Thứ Ba, 10 tháng 7, 2007

Dịch Vụ: Đấm Lưng, Xoa Bóp, Sửa Trặc Xương...


ALLÔÔÔ! BÁNH BÈO DÌ NĂM


Nhà Hàng: Phở THÔNG - LE KOK


Siêu Thị: CHỢ ĐÔNG DƯƠNG


Tiệm Kính Thuốc: VISION CENTER


Cần Người: Cần tuyển nhiều lập trình viên .NET

Nhà Đất: Nhà Mua Được Trừ Thuế

Du Lịch: Trung Tâm Bán Vé Máy Bay PACIFIC VOYAGES


Du Lịch: Trung Tâm Bán Vé Máy Bay MT VOYAGES


Du Lịch: Bán Vé Máy Bay CFA VOYAGES


Du Lịch: Bán Vé Máy Bay ARIANE TOURS

Tiệm Kính Thuốc: OPTIC TOLBIAC


Nhà Hàng: MEKONG (Lognes) - Mỗi Tối Thứ 6 Có Nhạc Sống


Nhà Hàng: TRI KỶ QUÁN (Nhạc Sống, Karaoké, Cùng Nhau Hát)


Trung Tâm Băng Nhạc: DIỄM PHƯƠNG




Nhà Hàng: LE BAMBOU - Quán CÂY TRE


Tiệm Vàng: KIM PHỤNG


Prêt À Porter: HOA LY - KIM HOA


Tràn Trề Tình Cảm !

Dân Việt tỵ nạn sang đây thấm thoát đã gần phần ba thế kỷ. Vật đổi, sao dời. Ngày mới bước chân sang đây, “nhà nước ta” nhìn theo, chửi đổng: “Đồ ma cô, đĩ điếm, bám chân đế quốc Mỹ.”

Ngày nay đô la xanh, máy chụp hình, quay phim, giấy quốc tịch đeo lủng lẳng cùng người, nhà nước ta nhìn người tỵ nạn, thuyền nhân trở về, với vòng tay âu yếm, ân cần ngợi khen: “Chà, Việt Kiều yêu nước về thăm đất nước để giúp “quê hương là chùm khế ngọt” thì thiệt là có tấm lòng yêu nước quý hóa.”

Mới đây, khi sang thăm nước Mỹ, ông chủ tịch “nhà nước ta” Nguyễn Minh Triết còn gọi người Việt hải ngoại là “Máu của máu Việt Nam!” Tuy chẳng hiểu ông chủ tịch nói gì nhưng nghe nói tới máu mủ là tôi sợ muốn chết.

Ông nhà báo sốt ruột:

- Chuyện nhà nước khen ngợi “Việt Kiều” hay muốn ám chỉ rằng “mình” và “ta” tuy hai mà một, vẫn có chung dòng máu, vẫn là đồng bào thì có ăn chung gì tới các bà mà phải đem bàn?

- Có chứ, trên đời chuyện gì cũng có nhân, có quả cả ông ạ. Các ông tỵ nạn, các ông thuyền nhân, bộ nhân sau một thời gian cầy bừa vất vả hay các ông Hát- Ô đến trễ tràng khi đã gần hết tuổi lao động trên xứ người thì vừa khi nhà nước ta thấy rằng tiền nào cũng là tiền.

Hơn nữa, tiền của Việt Kiều xứ người gửi về vừa nhiều, vừa thơm, vừa dễ, không hề đòi hỏi điều kiện dân chủ, nhân quyền khó nuốt vì đa số gửi về để giúp gia đình, giúp người nghèo khó nên “nhà nước ta” khuyến khích, dụ dỗ, lừa gạt trăm phương ngàn cách cho Việt Kiều gửi tiền về. Nhà thơ gật gù:

- Tất cả những gì về lưu manh, lừa gạt tôi phục chúng nó nhất. Trên đời chưa từng có “nhà nước nào” nghĩ ra cách kiếm tiền giỏi một cách tuyệt đối, ba trợn và vô liêm sỉ như chúng nó. Nhưng nghĩ cho cùng, nếu mình không ham về ăn chơi, không ham về kiếm tiền để bị lừa gạt, không ham vợ bé, đào non thì làm gì nó lợi dụng được mình, nó xỏ mũi mình, nó sai bảo mình chi tiền vào những chỗ nó muốn mình chi?

Bà nhà báo cười:

- “Nhà nước ta” đâu phải chỉ tài giỏi về mặt kiếm tiền, họ giỏi về nhiều mặt khác nữa. Chuyện lưu manh như chuyện dựng đứng những nhân vật anh hùng, thần thánh: “Bác Hồ”, “Anh Kim Đồng” chẳng hạn. Còn bầu cử luôn luôn dân đi bầu tới... 99% như trong tất cả các cuộc bầu cử và cuộc bầu quốc hội vừa qua cũng thế. Bao giờ cũng giở trò “Đảng cử, dân bầu!” Đúng là trò dụ dỗ trẻ con!

- Còn chuyện xúi dân ăn cứt gà nữa chi! Ngày xưa, cho bọn “Ngụy” mình vượt biên bán chính thức để thu tiền rồi hoặc dắt ra bỏ giữa biển cho chết chìm, hoặc bắn ngay vào tầu khi vừa ra khỏi bãi là thường.

Người chết không nói được nhưng còn những người sống sót, còn những bằng chứng sờ sờ mà chúng nó vẫn lấp liếm được thì đúng là mặt dầy! Thế mà dân mình cứ cúi đầu nghe mới là chuyện lạ.

Nhà văn thở dài, nhỏ giọng xuống, tâm sự:

- Các cụ ạ, nói không phải chứ tôi thấy dân mình... chẳng anh hùng tí nào cả. Hay ít ra thì từ ngày có Cộng Sản đến giờ. Con giun xéo lắm cũng quằn thế mà đã hơn nửa thế kỷ qua, cứ có một đường lối, một chính sách, một cách tuyên truyền, thế mà lần nào cũng mắc bẫy, nó nói sao dân nghe vậy, nó đàn áp thế nào cũng chịu rồi chỉ biết kêu than.

Nhà thơ gật gù:

- Thằng nào tham nhũng, ăn chơi được thì cứ ăn chết bỏ. Ăn từ nhà thương ăn ra nghĩa địa, ăn từ người bệnh cho tới người chết. Xác người cứ bán, nghĩa địa cứ đào. Chất thải độc làm dân chết cả làng vì ung thư? OK, miễn là nhà máy, công ty chi tiền cho “nhà nước” hậu hĩ. Miễn là giàu sang. Sống chết mặc bay.

Thằng nào bán máu, bán con, bán vợ thì cứ bán. Cha mẹ bán con đi làm vợ lẽ, làm điếm được thì cứ bán lấy tiền xây nhà tường. Không thể nào tưởng tượng được xã hội Việt Nam với gần năm ngàn năm văn hiến mà dường như vô văn hóa trong cách đối xử giữa con người với con người, giữa chính phủ với người dân, giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái với nhau.

Hình như bây giờ, số dân Việt chẳng còn mấy tí sĩ diện, lương tâm hơi nhiều, nó trở thành khuynh hướng thời đại chứ không phải chỉ là một vài trường hợp riêng rẽ nữa! Đáng buồn biết mấy!

Ông Hát Ô buồn thiu:

- Thanh niên trí thức thì cứ nửa thức, nửa ngủ. Những người có lòng với đất nước kêu gọi gần chết cũng chẳng mấy người hưởng ứng. Mất đất, mất nhà, ra trước nhà các ông lớn, ra tới trước “nhà tiếp dân” thì bị đánh, bị dẹp gần chết cũng chẳng ông lớn, bà nhỏ nào ra đấy can thiệp. “Mẹ Việt Nam chết” cũng mặc kệ. “Người con gái VN da vàng” đi bán “vốn tự có” cũng kệ em! Chưa bao giờ nhân phẩm người đàn bà VN bị rẻ rúng đến vậy.

Bà nhà thơ kêu:

- Nghệ sĩ thì chỉ bắt chước người ta, chẳng thấy được tác phẩm nghệ thuật nào có giá trị. Chưa hết, đàn ông, thanh niên VN thấy người yêu, đàn bà con gái ào ào “xuất khẩu” lấy chồng xứ người, dù đui què, sứt mẻ cũng chỉ biết kêu than: “Con chim đa đa đậu nhánh đa đa. Chồng gần không lấy, sao em lấy chồng xa..?”

Câu hỏi đó, các ông Việt Nam phải tự hỏi mình. Sáng, trưa, chiều tối, khuya, sớm đều nhậu nhẹt lu bù, quán ăn, bia rượu, gái ghiếc, xì ke, thuốc lắc, ma túy cứ nườm nượp từ ông lớn tới thằng nhỏ. Thử hỏi ông ăn tiêu thì ai nhịn? Vợ con ông chứ ai nếu ông không phải tay chuyên môn nói ra bạc, khạc ra tiền hay nắm được vài cái dù che ấm áp cả cuộc đời?

Bà nhà văn thấy bà bạn vàng hăng quá, cười tủm tỉ

- Làm gì mà bà nóng thế? Các ông lớn trong cái “nhà nước ta” bây giờ cũng văn minh lắm, các ông sạch như lau, như ly, có thấy điều tiếng gì đâu nào. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết chẳng tuyên bố đại khái rằng: “Chúng tôi đã từng bị mất tự do nên chúng tôi rất yêu mến tự do và tôn trọng nhân quyền lắm lắm. Chúng tôi chẳng có tù nhân lương tâm nào cả, chỉ có bọn phản động, chống phá an ninh tổ quốc thì phải trừng trị thẳng tay chứ...”

Ông Hát Dù cười khẩy:

- Thì cũng như vụ chúng lừa gạt chúng tôi vào tù rồi bảo để giáo dục chúng tôi ấy mà. Đồ vô giáo dục, vô liêm sỉ mà đòi dậy người khác học làm người!

- Chưa hết, kỳ này ông Triết sang đây toàn nói chuỵên tình cảm, chuyện “dù trong hay ngoài nước cũng đều là người Việt Nam”, chuyện ông muốn mời những đồng bào đang biểu tình dàn chào ông và đòi nhân quyền cũng như tự do cho Việt Nam vào ăn tiệc cùng với ông...

Bà nhà văn xuýt xoa:

- Trời ơi, cơ hội ngàn năm một thủơ ông được gặp khúc ruột xa ngàn dặm. Ông đã xổ nho “Tha hương ngộ cố tri”, nhất là cố tri đang biểu tình mà ông nỡ bỏ qua không xuống “rua” nhau một cái có phải là thắm thiết tình cảm không.

Nhà thơ bĩu môi:

- Chẳng qua ông Triết rút kinh nghiệm vụ Phan Văn Khải sang đây bị “Đồng bào, khúc ruột xa ngàn dặm” dàn chào kỹ rồi tố cáo ngay trong buổi họp báo là “Anh là tên nói láo!”. Hắn không kềm nổi thú tính quen thuộc của chính thể độc tài, đã quát lên đòi: “Đuổi nó ra!” Thời buổi tin học bây giờ, những hình ảnh đó trông... lạc hậu, ấu trĩ, thô bỉ và chỉ có hại cho những chuyến thương lượng cũng như hình ảnh của nhà nước VN mà thôi.

Ông Hát Dù gật gù, thở ra

- Kỳ này, ông Triết muốn vẽ một hình ảnh mới mẻ, văn minh, cởi mở và hơn nữa, đầy tràn tình cảm qua những câu thơ ông ngâm nga quảng cáo: “Quê hương là chùm khế ngọt...”Thật ra khế thường chua gần chết, lâu lâu mới có một cây gọi là khế ngọt, tức là chỉ hơi hơi không... chua thôi chứ làm gì có khế ngọt, cũng như chanh ngọt tức là chanh không chua, thế thôi.

Thiên hạ cứ nghe ngọt ngào, xuôi tai là tin bằng chết. Các cụ thấy nhà thơ Hoàng Cầm ca tụng “lá diêu bông” đấy. Làm gì có lá diêu bông, thế mà ai cũng nhớ, cũng thích bài thơ. Ông Triết biết thế nên lợi dụng bài thơ nổi tiếng để “dụ” đồng bào về quê, chung tiền cho các ông ăn chơi, tham nhũng, xây dinh, nuôi “con nuôi, cháu nuôi”... và hơn nữa, để củng cố cho cái chế độ độc tài, đảng trị của Cộng Sản.

Ông Hát Ô cười:

- Đúng vậy, tin vào diễn xuất của ông Triết cũng như tin vào những giọt nước mắt cá sấu của “bác Hồ” ngày nào sau khi “bác” bán cụ Phan cho Pháp để lấy tiền.

Nhà văn thở dài:

- Thế mà bao giờ cũng có những người mắc bẫy. Trong số khoảng 700 người dự bữa tiệc với ông để nghe ông quảng cáo về những cơ hội đầu tư kỳ vào VN, thế nào ông Triết cũng bẫy được một số con mồi ngây thơ.

Các cụ có nhớ vụ ông vua chả giò đang kiện nhà nước ta ra trước tòa án quốc tế về tội tước đoạt tài sản, bắt bỏ tù ông ta không? Vụ ông chủ trường bị mất trường sau khi trường làm ăn khấm khá...

- Chưa hết, còn thằng Trần Trường, con cờ sáng chói dám làm bàn thờ Hồ Chí Minh giữa phố Bolsa rồi đem tiền về VN kinh doanh với nhà nước ta, tưởng rằng mình là con cưng của “bác và đảng” cũng đang bị tù và đang chống án đó.

Nhà thơ cười miếng chi:

- Tôi vẫn cho thế là đáng đời. Tuy nhiên, phải nói là tiên trách kỷ, hậu trách nhân, nếu mình không tham tiền, không ngu dại để quên cái bản chất lật lọng, thâm hiểm, tráo trở, không ham về ăn chơi thì làm sao nó dụ dỗ được mình?

Kathy Trần

KHỖ QUA XÀO THỊT BÒ - CÔNG THỨC HINH TRẦN

VẬT LIỆU:

1/2 lb thịt bò
1 lb khổ qua
3 tép tỏi
1/3 đậu đen tàu xì
1 muỗng cà fê dầu mè
1/2 muỗng bột năng
3 muỗng canh nuớc
1 muỗng cà fê dầu ăn
muối và đuờng
hành tiêu

CÁCH LÀM:

Cắt thịt bò cho mỏng. Giã nát toỉ và đậu đen tàu xỉ. Trộn dàu hào củng vơi nuớc và bột. Cắt khổ qua ra làm 2, bỏ hột và cắt xèo. Cho dàu ăn vào chảo, đảo toi và tàu xì cho thơm cho khổ qua vào đảo lên cho đều, khoảng 5 phút sau cho thịt vao trộn đều. Nhớ cho lửa thật lớn va sau đo cho nuớc bột, dầu hào vào đảo đèu cho sánh lại, là đuơc, nhắc ra khỏi bêp rắc hành tiêu. Nêu thich ăn ngọt thì cho tí teọ đuờng vào sauce, còn ht thì 0 thích ăn đuờng

CÁCH 2:

BÒ XẰO KHỖ QUA
Công thức cuả Hinh Trần

Món khỗ qua ăn rât mát, ht cũng rât ưa thích món này. Hôm nay chúng ta làm món khổ qua xào các bạn nhé, món này ăn với cơm và chấm nuớc mắm ớt là ngon tuyệt với.

Vật liệu:

Nửa lb thịt bò mềm, cắt mỏng, miêng vừa ăn
1 lb khổ qua cắt mỏng chiều ngang
hành lá, ngò, toỉ bằm 3 tèp
nuớc mắm, tiêu, bột ngọt
chút xiú đừong

Cách làm:

Bắc chảo lên bếp phi toỉ, cho thịt bò vào xào nhanh, thịt tái lấy ra khoỉ bếp nêm tiêu, nuớc mắm, đuờng, bột ngo, để thịt vào chén riêng. Dùng chảo cho lửa lớn hco thêm dầu ăn vào đồ vài thià, băm toỉ cho vào phi thơm, đổ khỏ qua vao đảo đều chừng 5 phút, thây khổ qua mềm, trộn thịt vào gia vị cho vừa ăn, tắt bếp rắc hành là trộn đều, rắc tiệu cho vào điã bàn dọn ăn nóng, rắc ít ngò lên mặt cho đệp, nhớ chấm nuóc măm ớt cho tăng vị.

KHỔ QUA NGÂM NUƠC MẮM - CÔNG THỨC HINH TRÀN


VẬT LIỆU:

2 trái khổ qua
nuớc mắm
đuờng
ít dầm

CÁCH LÀM:

Khổ qua mổ đôi, bỏ hột, cắt xéo như trong hình. Trộn cùng nuớc mắm 1 phần, 1 phần đuờng, còn dấm tỉ dụ 1 cup nuớc mắm thì 1/8 cup dấm. Trộn đều khoảng 1 ngày là ăn đuơc.

THỊT KHO MĂNG TRỨNG NƯƠC DỪA - CÔNG THỨC HINH TRẦN

VẬT LIỆU:

2 lb thịt ba roị hoặc thịt vai
5 quả trứng gà
5 tép tỏi
2 cây hành la
3 muỗng canh nuớc mắm mặn
4 muỗng canh đuờng
1 lon nuớc dùa tuơi hay soda
muối tuỳ ý
măng khô (đã làm sẵn để nấu)

CÁCH LÀM:

Cắt thịt lợn ra từng cục nhỏ như hình. Luộc trứng và lột vỏ. Đập toỉ cho dập, hành cũng vậy. Nấu nuớc dưà, đuờng cho vàngnâu , cho toỉ vào và hành, quậy đếu sau đó cho thịt vào củng nuớc mắm. Sau cùng cho vào trứng và nuớc dừ, nấu cho lửa trung bình đến khi thịt mềm, cho muối vào cho vừa ăn. Cho măng vào nấu thêm cho thầm. Món này ăn kèm dưa giá, hoặc chấm rau sống và cơm.

Nhà In: POINT CONCEPT - Quick Print



Nhà Hàng: NGỌC XUYẾN SÀI GÒN


Nhà Hàng: SÔNG HƯƠNG Món Ăn HUẾ

Tiệm Uốn Tóc: NEW .H. CREATION

Dịch Vụ: Quay Phim, Chụp Hình IMATECH PHOTO VIDEO

Tiệm Thịt: HENG HENG SARL

"Gái Chạy Rong" Săn Khách

Giải khuây trong khi chờ mối...

Giờ đây ở Sài thành nhiều “bông hồng” trang bị cho mình những loại xe ga đời mới “chạy rong” trên các tuyến đường để “chào hàng” khách làng chơi.

Muôn mặt...
"gái" săn tình

Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quận 1, đoạn đường Xô Viết Nghệ Tĩnh từ cầu Thị Nghè đi Hàng Xanh ở quận Bình Thạnh và đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, quận 3… ngày cũng như đêm, có nhiều “bóng hồng” ăn mặc mát mẻ chạy rong lượn lờ bắt khách.

Trong vai khách làng chơi dạo trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi cùng một đồng nghiệp đã được các “bướm ngày” đi trên những chiếc xe tay ga SH, Atilla và Nouvo “dí” sát theo chèo kéo rất lộ liễu ngay khi thành phố chưa lên đèn.

Một cô gái tên H ăn mặc hết sức mát mẻ, lả lơi: “Các anh ơi có đi giải khuây không, em chìu?”. Chúng tôi chưa kịp định thần, một cô nàng mắt xanh tóc đỏ, mặc chiếc áo hai dây ngắn củn, chạy chiếc SH tiến tới áp sát vào xe tôi:

“Tụi em đi ba, hai anh thích em nào cứ chọn đi. “Tàu nhanh” 3 “xị” còn theo giờ thì 4 “xị”: 4 trăm nghìn. Tiền khách sạn em lo, đảm bảo khách sạn xịn anh à!”.

Anh bạn tôi vừa gật đầu, lập tức em tên H liếc mắt đưa tình rồi dẫn chúng tôi chạy thẳng đến khách sạn T.H trên đường Trường Sa (quận Bình Thạnh).

Không trang bị được những loại xe đắt tiền, một số “bướm đêm” đã bị loại thải dạt về chôn chân ở đường Hồng Hà (phường 2, Tân Bình) tìm chốn mưu sinh.

Mới hơn 6 giờ tối nhưng tại cung đường này đã xuất hiện hàng chục cô ăn mặc hở hang “đón đầu” ngay ở khu sân tennis của Câu lạc bộ Hàng không. Thấy chúng tôi chạy xe chầm chậm ngang qua, từ trong vỉa hè, 3 em ăn bận mát mẻ lao ra chào hàng.

Anh bạn tôi chê “hàng hết đát”, một cô gái cỡ 25 tuổi mặc chiếc áo hai dây chỉnh ngay: “Tụi em mới vào “nghề” nên chọn khu vực này cho an toàn. Anh thấy không, bọn em còn phục vụ cho các “đại gia” sau giờ chơi tennis nữa thì làm gì có hàng dỏm”.

Nói xong cô này đòi “khuyến mãi” cho xem “hàng”, rồi ra giá 200.000 đồng lo luôn bãi đáp là một khách sạn trên đường Hồng Hà.

Nhộn nhịp “chợ tình” Văn Thánh!

Lâu nay khu vực chợ Văn Thánh nằm trên tuyến đường Điện Biên Phủ (Bình Thạnh) là “trạm” cho cánh xe ôm và gái bán dâm hoạt động “chào hàng” khách làng chơi.

Theo chân một “thổ địa” tên Long tới khu vực này, tôi bị choáng vì sự xuất hiện của đội xe ôm chở gái vây lấy chào mời rất nhiệt tình. “Anh có “đi” không, em lấy giá rẻ: “Tàu nhanh” một trăm nghìn” - Giọng của một “đào” miền Tây môi son, tóc đỏ lả lơi.

Theo thổ địa Long thì Văn Thánh bây giờ được mệnh danh là vùng đất lành cho những “cánh bướm đêm” và đội ngũ cò ăn theo. Long cho biết:

Một xe ôm tại đây “phụ trách” khoảng 2 hoặc 3 đào, các đào có thể đi cùng xe ôm để “chào hàng” khi có khách vãng lai, cũng có thể ngồi một chỗ để những xe ôm kiêm bảo kê này đi “săn” khách, nếu săn được sẽ dẫn khách tới chỗ các đào để xem hàng rồi đi nhà trọ hay khách sạn… giải trí.

Khi chúng tôi đi xe chậm chậm tại khu vực này, lập tức tiếng nẹt bô, rú ga vang lên. Nhiều “bướm đêm” không trang bị được xe máy lại “hợp tác” với cánh xe ôm chở nhau lao ra đường săn tình.

Đi “tàu nhanh” 100.000 đồng, đi theo giờ thì 170.000 - 200.000 đồng, còn đi qua đêm thì từ 400.000 - 500.000 đồng” - Một “cò” xe ôm chạy theo chào giá với tôi.

Khi chúng tôi đồng ý, anh này rồ ga dẫn chúng tôi tới bãi đáp ngay sát chợ Văn Thánh. Tại cạnh quán cắt tóc massage nam N.T, khi chúng tôi vừa được cánh xe ôm “gắp” tới, 2 cô gái phấn son loè loẹt đang đợi khách chạy ra chào đón nhiệt tình.

Một em tên có tên Thu Giang ra giá rồi dẫn chúng tôi thẳng tới một căn nhà trọ cũ nát trên tuyến đường D2 (Bình Thạnh). Em này còn trấn an: “Nhà nghỉ này vừa lịch sự vừa an toàn nên các anh đã vào đây cứ yên tâm”.

Giang kể: “Do có cánh xe ôm “chạy mối” và bảo kê nên số tiền kiếm được của mỗi lần đi khách đều phải chia cho xe ôm một nửa, bọn em giữ lại một nửa để trả tiền phòng và “tái đầu tư”.

Sau khi thấy tin tưởng chúng tôi, Giang không ngần ngại: “Ở khu này rất nhiều gái nghiện nên các anh cũng nên cẩn thận. Em còn có chút lo cho gia đình còn mấy đứa nghiện có được đồng nào là cúng tiền cho “nàng tiên nâu” hết.

Nhiều đứa buồn đời, ế khách ngày nào cũng sát phạt nhau bằng những trò đỏ đen”. Theo Giang thì đêm nào gặp may có thể kiếm được 3 - 4 “cuốc tàu nhanh”. Nhưng “hàng xấu” hoặc những hôm trời mưa gió thì “mo”!

Lê Nguyễn

TÂM SỰ CỦA MỘT CHIẾC RĂNG

Bây giờ thì tôi nằm đây, trên mặt bàn, trông gớm ghiếc như một mẩu xương cũ và bẩn. Hình thể lồi lõm theo cách cấu trúc của chiếc răng bình thường, chỉ trừ một đường địa đạo đen thui nằm luồn phần ngang hông, như những vết sẹo lành da trên thân thể con người. Tuy vậy, tôi vẫn còn đủ ba chân răng vững chắc, đủ sức bám vào phần thịt bên dưới suốt gần sáu mươi năm cuộc đời, nếu không vì cái rãnh sâu kia để phải ra đi vào miền miên viễn.

Cũng buồn nhỉ, vì mặt bàn không phải là chỗ đứng của tôi, cho nên từ đây tôi đã là kẻ vô dụng, đâu phải chỗ nào mình cũng đứng được. Nhớ lại nơi chốn của mình ngày xưa, tôi cảm thấy lẻ loi khi bị gạt ra bên lề xã hội. Xã hội của răng, nghe có kỳ không? Nhưng thực tế là vậy, vì tôi được sinh ra để đi song song với cuộc đời của con người, chia xẻ buồn vui, tủi nhục , vinh quang với họ, dẫu chỗ đứng có khiêm nhường và hơi hẻo lánh, nhưng đâu vì thế mà không quan trọng.

Năm ấy, hình như là một mùa hè hai ven đường đầy những hoa phượng đỏ, con ve sầu kêu ve ve, khi tôi vừa mọc lên, đã thấy lấp ló bên ngoài những chị em trắng nõn và bé xíu. Sự ra đời của mỗi chiếc răng đã hành hạ chủ nhân tôi những cơn sốt nóng, ho hen , sổ mũi kéo dài suốt nửa tháng. Lũ oắt con bên ngoài tuy ra đời trước, nhưng chúng lại mảnh mai, nhỏ nhắn, còn lũ chúng tôi ở bên trong, kềnh càng như những ông hộ pháp, vất vả lắm mới nhô lên khỏi cái miếng thịt hồng hồng mà con người gọi là lợi. Bên ngoài là một lũ chị em nhà răng sinh ra đời chỉ để cười và để cắn, cho nên khi bọn trẻ con sắp mọc răng, chúng ngứa ngáy lắm, và gặp cái gì cũng kéo vào để nhây nhưa một cách thú vị.

Chủ nhân tôi hồi ấy là một thằng nhỏ bảy, tám tháng, cái khoái nhất để nhai cho tiện là chính bàn tay của chú. Vì thế suốt ngày chú đứng trong nôi, đút bàn tay vào mồm rồi cứ thế nút một cách thích thú. Khi say sưa với giòng sữa mẹ, chú cứ tỉnh queo mà nghiến lấy cái núm vú mềm mại ngon lành ấy. Chú làm cho người mẹ bực mình vì bị cắn đau, cho nên tức thời cái mặt chú bị ấn ngay vào bầu vú thơm tho khiến chú ngạt thở, vội nhả ra ngay. Nói đi cũng phải nói lại, cái đó không phải tại chú, tại mấy chiếc răng đang nứt lợi nó ngứa ngáy một cách kỳ dị, nó cần phải cắn vì Trời sinh nó thế. Sau này khi càng lớn lên, nhiệm vụ của nó còn quan trọng hơn ngoài việc cắn nó lại phải biết cười, vì cuộc đời có ăn tiền hay không cũng nhờ cái cười của răng nữa.

Đấy là lan man về lũ họ hàng nhà răng chúng tôi, mỗi đứa một nhiệm vụ. Mấy đứa bên ngoài trời sinh để làm cảnh, cho nên trông đứa nào cũng dễ thương. Hình dáng lại giống như cái bàn cuốc, nên người đời thường ví von gọi chúng là"răng bàn cuốc". Nó mảnh thôi, trông có vẻ hiền lành nhưng ngoạp vào đâu thì hệt chiếc cuốc xục vào chậu đất, khiến những thứ thức ăn lập tức được táp lấy đưa vào miệng một cách ngon lành. Thêm vào đấy là hai chú răng nanh bên vành miệng, trông chúng nó thật dữ tợn, biết ngay là phải đề phòng nếu không muốn bị xé cho tan xác. Mấy đứa chúng nó như răng liền răng, lợi liền lợi, giúp đỡ nhau kịch liệt để thanh toán tất cả những thứ mà con người muốn xơi. Nhìn tinh thần đoàn kết ấy thấy cũng hay hay, nếu cứ biết hợp quần gây sức mạnh như thế thì cái gì mà không xực được.

Dù vậy, khi bọn tôi mọc lên thì tất cả mới có đủ sức mạnh để làm xong nhiệm vụ quan trọng, để có thể thanh toán được tất cả những thứ cứng cỏi, hóc búa nhất của thức ăn , đẩy qua thực quản mà không bị mắc nghẹn. Tôi phải nói ra điều này dù có vẻ không tao nhã, nhưng giá không có lũ "vai u thịt bắp" chúng tôi giúp sức, cái lũ bên ngoài kia cũng chả làm cách nào cho xong việc. Có một lần cãi nhau vì chuyện ấy, đó là chỗ đứng của răng trong mỗi cái miệng người, như chỗ đứng của người trong xã hội. Lũ kia cứ cho là mình đài các, tự ví mình như những nhân viên ngoại giao để con người mang đi cười cợt, giao tế với bên ngoài. Cái tật hợm hĩnh này cũng chỉ vì con người chiếu cố đến chúng nó hơn, thích khoe cái mẽ bên ngoài mà không trân trọng chiều sâu của bên trong, họ chỉ hay săn sóc chúng nó và thường đứng soi gương để tập cười một mình. Bởi vậy chúng mới lên mặt khinh người, ra điều cũng răng mà đứa cao đứa thấp. Tức mình , bọn tôi đình công không nhai một bữa xem sao, cho nên hôm ấy chủ nhân tôi vì ăn vội vã, nuốt nhanh thành mắc nghẹn, tởn tới già, lúc ấy mới thấm thía câu "ăn phải nhai, nói phải nghĩ ". A^u cũng là một kinh nghiệm sống để cậu ta ghi nhớ mãi, khi biết rằng cuộc đời cái này vẫn phải cần đến cái kia.

* * *

Cuộc đời trải dài theo năm tháng, mỗi lần hồi tưởng lại lòng ai cũng rưng rưng với kỷ niệm. Tôi đi theo chủ nhân như bóng với hình, như con người không thể tách rời với thăng trầm dòng lịch sử dân tộc. Tôi đã thử tách mình ra khỏi cuộc đời của chủ nhân, để nhắm mắt cho rằng mình chỉ là công cụ của người ấy mà thôi, nhưng thật ra lại gắn bó với nhau nhiều, khiến mỗi một thay đổi trong cuộc đời anh ta, tôi đều có chia xẻ. Bình thường thì không có gì phải ngẫm nghĩ, nhưng những lúc trong họ hàng anh em nhà răng chúng tôi, bị ốm đau do sự ăn uống, giữ vệ sinh cẩu thả của anh ta, tạo nên những lỗ sâu gây sự đau nhức, tôi cũng buồn vậy. Nhìn anh ta những lúc lên cơn đau răng, chổng khu, hả mồm, rên la đủ kiểu mà vẫn không chấm dứt được những cái giựt giựt buốt lên tới đỉnh đầu, ai lại không sót. Khi ấy cả họ hàng nhà răng chúng tôi đều đau lòng, có ngấm ngầm trách sự cẩu thả của con người, chỉ vì cái miệng làm khổ cái thân, lại không biết giữ gìn mồm miệng cho nên mới ra nông nỗi này. Đúng là nỗi buồn của "một con ngựa đau, cả tàu chê cỏ" là thế.

Nhớ lại thời thơ ấu của chủ nhân, tôi vẫn thấy thú vị. Hình như con người chỉ sung sướng nhất là thời kỳ còn bé bỏng. Vui thì cứ vui, cười hả họng để khoe những chiếc răng cửa, nhưng thật sự chưa đủ trí khôn để nghiền ngẫm những nỗi buồn. Lúc này là thời kỳ mà ăn gì cũng thấy ngon, chát chua, ngọt mặn gì cũng được những cái miệng be bé ấy nuốt vào hết. Tôi cũng làm việc kịch liệt với tâm hồn rất yêu đời ấy, vì họ hoạt động nhiều, lại đang hăng sức cho nên không chê một món gì, dẫu chua đến ê răng như mấy quả sấu hái được ngoài vườn, dai nhanh nhách như miếng gân bò hầm chưa chín mà họ vớ được khi mẹ vắng mặt trong bếp.

Đây là thời kỳ cần ăn để lớn, để cơ thể có đủ chiều cao mà học hành, yêu đương, làm việc . Họ yêu đời lắm, tâm hồn đầy nhiệt huyết ôm nhiều hoài bão to lớn và tốt đẹp. Họ nghĩ cái gì họ ăn vào cũng tốt, chả phân biệt được tác hại của sự ôm đồm ấy, và họ cũng hay bị phỉnh phờ vì những thứ ngọt ngọt, thơm thơm của thức ăn được bán trong những chiếc xe đẩy trên lề đường. Những thứ hấp dẫn của đời chính là những thứ hại cho họ về sau, nhưng ngay lúc ấy giá những người có trải qua kinh nghiệm đau đớn về răng miệng, có mở lời khuyên bảo thì ít khi họ nghe lời lắm.

Họ nhai đá cục, họ đớp những cục xương, họ ăn bánh kẹo bất cứ khi nào vớ được, có khi sắp lên giường đi ngủ, họ cứ bắt chúng tôi nhai rau ráu tất cả những thứ cứng cỏi ấy để tống vào bụng, đâu có nghĩ gì tới sức khỏe của chúng tôi, chưa kể là cũng chả nghĩ tới việc chăm sóc để chúng tôi còn sức lực mà phục vụ họ tới già. Cẩu thả, ích kỷ như những nhà lãnh đạo vô trách nhiệm, họ bắt chúng tôi làm việc kịch liệt để thỏa cái tham vọng vô biên của họ, vì cái bụng ăn mãi cũng chẳng no. Lạ lùng cho ông trời, và cũng bất công quá xá khi ông sinh chúng tôi chỉ là những chiếc răng nho nhỏ trong một cái mồm bé, để phục vụ cho một cái bụng to tham lam thế kia, anh em chúng tôi sau này lần lượt ra đi cũng vì thế.

Tôi có một thằng em kết nghĩa, vì không có nó thì tôi cũng không làm sao nhai được thức ăn để phục vụ con người. Thằng em ra đời sau tôi ít lâu, nó ở phía dưới, tôi ở phía trên, hai đứa như chày với cối, giã nhịp nhàng như "gạo trắng trăng thanh". Trong cái miệng tối om đó, chúng tôi hăng say làm việc. Lúc con người ăn uống là lúc chúng tôi làm chết bỏ, theo hệ thống dây chuyền đi từ ngoài vào trong, nhưng công việc của chúng tôi mệt nhọc hơn lũ chị em ngoài kia.

Hai đứa tôi chăm chỉ lắm, thằng anh giã, thằng em cũng nhịp nhàng đưa lên để hai đứa ăn khít với nhau, nghiền tất cả những thứ từ bên ngoài đưa vào. Cũng cái bụng làm khổ cái răng, chúng tôi làm việc cực khổ để cống hiến cho con người những ham muốn không biết đâu mà lường. Người đời họ gọi là "ngốn", nghĩa là ngấu nghiến vơ vét vào cho đầy mới thôi. Khi cái bụng họ ngưng, anh em tôi cũng rã rời, ê ẩm cả ra, vì phải đụng chạm với những thứ cứng mềm, nóng lạnh đồng loạt được đẩy vào, đôi khi không đủ sức chịu, chúng tôi cứ vã cả mồ hôi, tê cả mồm vì những thứ gia vị cay đắng mà con người ưa thích. Nói mà không giải thích thì họ bảo chúng tôi bịa đặt quá đáng, nhưng cứ xem một hoạt cảnh ăn uống thì biết sức chịu đựng của tụi tôi dữ dội biết chừng nào.

Này nhé! Bên một tô hủ tíu bốc khói, nóng hổi, thổi suỵt soạt mấy cái rồi được đưa ngay tắp lự vào mồm từ mấy cái bàn cuốc, cộng thêm ít ớt cay và tiêu hột làm họ vừa ăn vừa chảy nước mắt. Chúng tôi bỏng rẫy lên vì sức nóng, đang luống cuống chưa biết cách nào để nhai thì lập tức đã nghe ào ào như thác đổ vào mồm, cả bọn choáng váng vì một đợt nước lạnh ồ ạt tấn công, khiến lớp men bọc bên ngoài chiếc răng như muốn rạn nứt ra khi bị tra tấn cực kỳ dã man như vậy. Lớp áo ấy lâu ngày liên tiếp bị khủng bố, hết nóng tới lạnh, hết lạnh tới nóng, chịu không nổi rạn ra, thế là có chỗ để những con sâu bé xíu len lỏi vào hang ổ, làm thành đường mòn như địa đạo ăn sâu vào lòng răng, gây ra những lỗ thủng trầm trọng. Khi hệ thống thần kinh phải giựt chuông báo nguy, lúc ấy họ mới tỉnh người thì đã muộn, chỉ biết nguyền rủa cái răng sâu mà không chịu học câu " tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

Đấy là chuyện của răng, những người công dân hèn kém nhất, sống trong điều kiện tối tăm nhất, nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe con người dữ dội nhất. Khi con người nhìn ra vấn đề thì mọi chuyện đã muộn màng, họ tìm cách để cứu vãn tình thế như châm ngôn "còn nước còn tát " mà bà con ta hay nói, nhưng sự thật thì cái gì mất đi có bao giờ tìm lại được. Sau này tôi sẽ kể đến giai đoạn "còn nước còn tát" của họ cho mọi người nghe, lúc họ thấm thía vô cùng khi không biết cách bảo vệ và trân trọng cái thật, để rước về cái giả, và suốt đời cay đắng với sự giả dối.

Dạo ấy tôi còn khỏe, lũ anh em cũng chưa xệu xạo, chỗ đứng vẫn còn vững chắc.Trong anh em nhà răng đã có đứa yểu số, sớm ra đi để lại cho họ hàngrăng miệng một sự mất mát vô cùng to lớn. Sự mất mát này dẫu to lớn tới đâu, một lúc nào cũng chìm vào quên lãng. Người vốn hay quên, cho nên vẫn chưa cho đấy là kinh nghiệm đau thương để rút ra một bài học.

Có đôi khi tôi ngồi nhẩm tính những thực phẩm hằng bao nhiêu năm dài, cả một hành trình đằng đẵng mà họ nhà răng chúng tôi phải lao động cật lực để vận chuyển những thức ăn cho một con người, thấy muốn giật mình té ngửa. Trung bình mỗi năm con người ngốn bao nhiêu ký gạo, ăn bao nhiêu ký rau, xực bao nhiêu ký thịt, xơi bao nhiêu quả trứng, nuốt bao nhiêu thứ trái cây và bánh kẹo. Nhân lên với tuổi thọ của họ thì số thực phẩm ấy phải to bằng núi Thái Sơn, để những người con bất hiếu phải rùng mình khi biết cha mẹ họ phải làm việc vất vả như thế nào mới nuôi con thành người. Và để cho những con người vô ơn, biết được rằng bao nhiêu công sức của một cộng đồng nhân loại, đã phải tranh đấu với bao khắc nghiệt của đời sống để cung cấp lương thực cho họ.

Định mệnh đã sắp đặt cho tôi sinh ra để làm răng, cho nên dẫu thế nào tôi cũng nguyện trung thành với chủ nhân cho tới chết, chẳng hề tự ý bỏ đi nếu ông ta không đành đoạn mà tống khứ tôi đi, như tống khứ con ngựa già không còn kéo nổi cỗ xe. Ít ra gần sáu mươi năm, tôi đã chia xẻ với ông ta tất cả những thứ chua cay, mặn ngọt cuộc đời, với tinh thần phục vụ của một bề tôi trung hậu, ăn ở có nhân có nghĩa, vui cùng vui, buồn cùng buồn với nhau.

Vậy mà có một thời gian tôi bị thất nghiệp, hay là cả bọn chúng tôi bị thất nghiệp khi không có gì để nhai. Lúc ấy tôi còn khỏe mạnh, những cái chân răng bám vào lợi còn vững chắc, lại không lười biếng trốn tránh trách nhiệm, tôi thèm lao động để phục vụ con người mà bỗng dưng bị thất nghiệp, hay là có việc làm rất ít để dư thì giờ nằm khểnh ra ngẫm nghĩ chuyện đời. Lúc ấy tôi thèm có việc làm lắm, nhưng lạ một điều là không có gì để nhai cả. Tôi nhớ những hôm ấy, trời rất lạnh, cái bụng nằm phía dưới cứ sôi ùng ục lên đòi cơm, thế mà chủ nhân tôi không tranh thủ, cựa quậy được tý gì để dằn bụng. Đến giờ ăn, anh ta hơ hải đem về một cái bát nhựa mấp mé đầy một thứ gì giống như cơm, mà vẫn không phải cơm, lại không được giã kỹ cho nên nó sần sật như cao su. Không biết đây có phải là thực phẩm dành cho gia súc, mà ít ra phải có hàm răng như răng ngựa mới tiêu hóa nổi. Thế nhưng lúc ấy cái bụng đòi hỏi quá, anh ta cũng đành phải ăn vậy, không thì đói rã ruột.

Chưa bao giờ chúng tôi phải làm việc vất vả bằng lúc này, giống như những người công nhân nhà máy, thời kỳ kinh tế xuống , lâu lâu mới có việc làm, lại toàn những thứ việc nặng nề, không đủ cung ứng nhu cầu hằng ngày, mà vẫn phải hùng hục làm. Công đoạn đầu là phải nhai thì đã có chúng tôi giúp sức, thằng chày thằng cối làm việc tưng bừng, như những ngày nào còn mâm cao cỗ đầy một thuở xa xưa. Công nhận món này khó nuốt thật, nó cứng vì bọc bên ngoài một lớp vỏ dầy, cho vào mồm nhạt nhẽo như nhai cao su. Tôi chịu không biết đấy là cái gì, có lẽ phải hỏi các nhà nông học xem cớ sao trong ngũ cốc lại có những thứ lạ đời như thế?

Một ngày ba lần làm việc, tuy không nhiều nhặn gì chỉ đủ cho cái bao tử đỡ lên cơn đòi hỏi, thế mà chúng tôi cũng toát mồ hôi vì những thứ thực phẩm quý hiếm ấy. Nhai mòn cả răng, ê cả lợi, thằng em nằm bên dưới bị tôi giã nhiều cái nên thân, lắm khi lại còn lẫn cả một cục sạn cho nên nó la oai oái, mặt mũi méo xẹo đi trông rất tội nghiệp. Đám chị em bên ngoài đã lâu cũng không có việc làm, thỉnh thoảng vớ được củ khoai, họ nhâm nhi cắn từng tý một, như để kéo dài giây phút thần tiên mà không muốn chia xẻ cho người khác hưởng. Dễ gì những thứ bột mềm mềm, mịn mịn ấy đến tay tụi tôi, nó chỉ đi đến cửa miệng là bọn ngoài ấy đủ sức đẩy qua cuống họng, đi thẳng vào dạ dầy. Khiếp thật, trong đời tôi chưa có thời kỳ nào kinh tế đi xuống như dạo đó. Lúc ấy tôi bỗng nhớ nôn nao cái thời vàng son của những bữa ăn gạo ngon thịt béo ngập đầy răng miệng, cho nên dằn lắm mà nước miếng nó cứ ứa ra dù chỉ hồi tưởng bằng trí nhớ.

Chủ nhân tôi lúc ấy tội nghiệp lắm, cái cơ thể tròn trịa năm xưa đến sáu, bảy chục ký cứ từ từ rút xuống, cả một hình thể oai phong lẫm liệt vào sinh ra tử mà giờ đây lép kẹp như một miếng bánh tráng mỏng, đi phất phơ như hình bóng ma quỷ trong một đêm mưa gió lạnh lùng. Đấy là nói về phần bên ngoài, còn nói đến trí tuệ thì lại càng thảm não. Lúc nào anh cũng chỉ nghĩ đến "ăn", dù khi xưa anh từng dè bỉu " miếng ăn là miếng tồi tàn". Đó là chí khí của người quân tử khi đang thời, nhưng trước cái nạn đói kém và thời kỳ suy thoái này, miếng ăn có sức mạnh làm những đôi mắt buồn ủ rủ sáng rỡ lên, những thân gầy guộc kia tỉnh táo ngay tức khắc.

Tôi đã từng chứng kiến anh ta vồ bắt những chú chẫu chuộc ở trên cây, rình rình tìm nhưng con ốc ốm trên thửa ruộng sâm sấp nước, hay khi vào rừng đốn cây, anh cứ lơ láo tìm xem có thứ gì bỏ vào miệng mà không chết. Mấy cọng rau già bên bờ suối, củ sắn sượng hay củ mì tinh đầy những xơ, chúng tôi cũng cẩn thận chế biến để nuôi dưỡng cơ thể. Trong đêm khuya bụng lại cồn cào đòi ăn, anh em tôi hay nằm tâm sự vặt, không có gì nhai cho nên hai đứa cứ nghiến vào nhau , bật ra những tiếng kèn kẹt làm ê ẩm một nỗi buồn đến rứt da rứt thịt.

* * *

"Lâu rồi thì đời cũng qua". Đó là câu tôi rất thích khi nghe lỏm được trong một bài hát, để an ủi những tâm hồn đau khổ. Thế rồi thời kỳ đói kém cũng qua đi, nó dằng dặc bao nhiêu năm trời, vì phải nhai nhiều nên lũ răng chúng tôi trên mặt vạc cả đi mà dưới chân lại đùn lên những tảng đá ong, lắm khi cứa vào lợi đến rướm máu. Bây giờ khi không còn thất nghiệp nữa, việc làm lai rai lúc nào cũng có, nhưng quái lạ lũ chúng tôi không còn hồ hởi để làm việc như ngày xưa, có lẽ đã đến lúc " tri thiên mệnh" rồi chăng?

Thời gian này tôi biết ông chủ đang thấm thía lắm cái luật đào thải của trời đất, khi ông ngồi lúc lắc những chiếc răng còn lại với nét mặt băn khoăn. Ông chăm sóc chúng tôi và vỗ về như cha thương con, nhưng than ôi cũng muộn mất rồi. Bây giờ khi nghĩ đến chuyện hồi phục lại hàm răng năm xưa, thì có khác nào " mất bò mới lo làm chuồng". Ông cũng già mà chúng tôi cũng già, nhìn quanh thì đã rơi rụng khá nhiều, muốn phục hồi lại hào quang dĩ vãng đâu phải dễ, nhất là khi tiềm lực đã gần như cạn kiệt. Mỗi lần nhìn những chiếc răng cửa, ngày xưa chỉ dùng để cười và để cắn, nay phải làm sai chức năng là nhâm nhi chút đồ ăn, tôi cười mà lòng lại buồn đến chảy nước mắt, cám cảnh sự xuống dốc của một kiếp người. Tôi vốn nhiều tình cảm, hay nhìn người mà nghĩ tới mình, cho nên tôi lại hình dung được cả sự tuột dốc trong lòng chủ nhân, ăn uống uể oải thế kia còn mong gì phục hồi phong độ cũ.

Mùa thu vừa tới là lại thêm một biến cố đau buồn trong đời tôi. Đó là sự ra đi của thằng em bên dưới, đã từng chơi với tôi trò "gạo trắng trăng thanh" ròng rã bao nhiêu năm trường. Mới đầu lúc nó bị ốm tôi vẫn không để ý, mỗi lần cần nhai tôi vẫn vô tình làm chày giã thẳng cánh xuống khiến chủ tôi la oai oái, lúc ấy tôi mới giật mình nhìn xuống thì ôi thôi, thằng em đã ngả nghiêng xiêu vẹo đứng không vững. Nó ốm lúc nào tôi cũng chả biết, thật có lúc mình cũng vô tâm như những kẻ không có lòng. Tôi hối hận quá, tình đồng đội, nghĩa huynh đệ chi binh gắn bó với nhau từ hồi mới sinh ra, cho tới lớn lại chia xẻ bao thăng trầm vinh nhục với nhau, thế mà khi thằng em tôi nó ốm, ốm nặng tôi mới biết.

Từ đấy, tôi cũng không còn hứng thú gì để làm việc nữa, nhai nuốt cũng uể oải, mỗi lần thấy một món ngon tôi định vực thằng em dậy để nó chung vui với tôi như ngày xưa, nhưng nó chỉ im lìm nằm oặt đi, sờ vào nó thì nó cứ run bần bật như sắp rời ra khỏi lợi. Tôi đâm chán đời, buồn tênh ngẫm lại cuộc đời trong cái lỗ miệng tối om. Cho đến một ngày kia, tôi nằm thần ra mà nghe tê tê một nỗi buồn, đấy là hôm thằng em tôi ra đi vĩnh viễn. Tự nhiên nghe hụt hẫng , trống vắng, thiêu thiếu một cái gì, lúc nhìn xuống bên dưới thì thằng em tôi đã biến mất, chỉ còn trơ lại lòng huyệt lầy nhầy những sợi đỏ bầm như máu. Tưởng tượng đến mình khi ngày ấy sẽ tới, tôi như cứ muốn tuồn tuột đi vào cái lòng huyệt của thằng em.

Được ít lâu, tôi đã nguôi ngoai chút chút, nhưng đời lại càng buồn hơn khi chẳng còn ai đồng tâm đồng chí với mình để mà làm được điều gì nho nhỏ giúp người. Ít lâu sau khi những chiếc răng ra đi khá nhiều, chủ nhân tôi phải tuyển thêm mấy cái răng mới để tiếp tục phục vụ ông trong những ngày còn lại.

Bọn này mặt mũi nhâng nháo vô tình cảm, trông trắng trẻo mà lại vô duyên. Chúng được gắn vào một cái bửng màu hồng nhạt cho tiệp với màu lợi, nhưng để làm kiểng thì hay hơn. Tụi tôi dù sao cũng có tình cảm, dù chỉ là răng nhưng chúng tôi chia xẻ tận tình với chủ nhân, từ cảm giác cho đến sự đóng góp tích cực bằng công sức, cho nên người ta mới hay nói "thấm tận chân răng".

Lũ răng mới câng câng và cũng chẳng biết cách ứng xử sao cho vừa mồm vừa miệng chủ, cho nên đã nhiều lần tôi thấy ông ta xót xa nhớ tiếc những tình cảm thân thương của lũ răng thật tụi tôi, dù sao thì sự chân thật vẫn là món quà quý mà loài người cần trân trọng. Bọn răng giả lại hay né tránh những món dai cứng mà chúng không nhai được, bây giờ ông chủ mới cảm thấy được cái cộng tác chân tình của tôi, khi nhiệt tình giúp ông bất cứ hoàn cảnh nào, tiêu thụ những món khó nuốt của cuộc đời vào bụng. Có chung đụng với những điều giả dối, người ta mới biết trân quý lòng chân thật. Tôi đã nghe chủ tôi than thở, mỗi lần ăn uống ông lại thở dài, và cho rằng cứ phải sống với sự giả dối mãi như thế này, đó là điều đau khổ người ta phải nén lòng mà chịu đựng.

Thế rồi tôi cũng không qua được sự đào thải của tạo hóa, từ ngày không có thằng em bên dưới đỡ đần, tôi cứ tuột xuống một cách thảm hại. Sống không anh em, không bạn bè tri kỷ thật tình tôi cũng muốn chết quách cho xong. Bây giờ phải ép lòng làm bạn với cái lũ răng giả vô tình cảm kia, chúng ỷ mình khỏe, kèn cựa với tôi để khoe tài khoe giỏi. Thực ra chúng làm gì biết thưởng thức cái ngon, cái dở, làm gì có trái tim chân thật, những cảm xúc chân thành để mà chia xẻ với con người, trong những ngày huy hoàng tuổi trẻ, những đau buồn lúc sa cơ thất thế, những lúc già nua đời như chiếc lá héo mùa thu.

Tôi cũng chẳng biết tại sao mình ra nằm đây, trên mặt bàn, như một nấm mồ trên mặt cỏ phẳng lặng. Trò chơi thuở xưa khi những chiếc răng sữa được vứt vào gầm giường cho chuột chí, hay vứt lên mái nhà để xin những chiếc răng khôn, những chiếc răng đẹp của một thời trẻ con đâu còn. Không biết chủ nhân tôi còn để tôi đứng đây làm chi? Hay có khi để nghiền ngẫm một nỗi buồn, vì biết rằng con đường nào rồi cũng tới La Mã.

NGUYÊN NHUNG

Vũng Lầy

Về đến nhà, tôi dựng chiếc xe đạp ở đầu hiên ngồi nghỉ mệt. Đột nhiên, con Lài hối hả bước vào nhà, nét mặt nhăn nhó. Nó không hỏi han gì, đi thẳng vào giường kéo mền trùm kín mít. Thấy chuyện lạ, tôi hỏi :
- Con bệnh hả Lài ?
Không có tiếng trả lời, tôi bước đến giường ngồi xuống cạnh con gái :
- Con có điều gì sao không nói cho mẹ nghe ?
Hỏi xong, tôi lách mền nhìn nó, con Lài phản ứng kéo mền kín lại :
- Con không sao cả. Con hơi mệt. Con muốn nằm nghỉ một chút thôi.
- Con đi đâu từ chiều hôm qua đến nay? Suốt đêm mẹ sốt ruột không ngủ được.
- Đi chơi với mấy nhỏ bạn, tụi nó rủ đi Saigon.
- Mẹ biết con không tiền. Tiền đâu con đi. Con cứ bỏ học chừng nào mới ra nghề được ? Có đi phải nói cho mẹ biết.
Con Lài nằm im không trả lời. Dáng nó co quắp trong chiếc mền len phủ kín. Nhà nghèo, mười bốn tuổi đầu con tôi phải bỏ học vì không tiền đóng góp cho nhà trường nhiều thứ, đành phải đi học cắt may ở một tiệm may ngoài chợ Huyện. Tôi mong con gái tôi có một nghề trong tay để không phải như tôi cả đời lận đận làm thuê, buôn gánh bán bưng.
Tôi dằn lòng không được, kéo chiếc mền để nhìn mặt con. Mặt con Lài đỏ lừ lừ. Tôi nghĩ nó đang bị sốt. Trán nó nóng hầm, lấm tấm mồ hôi. Nó đang mệt, hơi thở không bình thường. Tôi hốt hoảng ôm chầm lấy con, dỗ dành :
- Con làm sao vậy hả Lài ? Có gì con nói cho mẹ nghe.
Đột nhiên con Lài hỏi lại :
- Việc con làm, nếu con hỏi mẹ, mẹ trả lời được không ? Mẹ cũng từng nói, đời mẹ cũng đã một vài lần gì rồi đó.
Nghe con gái nói có vẻ khác thường, tôi hoảng sợ lo lắng một điều gì không ổn. Tôi vỗ về ngọt dịu :
- Con dấu mẹ điều gì ? Con không thể nói cho mẹ nghe ? Con đang bị sốt đó Lài. Hay là...
Tôi không nói hết suy nghĩ, dường như cổ họng nghẹn cứng ! Lài hiểu ý, nó nhìn tôi cười gượng :
- Mẹ !...con đã lỡ rồi !....như mẹ ngày trưóc vậy...mẹ đừng trách con nhé.
Tôi trố mắt nhìn con Lài. Nó nói tiếp :
- Mẹ chớ mắng chửi con. Con là đứa con nông nổi khờ dại. Mẹ...mẹ à, con đi Saigon để hút thai mẹ ạ. Con có thai đã hai tháng. Con hút chứ không nạo.
Điều con gái tôi vừa nói, tôi đã đoán gần đúng trước khi nó thú nhận.Tôi không giận, trách móc con. Tôi càng thương con tôi nhiều hơn. Dường như đó là hậu quả vốn đã như thế, cũng vì nghèo.
Cha mẹ tôi nghèo lắm. Đã nghèo rớt mồng tơi mà con cái lại đông. Tôi là người chị cả của tám đứa em. Gia đình ở nhà quê không một mảnh đất cắm dùi. Từng ngày, cha mẹ đầu tắt mặt tối tất bật làm thuê gánh mướn từ sáng tinh sương đến nửa đêm để có cơm cháo cho mười một miệng ăn. Hôm nào mùa màng thất bát không ai thuê mướn, cả nhà nhịn đói dài dài. Cha mẹ nhịn để cho con cái ăn. Đứa lớn nhịn để cho đứa nhỏ ăn. Mười một tuổi đầu, tôi mới được cắp sách đến trường. Mỗi ngày học một buổi, nghỉ một buổi, chữ được chữ mất thất thường. Có tuần lễ không đi học trọn. Tôi đang như người mẹ trách nhiệm quán xuyến gia đình, chăm sóc đàn em thay cha mẹ bươn chải bên ngoài. Thỉnh thoảng rảnh rỗi tôi lăn xả ra ngoài làm mướn để phụ giúp thêm miếng ăn trong gia đình cùng cha mẹ tôi. Công việc gì vừa sức là tôi làm, không từ nan. Nhổ cỏ lúa. Cắt rau dưới ruộng nước. Chăm sóc heo gà. Hái ớt, hái cà tại các rẫy nương. Đi gánh nước thuê cho bà con hàng xóm. Tuổi mới mười hai, mười ba tôi đã bị người lớn manh tâm dụ dỗ cưỡng hiếp nhiều lần đến rạc người để họ cho tôi gạo, ngô khoai, thực phẩm mang về gia đình. Qua nhiều lần như thế, trong người ê ẩm, đau đớn tôi lo sợ mình mang thai, quyết định chừa không dám tái diễn, thế mà cứ bị lôi cuốn. Tôi cố dấu cha mẹ mọi chuyện, sợ đòn roi. Cuộc sống va chạm với đời quá sớm đã cho tôi một nhẫn nại chịu đựng và lớn hẳn lên.
Mẹ tôi có học chút ít, chữ viết dễ nhìn và làm được bốn phép tính rành rẽ. Mặc dầu lam lũ lao động sớm nắng chiều mưa, mẹ cũng còn nét mơn mỡn của người đàn bà đang tuổi hồi xuân. Nhờ đó, mẹ xin được một chân kế toán thủ kho tại một công ty xây dựng trong Huyện. Được công việc làm trong mát, nhẹ nhàng thư thả, đồng lương khiêm tốn, mẹ mỗi ngày trông nõn nà ra, cả nhà mừng cho mẹ tôi bớt vất vả cực nhọc tấm thân.
Điều đáng nói và thật khổ tâm thời gian sau đó, mẹ tôi đã đi lại thân mật với ông trưởng phòng vật liệu của công ty. Hai người đang có sự quan hệ mà người ngoài nhìn vào không mấy tốt đẹp. Ông ta là người giàu có, lại có chút thế lực trong cơ quan nhà nước. Ông ấy thường xuyên cho mẹ tôi nhiều tiền và quà cáp. Thỉnh thoảng ông ấy và mẹ tôi có những chuyến đi công tác chung về tỉnh hay Saigon, đôi khi kéo dài cả tuần lễ, có lúc đến nửa tháng.
Tôi, lúc này cũng đã mười lăm, mười sáu tuổi đầu, có chút hiểu biết khôn ngoan và nhận định phải trái. Tôi cho việc mẹ quan hệ với người đàn ông kia là sai trái, bất chính không những với cha tôi mà còn với đàn con dại. Tôi có suy nghĩ ông ấy đã chiếm được mẹ tôi trong vòng tay ông ta, và cha tôi đang mất người vợ thân yêu của mình.
Cha tôi nào hay biết gì chuyện ấy và cứ ngỡ rằng mẹ tôi vì công tác nhà nước phải xa nhà, cho là chuyện hợp tình hợp lý, chẳng có gì phải bận tâm. Suốt ngày ông quần quật làm kiếm tiền nuôi vợ con, tối khuya về mệt, ăn xong ba hột là ngã lăn ra ngủ như chết để sáng thức dậy sớm tiếp tục trả nợ áo cơm. Khi có điều gì lấn cấn giữa cha mẹ, mẹ tôi giải thích trôi chảy, nên ông không có gì thắc mắc.
Đối với tôi, nhìn đàn em khờ dại, và thương xót cha nên tôi đã nảy sinh những bất bình với mẹ. Đôi lần tôi đã nói thẳng với mẹ là thà chúng con húp cháo, ăn khoai củ mà sống để không nhìn thấy mẹ đang đi lại quan hệ bất chính với người ta. Mẹ tôi hùng hổ quát tháo ầm nhà :
- Mẹ nuôi con lớn, để con dạy đời mẹ đấy hả ? Mẹ có làm như thế cũng vì gia đình mình nghèo khổ đói rách con biết chứ ? Mẹ cứu vớt gia đình, chẳng có gì là xấu.
A ! thì ra mẹ viện dẫn sự nghèo đói trong gia đình để được làm điều đó, đem đồng tiền bẩn về nuôi con nuôi chồng. Tôi tuyệt đối không chấp nhận lý do đó của bà. Nên giữa hai mẹ con đang có sự căng thẳng từng ngày trong gia đình.
Thời gian sau tôi rất buồn và uất ức nhìn thấy cha tôi ngày xanh xao gầy ốm. Có lẽ ông lao động nặng nhọc bị kiệt sức và trong lòng thầm đau khổ điều gì đó không nói ra được. Tôi chất vấn mẹ nhiều vấn đề và đề nghị mẹ tôi xin thôi việc, ở nhà coi sóc gia đình con cái. Tôi tìm việc làm phụ giúp gia đình thay cho mẹ. Chỉ chờ như vậy, bà không nói không rằng đánh tôi một trận suýt chết và hốt mớ quần áo rách của tôi ném ra đường. Mẹ tôi gầm lên đe tôi :
- Mày cút khỏi nhà, nếu bước vào tao giết mày ngay. Tám chín đứa con, có mất một cũng không sao. Nhà nghèo mày biết chớ. Tao không làm như vậy mấy năm nay cả nhà đói rục xương mày không biết à ?
Tôi nghĩ đã đến lúc tôi nên rời khỏi nhà để mẹ tôi phải trở lại gia đình mà lo con cái, để ba tôi có lại được người vợ toàn vẹn và cũng để cái hạnh phúc bèo bọt kia của bà có cơ chấm dứt. Nếu phải lấy chồng, sinh con, tôi hãy giữ lòng, chớ thả lỏng rồi cũng mẹ nào con nấy cũng chưa biết chừng. Nghĩ được như thế, nhưng bản thân tôi cũng đã nhem nhuốc vết nhơ do những người lớn bất nhân tạo nên.
Lặn lội tìm đến xứ khác thật xa để xoa dịu bớt mặc cảm vây hãm, tôi ở nhờ ở đậu nhà người dưng. Chẳng bao lâu tôi có chồng và sinh hai đứa con. Vợ chồng không cưới hỏi, gặp nhau là xáp vào sống với nhau, chỉ mong có chỗ nương tựa bên nhau và cũng vì đời con gái của tôi cũng chẳng còn tốt lành gì cho lắm để mà lựa chọn. Nghèo cũng vẫn là nghèo, nghèo trơ nghèo trấc. Nghèo có căn, có gốc rễ, có truyền thống. Nghe nhà nước hô hào ầm ỉ xóa đói giảm nghèo, nhưng chẳng thấy mốc xì gì, họ nói láo để được nói láo, nói để có chuyện nói, gạt dân, mị dân. Sống trong cái xã hội đảo điên hôm nay, con người trở nên điên đảo, cứ mạnh được yếu thua, người bóc lột người không khoan nhượng, không bác ái nhân hậu. Mặc dầu đã thống nhất đất nước từ lâu, người dân vẫn nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu. Chồng làm vợ làm quần quật, tháo mồ hôi sôi nước mắt không nuôi nổi bốn miệng ăn ngày hai bửa, nói chi đến tấm áo manh quần cho lành lặn. Ngẫm nghĩ rồi lại thương cha, thương mẹ cũng đã trong hoàn cảnh chẳng khác gì vợ chồng tôi. Làm thì chỉ làm thuê làm mướn ngày có ngày không làm sao cất đầu lên nổi, ai cũng như ai. Thật là trần ai. Đời sống ai ai cũng thế, đói nhiều hơn được no. Vợ chồng bàn nhau tính tới tính lui tìm phương kế. Cuối cùng chỉ còn cách xin đăng ký đi lao động nước ngoài do nhà nước đang hô hào, chủ trương mới may ra cứu vãn tình thế. Đi Đài loan là chắc ăn nhất. Mọi người dân đang đổ xô ào ạt về hướng đó. Phong trào đi lao động nước ngoài rầm rộ từ Nam ra Bắc. Nghĩ được rồi lại lo tiền. Tiền đóng cho nhà nước. Phải đóng một khoản tiền lớn cho nhà nước để thế chân. Thêm những khoản tiền linh tinh khác mà họ tùy tiện qui định. Tiền đút lót hối lộ qua nhiều cửa ải quan quyền. Tiền qủy tiền ma dọc đường. Còn khoản tiền lớn nạp cho công ty dịch vụ lo hồ sơ, điều hành, tìm việc, phân phối từ trong nước ra nước ngoài. Đồng tiền đi trước mọi chuyện là thế. Ngất ngư, ngộp thở, quay mòng mòng người dân đen. Đã nghèo, thiếu cơm thiếu áo, chạy đâu ra.Vợ chồng hộc tốc chạy vay mượn với một đồng vốn ba đồng lời. Những nhà giàu có thế lực đổ tiền ra cho vay ngồi mát ăn bát vàng. Làm giấy cam kết qua đó gởi về trả. Đi chừng vài năm theo hợp đồng, rồi về. Nếu thuận buồm xuôi gió tốt lành mọi đàng thì may ra có của ăn của để giảm bớt cái nghèo.
Đến việc ai đi ai ở. Một người đi, một người phải ở nhà lo cho con. Nhường qua, nhường lại không ai muốn đi. Dằn co cả tuần lễ, cuối cùng tôi phải đi. Ông chồng gà mờ khù khờ nhút nhát quá chẳng được tích sự gì. Tôi lo "sứ mệnh" đổi đời sau khi học tiếng Đài một tháng để biết vài câu thông thường.
Mọi việc tiến hành cho chuyến đi sắp kết quả tôi lại có thai đứa con thứ ba. Thật là rủi ro cho tôi. Cái thai chưa được hai tháng tôi đành phải đi nạo. Phải nạo, phải hút, không thể chần chờ một giây nào được. Tiền vay nợ của người ta, tôi đã đem nạp hết các nơi. Giấy tờ, và cơ hội đi đang gần kề. Các chủ nợ đang nhìn vào mình để chờ trả nợ. Đi vì đang cần chén cơm manh áo của bốn mạng người. Vì cái nghèo truyền kiếp đã ăn sâu tận gốc rể, tôi đành cam tâm hủy diệt bào thai máu me ruột thịt của tôi. Tôi mang ác cảm tội lỗi khủng khiếp, bởi lương tâm dằn vặt suốt thời gian dài sau đó. Tôi chỉ vì tiền, vì nghèo đói thường trực, không vì danh lợi phú quí để hưởng thụ. Tôi đâu muốn làm giàu.
Sau khi nạo thai, tôi mất sức phải xin nán lại hai tuần lễ để hồi sức. Ngày rời khỏi nước lòng tôi quặn thắt nhìn hai đứa con và ông chồng khù khờ bơ vơ nhỏ nhoi trong cuộc sống bần cùng trước mắt. Tôi nén lòng và giữ vững tinh thần để đối mặt những khó khăn xa lạ phía trước.
Bước xuống phi trường xa lạ nào đó ở Đài Loan tôi chới với mất đà như đang lạc trong rừng sâu và choáng ngợp trước cảnh phồn hoa ở xứ người. Nếu không có số người hướng dẫn cùng số chị em đồng cảnh ngộ đi chung, có lẽ tôi bỏ cuộc. Họ chở chúng tôi đến một dãy nhà có rất nhiều phòng riêng biệt. Mỗi người được ở riêng một phòng. Phòng rất hẹp vừa kê đủ chiếc giường một người nằm với một bàn nhỏ. Tôi có bụng mừng và nghĩ rằng có thể tôi được tạm trú trong căn phòng nhỏ này để sau đó sẽ được phân phối đi lao động theo lời hứa hẹn rất xôm tụ, hấp dẫn của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của công ty dịch vụ tại quê nhà.
Nhưng những suy nghĩ tốt đã bị tắt ngấm ngay trong đêm đầu tiên mới đến. Tôi và số chị em cùng đi chung chuyến đã bị cưỡng bức hãm hiếp tơi bời từng giờ suốt đêm bởi những tên đàn ông mà chính họ đã đưa đón chúng tôi lúc chiều tại phi trường với một số đàn ông xa lạ nào khác. Từng tên luân phiên hãm hiếp tôi liên tục không ngừng. Việt có, Tàu có, già trẻ đều có. Chống cự là ăn đòn nhừ tử. Tứ cố vô thân, không hiểu luật pháp, không biết đường xá, không biết nơi đâu là nơi đâu, không biết kêu cứu vào ai. Tôi đành chấp nhận buông xuôi nằm đó để chúng dày xéo thể xác tôi tơi bời không thương tiếc, và tôi nghĩ rằng tôi không còn gì nữa của giá trị làm người trong cuộc sống.
Ban ngày chúng cho ăn uống, tắm rửa, làm vệ sinh cá nhân. Tất cả chúng tôi được chúng canh giữ, không được tiếp xúc. Ban đêm nằm trong phòng chịu đựng từng tên tiếp tục hãm hiếp rồi đi. Có những tên đàn ông đến một lần rồi không thấy đến nữa. Có nhiều tên lạ mặt. Dường như chúng rũ rê thêm bạn bè, người quen đến để hưởng thụ trên thể xác rã rời của tôi và số chị em cùng đi chung chuyến. Có tên sau khi cưỡng hiếp tôi, tỏ lòng nhân đạo cho tôi tiền. Lần đầu tiên, cầm nắm đồng tiền nhơ bẩn trong tay trên xứ Đài, tôi lại nghĩ về mẹ tôi. Tôi uất nghẹn kêu to, có đúng là mẹ nào con nấy, mẹ sao con vậy ! Tôi cảm thấy thương mẹ vô cùng. Tội cho mẹ. Tội cho bản thân tôi.
Tất cả chúng tôi và còn rất nhiều người đàn bà Việt Nam khác đang chịu những thảm cảnh đau xót đó. Chúng buộc chúng tôi phải chấp nhận như thế gọi là thủ tục ban đầu để chờ đợi một công việc làm ổn định. Qui luật là biết vậy. Muốn sống phải phục tùng. Muốn có việc làm phải vâng lời triệt để. Ai ai cũng đều như thế, nhưng nào có ai dám hé môi kể lại cho người khác nghe khi trốn được về nước. Thảm thương lắm ! Nhục nhã lắm ! Đâu dám nói ra. Lạy Trời Đất, mười phương tám hướng linh thiêng, xin dành cho con một phương để con còn về với chồng con đang đói nghèo ở quê nhà..
Qua hai tuần lễ thể xác rã rời, bọn chúng chuyển tất cả chúng tôi đến một địa điểm khác rất xa. Tôi nào có biết nơi nào là noi nào, và cũng chẳng cần biết để làm gì. Tôi đang bị hãm hại trong tay của bọn gian manh từ Việt Nam và sang cả đây. Người dân đang bị đối xử tồi tệ, nhưng nào thấy ai dòm ngó can thiệp. Một người được đưa ra nước ngoài không còn tính vào dân số hiện hửu của quốc gia.
Đến địa điểm mới, tôi tiếp tục bị hãm hiếp với một lũ đàn ông khác dữ tợn, hung hăng hơn. Cơ thể tôi lúc này ê chề nhớp nhúa như một khối bùn đen hôi hám trong vũng lầy nước tù.
Lũ người thỏa mãn thú tính thấp hèn tiếp tục chuyển tôi cùng số người nữa đến bán cho một nhà chứa, ép tôi đi khách và chúng bảo rằng đó là công việc làm ổn định, ráng mà làm để kiếm tiền. Tôi lại phải chịu đựng cho bọn ma cô nhà chứa hãm hiếp tôi thêm một lần nữa mà chúng gọi là dằn mặt và ra mắt chúng. Không còn gì, giấc mơ đã lỡ cuộc, tôi chấp nhận nỗi nghiệt ngã đau đớn để bước tới, để được sống còn có ngày gặp mặt chồng con. Bây giờ tôi không còn lo sợ những điều bất hạnh xảy ra. Tôi cố gắng chịu đựng và phấn đãu để đạt mục đích dự tính. Dù sao tại nhà chứa hằng ngày cũng có được tiền cho dù ít ỏi. Cố gắng làm bất cứ việc gì để có tiền rồi trốn thoát, tìm đường về xứ. Đem cái "ngàn vàng" để cứu mạng sống mình và gia đình thật là khốn nạn cho thân tôi !
Một lần nữa tôi lại có thai trong bao nhiêu lần bị cưỡng hiếp. Bằng mọi cách tôi phải trục cái thai quái ác đó. Một phần máu thịt của tôi lại sắp bị hủy diệt. Tôi chấp nhận tội lỗi. Lần phá thai này tôi ngã bệnh nặng và nhờ một người bạn đồng cảnh ngộ thương xót đưa tôi về nhà riêng chăm sóc. Ba tháng sau tôi mới hồi phục sức khoẻ. Tiền bạc dành dụm được đã hết sạch. Bọn gian manh vô lại đã bỏ rơi tôi trên xứ người khi thân tàn ma dại. Tôi bơ vơ giữa dòng đời nghiệt ngã, tứ cố vô thân. Tôi đang sống bất hợp pháp trên đất Đài Loan xa xôi mù mịt. Tôi tìm mọi cách làm kiếm tiền không từ nan một điều gì. Đĩ điếm. Cờ bạc. Hầu bàn. Chuốt rượu. Khỏa thân trình diễn trong các quán rượu. Rửa chén. Giặt quần áo...để kiếm tiền. Tôi đã sành các loại rượu, bia. Tôi biết hút điếu thuốc này đến điếu khác cho vừa lòng khách. Tôi đang nghĩ cần phải làm những điều bất hợp pháp, càng vi phạm luật càng dễ bị bắt, bị ở tù và được trục xuất về nưóc.
Có những lúc tôi lại cảm thấy nhớ cảnh bị áp bức cưỡng hiếp, lại còn thèm khát được tái diễn. Tôi nghĩ đó là quả báo để có được hậu quả khốn nạn ấy. Nhiều lúc nghĩ thấy thương hại cho chính họ và chính bản thân mình. Tôi không ân hận việc làm của tôi. Tôi không thù ghét những kẻ đã hãm hiếp, đánh đập tôi. Nhà nghèo, những bào thai vô tội đã bị hũy diệt oan nghiệt cho tôi hậu quả, tôi chấp nhận mà không oán trách. Tôi nghĩ đến chồng con, có những lúc thật gần trong tình yêu thương để tôi ôm ấp, có lúc thật xa ngoài tầm tay.
Tôi trở về nước sau ba năm sống đọa đày tại Đài Loan. Tôi bị bắt trong cuộc bố ráp sòng bạc lớn. Họ giam giữ và trục xuất tôi vì những thành tích bất hảo. Chính đó là cơ may tôi đang trông đợi. Một lần trót tay, tôi cảm thấy run sợ kế hoạch xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Không được gì, còn mất trắng và nhục nhã đối với người dân nghèo như tôi.
Về đến quê nhà, tôi trốn lánh mọi người kể cả cha mẹ các em, dòng họ. Tôi mang mặc cảm tội lỗi xấu hổ và nhục nhã. Tôi tìm cách liên lạc chồng con đưa nhau đến một nơi khác thật xa lập nghiệp. Tiền bạc kiếm được tôi phải trả dứt nợ vay lúc ra đi. Tay trắng hoàn tay trắng. Những năm sau vì buồn phiền nhiều cho chuyến đi lao động nước ngoài của tôi, chồng tôi qua đời sau cơn bạo bệnh không tiền chạy thuốc. Thằng con trai lớn bị nhà nước bắt đi nghĩa vụ quân sự rồi mất xác ở biên giới.
Tôi lại tiếp tục sống góa bụa với đứa con gái côi cút trong nghèo đói không còn cơ may chuyển đổi. Lắm lúc tủi thân và buồn, nhớ gia đình, tôi lại cố gắng liên lạc với cha mẹ, các em, nhưng chẳng ai hơn gì mình trong xã hội đầy bất công, nghèo đói và đảo điên này. Hằng ngày trên chiếc xe đạp đi rong khắp nẽo đường tôi bán thuốc lá lẻ và vé số để mưu sinh. Tôi gắng nuôi và chăn giữ con Lài để nó không phải như tôi. Nhưng không tránh khỏi con tôi đang buớc vào con đường mà tôi đã trải qua.

Nhìn con, lòng tôi se thắt. Nó còn quá trẻ và khờ dại. Ngày trước ở lứa tuổi nó tôi đã có những suy nghĩ và nhận xét đúng sai nên đã bất bình với mẹ trong cuộc sống tình cảm không đứng đắn của mẹ để cho tình mẹ con phân ly.
Bây giờ đến lượt con gái của tôi mới mười sáu tuổi đầu đã khởi sự sa chân vào vũng lầy. Tôi ôm con vào lòng. Cơ thể nó nóng ran. Tôi sẽ phải lo thuốc men cho nó theo sự hiểu biết của tôi đã trải qua. Tôi vuốt mái tóc con, âu yếm hỏi :
- Sao con dối mẹ đi làm chuyện không tốt. Con nói cho mẹ biết đứa nào đã ăn nằm với con.
Con Lài bật khóc :
- Con đã dối mẹ lâu rồi. Chuyện thật con có quen với một ngưòi đàn ông lớn tuổi. Ông ấy thấy con thiếu thốn nên thường cho con nhiều tiền và quần áo. Còn cho con đồng hồ đeo tay nữa. Ông ấy dụ con đến nhà nhiều lần và hiếp con đến có thai. Con sợ khóc lóc, nên ổng cho tiền hối thúc con đi phá cái thai đó.
Tôi sững sốt :
- Trời ! Con ham tiền để người ta dụ dỗ. Con nói cho mẹ biết ông ấy là ai, ở đâu ?
Con Lài ngưng khóc, chậm nước mắt, trả lời tỉnh bơ :
- Mẹ cũng chẳng cần biết ông ta để làm gì. Con cũng ghét ông ta lắm rồi. Ghét thì có ghét, nhưng con vẫn thích ông ta, vì ông ta có nhiều tiền mà mẹ.
Tôi không ngờ con tôi lại trả lời như thế, cũng chỉ vì nghèo. Vì nghèo nên con tôi bị người ta dụ dỗ để hãm hiếp. Vì nghèo đói tả tơi ngày xưa, tôi cũng bị người ta dụ dỗ hãm hiếp để có được thực phẩm mang về nuôi gia đình, và mẹ tôi cũng thế. Đã biết như thế, muốn tránh cũng không tránh khỏi. Trách ai bây giờ ? Nói gì với con mình trong hoàn cảnh hôm nay ? Nhưng tôi vẫn cố khuyên con :
- Con nói thế không được. Bản thân con quan trọng hơn, con biết chứ ! Con phải gìn giữ bản thân. Việc như thế con đi dấu mẹ, không nói cho mẹ biết để mẹ giúp con.
Con Lài không chú ý lời tôi nói, lại bô bô trong suy nghĩ của nó :
- Ông ấy thương con lắm mẹ ơi, dự tính dẫn con lên Saigon giúp con kiếm chồng Đại hàn đó mẹ. Ông ấy bảo lấy chồng Đại hàn có nhiều tiền, sung sướng thích lắm. Mai mốt rồi con sẽ đem tiền về giúp gia đình mình không còn phải nghèo đói như thế này. Chồng Đại hàn giàu hơn chồng Đài loan mẹ ạ.
Nghe con Lài nói, tôi như đang bị lên cơn sốt, ớn lạnh và nhức nhối. Con gái tôi đang bắt đầu rơi vào vũng lầy hôi hám, nhục nhã mà tôi đã gồng hết sức mình để chui ra. Trong nỗi lo ấy, tôi lại hỏi dọ nó :
- Con thích lấy chồng Đại hàn lắm phải không ? Đừng mơ điều ấy. Mẹ không chấp nhận con lấy chồng nước ngoài. Mình nghèo thì chịu thôi, lấy chồng xứ mình để mẹ con mình gần bên nhau, mẹ không mất con. Đến xứ người con sẽ nhục nhã gian khổ trăm bề có thể nguy hiểm tính mạng mà trăm người trăm nói.
Con Lài gân cổ cố cãi :
- Ai nói mẹ như thế ? Chính bạn bè cả ông ấy nói không giống mẹ chút nào. Gia đình mình nghèo mà mẹ. Người ta giàu nhờ lấy chồng nước ngoài, mẹ không thấy sao ?
- Con chỉ nghe chứ chưa thấy tận mắt. Họ thổi phồng để dễ dàng trục lợi. Xã hội hôm nay đảo điên hết cả rồi con ơi ! Thực tế không như con đã nghe. Lấy chồng Đại hàn, Hồng kông, Đài loan. Miên, Lèo....gì đó đều bị chúng cưỡng bách bề hội đồng tình dục và còn hành hạ như một đứa ở đợ. Khi chán chê họ tống cổ con vào các động mãi dâm bán để lấy tiền. Hoặc tốt số sẽ lấy những ông già cọp rọp, những tên đui què mẻ sứt, bất lực, nghèo đói, ngu dốt...chứ đâu phải người giàu có tốt lành gì đâu con. Mẹ khuyên con bỏ ý định đó, lo học nghề rồi lấy chồng trong xứ mình mà làm ăn, mẹ con có bên nhau.
Con Lài gặn hỏi :
- Hồi trước mẹ nói mẹ cũng đã thất bại ở Đài loan phải hôn ?
Đột nhiên con Lài cắc cớ hỏi làm tôi cứng họng cảm thấy ngượng mặt với nó. Tôi đã dấu kín những điều của tôi làm ngày trước, vậy mà nó cũng biết được. Tôi chối :
- Hồi ấy mẹ đi lao động do nhà nước đưa đi con ạ.
Con Lài thở dài, than :
- Nhà mình nghèo quá, con cũng đã lớn, quần áo không có mặc thua sút bạn bè, đi xe đạp cà tàng, đạp ê ẩm cả người, không có đồng hồ, nhẫn vàng để đeo....chỉ bao nhiêu đó thôi mẹ lo nổi cho con không ?
Tôi hứa chắc với con để nó yên tâm :
- Mẹ sẽ lo cho con. Con đừng dại nghe lời thiên hạ. Con sẽ bị hãm hiếp, rồi bị bán vào các động mãi dâm, đời con sẽ tàn tạ con ạ !
Con Lài nhắc lại ý kiến của nó vừa rồi :
- Ông ấy và bạn bè không nói như mẹ nói đâu. Mọi thứ họ nói đều hấp dẫn nghe mà ham. Nếu con làm con sẽ không thất vọng như mẹ nói. Chuyện có thai rồi phá thai là bình thường, đâu có gì mất mát. Miễn sao có tiền, tiền và tiền...nhà nghèo phải cần tiền... không còn cách nào khác. Mẹ cũng thế, và ngoại trước đây cũng chẳng khác nào.
Tôi không ngờ con Lài đang nói lên đúng ý nghĩ mà mẹ tôi đã nói ngày trước. Mẹ nào con nấy, bà nào cháu nấy, đúng là một vòng lẩn quẩn không thể xóa được. Tôi lại hứa với con gái để khuyên nó :
- Bằng mọi cách mẹ sẽ lo cho con. Điều duy nhất mẹ khuyên con nên nghe lời mẹ. Những điều con đã nghe không có gì tốt lành như con đã nghe và suy nghĩ.
Con Lài nhìn tôi mũm mĩm cười có ý như không tin tưởng nổi vào điều hứa hẹn của tôi. Tôi thông cảm và bao dung việc con gái tôi đã làm như tôi đã tha thứ việc làm của tôi, lòng thì cứ lo lo.
Bẳng đi một thời gian ngắn tôi luôn theo sát việc đi đứng và sinh hoạt của con tôi. Thấy chưa có điều gì khác thường, tôi có phần an tâm.
Đột nhiên, hai ngày nay con Lài vắng mặt. Tôi bấn lên đi tìm kiếm hỏi han nhiều nơi. Tôi lục lạo trong quần áo, vật dụng của con và đã bắt gặp lá thư của con tôi để lại.
"Thưa mẹ,
"Con xin lỗi mẹ. Mẹ tha thứ cho con. Con xin tạm biệt mẹ để con đi lấy chồng Đại hàn như con đã quyết định. Con hẹn mẹ năm sau con sẽ về và mang tiền về cho mẹ để gia đình mình không còn nghèo khổ. Vì gia đình mình nghèo, con đành phải làm, chứ con đâu có muốn. Mẹ đừng la rầy con. Con thương mẹ. Lài.
Tôi không hốt hoảng khi đọc hết những dòng chữ con tôi viết để lại. Tôi biết vấn đề sẽ phải xảy đến không sớm thì muộn dù tôi luôn quan tâm. Cái nghèo là một vấn nạn ám ảnh bao gia đình giữa một đất nước nghèo đói tụt hậu không còn cách nào để xoay chuyển. Đời đảo điên đã nhồi nặn nên chiếc bẩy khổng lồ làm tan nát và hoen ố người phụ nữ Việt Nam dưới nhiều hình thức bằng những mỹ từ hết sức hấp dẫn.
Tôi đành bất lực và chỉ cầu xin ơn Trên ban cho con gái tôi sự bình an, để một ngày nào đó tôi còn được gặp lại con tôi.-

Nguyễn Thế Hoàng