò mò nữa, sáng hôm sau một mình tôi phi lên Lạng Sơn. Tưởng khó tìm, nhưng nào ngờ ở những khu chợ như Kỳ Lừa, Đông Kinh, hay chợ biên giới Tân Thanh loại hàng này muốn mua cả thúng cũng có. Tôi mò đến những gian hàng điện tử ở tầng 1 chợ Đông Kinh. Hỏi mua máy quay camera, hàng chục cái đầu chủ quán đang ngóng trông quay ra hỏi: “Cậu em lại đây, mua hàng loại nào, cỡ nhỏ hay to, có dây hay không dây?”.

Đi đại vào một gian hàng, chị chủ ở đây đã lôi đủ các máy camera lên bàn từ bao giờ. Vừa nói, tay chị ta vừa chỉ vào máy, báo giá luôn: “Đây em này! Loại không dây, bắt được tín hiệu vào tivi khoảng 80-100m, loại này mới nhất đấy, giá cũng chỉ trên 500.000 chút thôi. Còn loại có dây rẻ hơn 100.000đ so với loại không dây. Loại này bất tiện lắm, phải ròng dây từ máy quay đến nơi xem, mà cũng chỉ được 40m là tối đa.

Thật khâm phục công nghệ của Trung Quốc, chỉ vài sợi dây điện nhỏ, mấy con vi mạch tí xíu... mà có thể biến thành camera quay phim hẳn hoi. Con camera không dây loại siêu nhỏ ở đây chỉ bằng đầu ngón tay cái, cực kì đơn giản. Nhưng đáng sợ hơn chúng có thể được cài vào cúc áo, quay lén bất cứ chỗ nào cũng đựơc, có trời mới phát hiện ra! Xem hàng thỏa thích, rồi tôi cũng trả với giá quá bèo để đi. Nhưng nếu có ý mua hàng thực thì chúng ta có thể mang hàng về nhà với giá chỉ bằng 2/3, hoặc có thể là 1/2 giá chủ quán đã chào ở trên.

ĐA PHẦN ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH XẤU
Qua sự tìm hiểu, thăm dò ngay chính những người bán hàng ở đây thì tôi được biết, đa phần khách mua máy là người trẻ tuổi, ở nơi khác đi du lịch, có tính hiếu kì thấy rẻ nên mua chơi. Còn công ty, cơ quan lớn, hay những gia đình giàu có thường mua loại camera theo dõi chính hãng có giá từ 2-3 triệu/chiếc trở lên. Vì giá quá rẻ nên nhiều người (thậm chí là sinh viên) có thể mua được loại hàng này. Nếu mua một chiếc máy siêu nhỏ dạng này về cũng chẳng có gì đáng kể. Nhưng điều đáng cảnh báo là ở chỗ, những chiếc máy này thường được thanh, thiếu niên sử dụng vào mục đích không lành mạnh. Trên một số trang websex... hay một số blog “bẩn” gần đây thường có những hình ảnh, đoạn phim sex, phim tự chế quay lén cảnh sinh hoạt đời thường.

Quả thực, với sự nhỏ, gọn thì những tay chơi lạc loài khi quay bằng loại camera siêu nhỏ này sẽ có độ an toàn rất lớn, không bị đối phương phát hiện. Có thể tường thuật trực tiếp các đối tượng cùng hành động ở mọi lúc mọi nơi, thời lượng thì vô hạn. Thực tế đã cho thấy, đích ngắm của những tay quay phim lén, mà trong đó có thể D. sẽ trở thành thành viên, là những quán cafe, buồng tắm, WC công cộng... Thậm chí có thể có những cảnh ướt át trong nhà nghỉ, phòng riêng... Qua những gì tôi đã mắt thấy tai nghe thì quả thực loại máy này khi tiêu thụ không hề gặp phải một sự kiểm tra, kiểm soát nào từ phía các cơ quan chức năng. Tại các điểm bán hàng, người bán kẻ mua có thể tự do cầm máy quay người khác, trình chiếu hình ảnh lên tivi, nhưng chẳng có ai nhắc nhở.

Sự xuất hiện của loại máy camera siêu nhỏ, kẻ xấu lợi dụng vào những mục đích đen tối. Nhưng để hình ảnh, đời tư, thân thể, cảnh yêu đương, ướt át... của mình không vô tình lên mạng, không để mình trở thành những diễn viên phim sex lâm li bất đắc dĩ thì mọi người (nhất là phụ nữ, những đôi yêu nhau) hãy tuyệt đối cảnh giác tại những nơi công cộng, nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng riêng.

D. Hải - D. Dũng

Cát Tiên: Bất Ngờ Trở Thành Ca Sĩ

Cô thiếu nữ có tên thật là Vũ Thủy Tiên mà tác giả giới thiệu đến quí vị hôm nay chính là nữ ca sĩ trẻ Cát Tiên. Sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, vì thế Cát Tiên không thể hình dung ra cảnh cực khổ, vất vả của những người nông dân - có thời gian bố mẹ cô từng ở trong thành phần đó ở Rạch Giá trước khi vượt biển đến Hoa Kỳ vào năm 1980.

Cát Tiên về thăm quê cha đất tổ lần đầu tiên sau khi thu hình video cho Trung tâm Vân Sơn ở Phi Luật Tân cách đây khỏang 2 năm, nhờ đó cô mới thấu hiểu được cảnh lam lũ và cực nhọc của những người dân quê, quanh năm chỉ sống bám vào thửa ruộng trong cảnh dãi dầu mưa nắng. So sánh với cuộc sống cô được hưởng ở Mỹ thật là cả một trời một vực, cô ý thức được sự cực khổ của các bậc sinh thành qua lời tâm sự: So sánh cuộc sống ở quê cháu với Mỹ thật là hoàn toàn khác biệt. Tại vì bên đây anh chị em cháu được bận đồ hiệu, mang giầy hiệu, lái xe. Trong khi về quê, cháu thấy mấy đứa bà con của cháu nghèo mà bận áo rách. Thấy vậy, cháu nói với đứa em út phải cố gắng đi học vì ba má khổ lắm mới đem được gia đình qua bên Mỹ. Nếu mà cháu ở bên Việt Nam, không biết cháu sẽ cái gì?

Cũng từ ý thức tự phát đó, Cát Tiên không những không mặc cảm mình là con của một gia đình nông dân nghèo khó, mà còn hãnh diện vì đã có một người bố, người mẹ đã khổ công nuôi dưỡng mình cùng các anh chị em để có được cuộc sống đầy đủ như ngày hôm nay. Trong số đó, chị của cô là một bác sĩ nhãn khoa. Như Cát tiên vừa nói, thật sự nếu cô sinh ra và lớn lên ở vùng quê của bố mẹ cô thì không biết bây giờ cô sẽ ra sao.

Được hỏi có thích về thăm quê hương Việt Nam hay không, Cát Tiên đã trả lời không lưỡng lự là cô từng đi nhiều nước và cảm thấy thoải mái hơn là về nơi quê cha đất tổ. Vì không thể nào thấy thoải mái và sung sướng được khi cuộc sống chung quanh mình còn quá nghèo nàn, cực khổ, cho nên nếu có dịp về chỉ để giúp đỡ phần nào những người thân trong gia đình, gọi là mang đến cho họ chút niềm vui.

Đối với Cát Tiên, trở thành một ca sĩ được nhiều ngưồi biết tới như hiện nay là điều cô không bao giờ ngờ tới. Dù rất yêu nhạc, mê nhạc, nhưng cô chỉ nghĩ rằng được đi hát vào những dịp cuối tuần trong những tiệc cưới đã là điều hạnh phúc.

Cát Tiên cho biết trước kia không hề ước mơ mình sẽ trở thành một ca sĩ nhà nghề, trong khi luôn nhắm tới một việc làm ổn định sau khi ra trường để có khả năng giúp đỡ gia đình, dù rằng bố mẹ của nguời nữ ca sĩ 25 tuổi này còn rất trẻ, cả hai năm nay chưa đầy 50. Ngoài ra, được hát trong những thánh lễ vào ngày Chúa nhật cùng với ca đoàn của giáo xứ cô cư ngụ cũng đã là một niềm vui lớn.

Một sự tình cờ đã khiến nếp sống của Cát Tiên hoàn toàn thay đổi. Trong thời gian cô cộng tác với ban nhạc The Blue Ocean ở Philadelphia, Pennsylvania - nơi cô sống với gia đình - một thời gian, Cát Tiên đã được MC Việt Thảo của Trung tâm Vân Sơn để ý đến giọng ca khàn khàn đặc biệït cùng những nét diễn tả linh động và trẻ trung của cô. Lúc ấy, nếu như được hỏi về ý định có nhận lời cộng tác với trung tâm này hay không thì có thể cô còn lưỡng lự. Trong lần trình diễn đó của Cát Tiên, khi Việt Thảo đã đứng trên sân khấu hỏi ý kiến khán giả có đồng ý nếu Trung tâm Vân Sơn mời một nữ ca sĩ địa phương của Philadelphia là Cát Tiên hát với tính cách nhà nghề hay không, toàn thể khán giả đã nhiệt liệt hoan nghênh ý kiến này. Trước một áp lực đầy cảm tình của khán giả có mặt, Cát Tiên khó có thể chối từ.

Và cuộc đời của Cát Tiên thay đổi hoàn toàn từ trường hợp bất ngờ đó, cô được trung tâm Vân Sơn mời cộng tác. Đúng hơn là kể từ chương trình video Vân Sơn 21, trong đó cô trình bày một nhạc phẩm Thái Lan, lời Việt mang tựa đề Ôi, Tình Yêu.

Mặc dù chưa từng được theo học nhạc, ngoài những giờ học nhạc căn bản ở bậc trung học, nhưng Cát Tiên đã tỏ ra rất có năng khiếu về ca hát. Cô cho là việc bố cô thường hay hát Karaoke đã ảnh hưởng không ít đến cô. Từ khi còn trong tuổi thiếu nhi, tiếng hát của Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh, Thanh Tuyền, Khánh Ly đã in sâu trong đầu óc cô. Tuy vậy, khi trở thành một giọng hát chuyên nghiệp, Cát Tiên chỉ chuyên về trình bày loại nhạc trẻ ngoại quốc được soạn lời Việt. Cát Tiên giải thích là do ảnh hưởng nặng nề của loại nhạc Rhythm & Blues mà cô được nghe rất nhiều ở thành phố Philadelphia - nơi có nhiều người Mỹ da đen cư ngụ. Có óc quan sát và thích học hỏi, những động tác nhún nhảy của nhạc R & B đã được Cát Tiên áp dụng khéo léo vào những tiết mục trình diễn của mình.

Với khả năng sáng tạo phong phú, Cát Tiên đã đóng góp nhiều ý kiến của cô về cách trang phục, về góc cạnh hình ảnh, vv.. .cho những lần xuất hiện của mình trên video. Sự luôn luôn đổi mới trong phần trình diễn của Cát Tiên đã khiến người thưởng thức không cảm thấy nhàm chán.

Sau khi nhận lời cộng tác với Trung tâm Vân Sơn và sau khi học xong College, cô con gái áp út trong một gia đình với bố mẹ là người miền Bắc gồm 4 người con này quyết định giã từ Philadelphia để sang nam California vào năm 2003 để những hoạt động ca nhạc của mình được thuận tiện hơn. Thoạt đầu, bố mẹ Cát Tiên không khuyến khích cô lắm trong việc theo đuổi con đường ca hát vì không nhận thấy tính cách chắc chắn của nghề này. Nhưng bây giờ Cát Tiên cho biết cả hai rất ủng hộ cô...

Mặc dù vậy, Cát Tiên cho biết theo nghề ca sĩ vì đã nhận thức được một điều theo cô rất thực tế : Cháu không nghĩ là theo nghề này lâu dài vì cháu hát nhạc trẻ và cháu biết là nhạc trẻ thì lúc nào cũng cần kiếm ca sĩ mới trẻ hơn, đẹp hơn. Cho nên cháu nghĩ là tới đâu thì hay tới đó thôi. Cháu tin là mình sẽ do the best I can..

Lần đầu tiên rời gia đình ở Philadelphia để qua sống một mình ở Nam California, Cát Tiên đã phải tự lo liệu lấy mọi thứ nên gặp nhiều khó khăn và vất vả. Hiện nay cô đã quen với cuộc sống tự lập, và cô không còn cảm thấy lẻ loi khi cùng với nữ ca sĩ Như Loan thuê chung một căn nhà. Từ ngày dời về nam California, Cát Tiên không còn tham gia vào sinh hoạt ca đoàn như xưa vì thường xuyên đi lưu diễn mỗi tuần. Là một người sinh ra trong một gia đình Công giáo ngoan đạo, Maria Vũ Thủy Tiên tiếc là không còn được dự thánh lễ đều đặn vào những ngày Chúa nhật. Nhưng dù bận thế nào chăng nữa, cô cũng không bỏ lễ trong những dịp Giáng sinh hay Phục sinh.

Ngoài việc đi show hay thu thanh, thu hình, cuộc sống thường ngày của Cát Tiên cũng là một cuộc sống bình thường như bao người khác: đi ngân hàng, ra bưu điện, đi chợ và nấu ăn. Cuộc sống máy móc hiện nay đã không làm mất đi bản sắc con người Á Đông nơi Cát Tiên khi cô vẫn nói được tiếng Việt sành sỏi mặc dù sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Không những thế, cô còn thích nấu những món ăn thuần túy Việt Nam như bánh canh, canh khổ qua, bò kho, v.v...

Cát Tiên không bị cái hào quang bên ngoài của nghề nghiệp làm chóa mắt để không nhìn thấy trước những vất vả, cực khổ mà những người không trong nghề không thấy được. Cô chấp nhận mọi thứ trước khi bước chân vào nghề này. Cô chấp nhận cả những gì không mấy đẹp mà thường xẩy ra phía sau hậu trường sân khấu. Theo như Cát Tiên đã nói, cô sẽ không theo nghề ca hát lâu dài vì biết thể loại nhạc cô trình bày luôn đòi hỏi sự trẻ trung nơi những nghệ sĩ trẻ tuổi. Nếu nghỉ hát, cô sẽ có dự định gì? Sẽ theo ngành thiết kế tóc, đó là câu trả lời của Cát Tiên vì ngành này đòi hỏi nhiều đầu óc thẩm mỹ. Còn về sở thích của mình, Cát Tiên mong muốn sẽ trở thành một giám đốc nghệ thuật, rất thích hợp với đầu óc sáng tạo thẩm mỹ của cô.

Sau gần 20 chương trình video Vân Sơn, Cát Tiên đã xác định được chỗ đứng của mình trong tâm hồn khán thính giả, xứng đáng được coi như là một trong những giọng ca trẻ thành công hiện nay.

Một vài chi tiết
về Cát Tiên:

Sở thích:
- Tất cả những gì liên quan đến nghệ thuật. Thích thể dục và nghe nhạc, nhất là trước khi đi ngủ. Ngòai ra còn rất thích sưu tầm các lọai đèn cầy!
- Những món ăn khóai khẩu: tất cả các loại khoai tây: khoai tán, chiên hoặc bỏ lò, nhất là khoai chiên McDonald''s!
- Những món Việt Nam thích nhất: canh khổ qua. Hồi còn nhỏ không ăn nổi vì thấy quá đắng, nhưng bây giờ thì bao nhiêu cũng hết! Không những vậy còn thường uống trà khổ qua mà chẳng còn cảm thấy đắng chút nào!
- Thích ăn nhiều cá. Tuy vậy lại bị dị ứng với hầu hết đồ biển, nhất là cua!
- Những nam nữ nghệ sĩ ngọai quốc và Việt Nam ưa thích: Diễm Liên, Céline Dion, Peter Max, Mariah Carey, v.v...
- Những nam nữ diễn viên ưa thích: Julia Roberts, Angela Basset, Tom Hanks, Matt Damon, v.v...
Những albums đã thực hiện: Ôi Tình Yêu; Tình Còn Mãi Buốn; With You Tonight; No 1; Ooh La La!

Trường Kỳ

Thơ Nhạc Hoài Niệm của Những Người Ly Xứ

Có những địa danh, khi nhắc đến, làm tim óc bồn chồn và hoang mang nhắc lại một thời gian không gian nào đó đã khuất nhưng còn âm hưởng. Hà Nội trong thơ Hoàng Anh Tuấn, trong nhạc Hoàng Dương; Sài Gòn trong thơ Nguyên Sa, trong nhạc Nguyễn Đình Toàn. Hà Nội trong tùy bút Mai Thảo, hay hồi ức Vũ Bằng; Sài Gòn trong truyện ngắn Tạ Tỵ, hay tùy bút Võ Phiến.

Những người ly xứ tha hương, khi thời tiết thay đổi, nghe như trong hồn âm vang những ngọn sóng, của một ngày động biển. Người Việt Nam, trong cuộc sống đã sẵn những buổi ra đi. Từ năm di cư đến ngày di tản, biết bao nhiêu tâm hồn mang nặng những nỗi niềm của cả một thời thế dông bão. Thơ, văn, nhạc, chuyên chở tâm sự thời đại. Những câu văn, những lời thơ, những ý nhạc phản ảnh những cuộc sống cực kỳ đặc biệt của một dân tộc đã quá quen với chiến tranh, khói lửa và tang tóc...

Sài Gòn, sau năm 1975. Hà Nội, sau năm 1954. Những thành phố của hoài niệm trong thời gian ấy. Năm 1954, hàng triệu người rời bỏ miền Bắc xuôi nam tìm tự do, cuộc di cư vĩ đại của những người ghê sợ Cộng sản. Năm 1975, Cộng sản chiếm toàn bộ đất nước. Hàng trăm ngàn người di tản ra ngoại quốc sau đó đến từng đợt vượt biển của hàng triệu người. Không gian, thời gian, của những biến cố kể trên, đã thành môi trường và động lực thúc đẩy văn nghệ sĩ để tạo thành những tác phẩm văn chương hay âm nhạc phản ảnh tâm tình thời đại. Một dòng nhạc hoài niệm kéo dài suốt nửa thế kỷ đã cho chúng ta những bản nhạc để đời. Những bản nhạc mà tuổi thọ của nó dài hơn tuổi thọ của chính tác giả sáng tạo ra nó. Nhạc sĩ có khi khuất bóng từ lâu, nhưng nhạc phẩm vẫn còn sống, còn được hát và còn được thính giả nghe và hâm mộ. Qua một thời gian, qua sự đãi lọc, bản nhạc có thể tồn tại được phải có sức lôi cuốn từ ngôn từ và điệu nhạc. Và nhất là, phù hợp với tâm tư của từng thời kỳ, của hoàn cảnh mỗi người khi nghe âm điệu ấy.

Với tôi, có những bản nhạc là một phần đời sống tôi. Những bản nhạc, nhắc lại một tháng ngày đã qua. Nghe nó, như sống lại một quá khứ. Thuở đó, là kỷ niệm. Thuở đó, là cái tôi riêng trải dài theo những đoạn đời. Có khi, tưởng quên lãng nhưng lại chợt về trong ký ức. Có người bạn, anh Trần Thăng, một người sản xuất nhiều băng nhạc và video nổi tiếng mang tên trung tâm Asia, Dạ Lan, Mây, đã chê tôi là “ông chỉ thích những bản “ antique” không mà chẳng để ý gì đến những bản nhạc mới sáng tác, mọi người đều như thế thì âm nhạc sao phát triển được “. Tôi chỉ cười nhưng thầm nghĩ, ừ, tôi chỉ thích những gì hợp với tôi bất kể là nhạc thính phòng hay nhạc đại chúng, nhạc cũ hay nhạc mới nhạc trẻ. Tôi có những băng nhạc thật cũ, âm thanh nghe nhiều quá thành rè rè mà tôi vẫn giữ lại. Và, nếu có ai có những bản nhạc cũ mà tôi thích ấy, tôi thu lại để nghe. Tính khí ấy có lẽ cũng không hay lắm, nhưng đã quen nết rồi, biết làm sao. Nhiều khi, tôi nghe nhạc trong vô thức, lúc đọc sách, lúc lái xe hay cả những lúc đang chập chờn giấc ngủ. Cái cung cách nghe nhạc mà như không nghe nhạc ấy có lẽ không phải là của một người thành thạo về âm nhạc. Nhưng đó cũng là một phần đời sống của tôi, dù chỉ là một phút một giây.Tôi sống một phút. Cũng như tôi cảm âm nhạc một giây, mặc dù bằng hai lỗ tai “ điếc nhạc”…

Năm 1954, gia đình tôi di cư vào Nam. Đang học tiểu học, lạ người lạ cảnh, tâm tư như tờ giấy trắng, nhưng tôi vẫn nhớ như in bài hát mà tôi đã gân cổ hát trong giờ sinh hoạt học đường. Lúc ấy, hào hứng tin tưởng xiết bao. Bản nhạc “Về miền Nam“ của Trọng Khương nhắc lại tôi ngày thơ ấu:

“Đứng vùng lên nào bao thanh niên yêu nước
Hướng về đây miền nam thân yêu nắng sáng
Theo vết chân người xưa ta tiến lên đường đi
Bao nắng mưa sương gió nào ngại chi.
Sông nào cắt đứt đôi nơi
Sông nào xé nát tim tôi
Sông nào bóp chết thương yêu Việt Nam ơi!… “

Bài hát ấy, với tôi, tự nhiên nhắc và nhớ đến những khuôn mặt ấu thơ. Những cô giáo, thầy giáo khai tâm tuổi nhỏ. Cùng với ngôn từ và điệu nhạc, là bước chân trở về. Đó, lãnh địa thiêng liêng của đời người, mà dần dần thời gian đi qua, in sâu trên tiềm thức. Đất nước mới, mở ra những lạc quan, như tuổi xanh ngây thơ nhưng thật nhiều ước vọng... Bài hát như một dây chuyền để bắt đầu cho một chuỗi liên tưởng. Vô tình, bài hát như một contact để mở một mạch điện cho khúc phim đời sống riêng tôi.

Nhưng những bài hát khác, thường là những nỗi buồn, ngâm ngùi hướng vọng về chốn quê xa. Hàng trăm ca khúc có chung dòng nhạc. Không phải chỉ với bài hát ấy, mà còn nhiều bài hát khác, nhiều phim truyện khác, nhắc nhớ lại thời kỳ đặc biệt của đất nước. Một cách khái quát, theo bài thuyết trình “ Love and Longing at the Border : Songs On Both Sides of the 17th Parallel” của Jason Gibbs trong seminar của Popular Culture Association tại thành phố San Antonio, tiểu bang Texas thì có tới 18 ca khúc của những người di cư nhớ về quê hương cũ đã xa. Như: Bắc Một Nhịp cầu“ của Hoàng Trọng, lời Hồ Đình Phương, “Biệt Hải Phòng”, của Phó Quốc Thăng, “Chờ Anh Em Nhé”, của Xuân Tiên, lời Nhật Bằng, “Chuyến Đò Vĩ Tuyến“ của Lam Phương, “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành, “Hận Ly Hương“ của Anh Hoa và Ngọc Lang, “Hướng Về Đất Bắc“ của Phó Quốc Thăng, “Hướng Về Hà Nội“ của Hoàng Dương, “Lá Thư Gửi Mẹ” của Nguyễn Hiền, lời Thái Thảo, “Mộng Ngày Hồi Hương”, của Hoàng Trọng, Hồ Đình Phương, “Sầu Ly Hương” của Lam Phương, “Thu Ly Hương” của Nhật Bằng và Đan Thọ, “Tình Cố Đô” của Lam Phương lời Mạnh Thương, “Về Bến Xưa“ của Nguyễn Hiền, lời Thiện Huấn, “Vọng Cố Đô” của Đan Thọ Nhật Bằng, “Xa Quê Hương” của Đan Tho, Xuân Tiên, “Xuân ly Hương” của Phó Quốc Lân.. Nhưng danh sách ấy chưa đầy đủ lắm, còn thiếu một cách đáng kể: “Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội” của Phạm Đình Chương, thơ Hoàng Anh Tuấn, “Mùa Hoa Nở“ của Cung Tiến,…

Trong những bài hát ấy, Hà Nội như một hình tượng của nhung nhớ. Thành phố ấy, phải rời bỏ đi xa với nỗi đau đớn tận cùng. Hà Nội ơi! Có phải là tiếng kêu thảng thốt của trái tim vỡ vụn. Không phải với tôi mà chung của rất nhiều người, Hà Nội thành thánh địa của hồi tưởng. Lúc học trung học, hai thành phố gợi cho tôi nhiều ấn tượng và mê đắm nhất là Paris và Hà Nội. Lúc đó, tôi chỉ mong có ngày đặt chân đến. Paris của cậu bé Vincent trong sách “ Cours De Langues et de Civilisations “ của giáo sư Mauger mở ra biết bao nhiêu ảnh tượng kỳ thú. Còn Hà Nội, là “Đêm Giã Từ Hà Nội“ của Mai Thảo, là “Ung thư” của Thanh Tâm Tuyền, hay nhạc “Hướng Về Hà Nội“ của Hoàng Dương:

“Hà Nội ơi! Những ngày vui đã ra đi
Biết người còn nhớ nhung chi,
Hết rồi giây phút phân ly
Hà Nội ơi, dáng huyền tha thướt đê mê
Tóc thề thả gió lê thê
Biết đâu ngày ấy em về...“

Không gian xa cách ngàn trùng. Thời gian chia ly vời vợi. Đời sống bỗng lênh đênh chia hai giữa buồn nhớ và hy vọng. Sẽ có một ngày trở về, có phải?. Nhưng cuộc sống như dòng nước trôi đi lạnh lùng. Xa xứ và ly hương, như dòng sông Bến Hải chia đôi đất nước. Phạm Đình Chương phổ nhạc thơ Hoàng Anh Tuấn: “Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội”, một bài hát mà mỗi khi người di cư nghe lại quặn đau:

“Mưa hoàng hôn trên thành phố heo may vào hồn
Thoảng hương tóc em ngày qua
Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà
Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa
Thương mầu áo ngà
Thương mắt kiêu sa
Hiền ngoan thiết tha...“

Và, rồi còn nhiều nữa. ”Chuyến Đò Vĩ Tuyến“ của Lam Phương, “Đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu...”, “Bắc Một Nhịp Cầu “ của Hoàng Trọng, lời Hồ Đình Phương “Lạnh lùng phương Nam mơ bóng cây xanh ven hồ. Ngậm ngùi phương Bắc trông lúa xa xăm mong chờ. Vì một dòng sông xóa mờ. Tình đời lìa đôi bến bờ...”, “Vọng Cố Đô” của Đan Thọ và Nhật Bằng “Hà Nội ơi! Xa cách muôn trùng dương. Những lúc sương chiều xuống. Tìm đâu bóng Hồ Gươm lòng bao mến thương..”, “Mùa Hoa Nở“ của Cung Tiến “Chiều mưa thương nhớ đến bao giờ. Đường về nẻo Bắc xa mờ, mơ hồ. Đàn chim gieo thương nhớ. Câu tiếng nước nhà...“ Những bản nhạc ấy, trôi theo dòng sông âm nhạc và liên tiếp nhau để thành một thời đại hoài niệm, mà tiếng kêu tha thiết vẳng lên từ nơi chốn đã vời xa: Hà Nội. Tiếng hát, lời ca, không còn đơn thuần là ca khúc mà đi xa hơn, để thành chia sẻ, kỷ niệm của một phần của đời người. Bao nhiêu năm, với bao nhiêu ban nhạc thính phòng hoặc đại chúng, được trình diễn từ những ca sĩ tuyệt vời, những bản nhạc ấy vẫn sống, từ thời hòa bình tạm thời đến cuộc chiến khốc liệt. Mấy chục năm, vẫn không phai cảm xúc trong lòng khán thính giả...

Năm 1975, cơn hồng thủy lại đến với dân tộc Việt Nam. Đất nước thống nhất, hòa bình nhưng trại tù mở ra khắp nước. Kinh tế lụn bại, chính tình hà khắc, dân chúng đói khổ. Rồi đánh tư sản, rồi vơ vét tiền của người dân khiến hàng triệu người bỏ xứ ra đi tìm đất sống. Những chuyện phim như Chúng Tôi Muốn Sống, Đất Lành,..bỗng thành hiện thực. Và, dòng nhạc hoài niệm lại tiếp nối. Tâm tư, nỗi niềm của thế hệ, của thời đại lại phản ánh rõ nét. Ở hải ngoại, ngóng về quê hương, về Sài Gòn với tấm lòng tan nát. Nốt nhạc lời ca thành tiếng vọng gửi về qua khoảng cách của hai bờ đại dương. Không phải chỉ những nhạc sĩ hải ngoại mới viết nhạc hoài niệm xa xứ mà những người viết nhạc còn ở trong nước cũng sáng tác trong tâm cảm như vậy. Sài Gòn, sao khi nhắc đến toàn là chia ly, vĩnh biệt. Nguyễn Đình Toàn, khi còn ở trong nước đã viết “Nước Mắt Cho Sài Gòn”:

"Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như dòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
Ta hỏi thầm em có nhớ không?

Sài Gòn ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao
Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
Sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
Nay còn gì đâu..."

Bài hát ấy, bị một nhà văn trong nước mỉa mai rằng “là một bản nhạc cay cú về một thành phố mất tên”. Ông ta quên rằng Sài Gòn đã thành tên của một lãnh tụ công sản đầy tội ác: Hồ Chí Minh. Nhưng ai biết được chuyện dâu biển, những tên như Stalingrad, hay Leningrad ở Nga Xô Viết đã trở lại tên thành phố cũ thuở trước. Sài Gòn vẫn mãi là Sài Gòn.

Và, tôi không phải là một người thông hiểu về âm nhạc lắm nhưng cũng đã nghe nhiều bản nhạc với chủ đề hoài nhớ quê hương và khát vọng sẽ trở về khi đất nước tự do dân chủ. Như “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên“ của Nguyễn Đình Toàn, “Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt“, “Người Di Tản Buồn” của Nam Lộc, “ Đêm Nhớ Về Sài Gòn” của Trầm Tử Thiêng, “Thương Nhớ Sài Gòn” của Phạm Duy, “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn“, thơ Du Tử Lê, nhạc Phạm Đình Chương, “Khi Xa Sài Gòn“, thơ Kim Tuấn, nhạc Lê Uyên Phương, “Cho Một Thành Phố Mất Tên”, thơ Hoàng Ngọc Ẩn, nhạc Phạm Đình Chương, “Sài Gòn Cảm Khúc“ của Trần Chí Phúc,...

Tôi yêu những bản nhạc nói giùm tôi những tâm tư và ước vọng. Độ chừng, nhiều người cũng giống tôi. Tôi chỉ yêu và thích chứ không đặt tiêu chuẩn hay dở. Có những khi, nghe những bản nhạc cũ, lại bồi hồi. Xốn xang. Tôi biết chắc một điều có những bản nhạc đã cùng sống và cùng thở với tôi trong chung một cuộc nhân sinh. Đâu có thể nào có ai mang cắt đi một phần tâm linh được.... Như mang xóa bỏ đi những bài hát hoài niệm yêu quê hương của thời đại tôi, dân tộc tôi... Dù, kẻ đó là những người của chế độ ngụy tín Cộng sản hiện hữu. Những bài hát ấy, có phải là bằng chứng cho một quãng thời gian đầy biến cố tang thương đau đớn. Chia ly, hận thù, giết chóc, chuyện quê hương,đất nước tôi...

Nguyễn Mạnh Trinh