Thứ Hai, 25 tháng 6, 2007

Mất Trắng


Đêm về sáng thật yên tỉnh. Hồng trở mình thức giấc. Nàng cảm thấy trong người ê ẩm mệt nhừ. Căn phòng vắng, chìm sâu. Chiếc quạt trần chạy vù vù, đều đặn trên trần nhà nhìn như muốn chóng mặt. Đồng hồ trên tường phía trước mặt đã hơn 4 giờ sáng. Hồng kéo chiếc mền len lên kín toàn thân. Trong giây phút nàng thoáng chút ngỡ ngàng. Toàn cơ thể không một mảnh vải che thân. Bên cạnh Hồng, gã đàn ông đang ngủ vùi, cơ thể co quắp, trần truồng phát tởm. Giấc ngủ của gã hồn nhiên, say sưa, thỏa mãn. Bất giác Hồng rùng mình khi ngỡ rằng gã đàn ông này là chồng ! Chồng à !!? Sao lại là chồng được nhỉ ? Trông gã già đáng tuổi cha chú mà ! Gương mặt gã béo phệ, chảy dài. Các bắp thịt trên cơ thể gã un lên, cùng cái bụng to tròn lẵn đang rung rinh theo hơi thở đều đặn. Trông thật gớm ghiếc trước đống thịt ung úc biết cử động đã chiếm đoạt hồn xác của nàng thật thô bỉ. Hồng nhớ rất rõ đã hai lần gã làm tình với nàng trên chiếc giường ngủ này trong căn phòng của khách sạn lúc đầu hôm và giữa khuya. Hàng rào ngôn ngữ đã làm tê liệt những cảm giác ân ái. Gã chỉ hành động theo lớp lang, theo dục vọng sôi sục từng cơn trong cơ thể úc núc của gã. Gã hung hãn, táo bạo và ào ạt như con hổ vồ mồi khiến cho Hồng hết sức đau đớn vừa tủi nhục, chỉ biết chịu đựng và chết lịm từng hồi trong bắt buộc và chấp nhận lần đầu tiên trong đời bên cạnh một người đàn ông xa lạ.

Hồng như muốn khóc và cảm thấy ghê tởm, uất hận. Nàng xoay mình ra phía ngoài không còn đủ can đảm nhìn gã. Hồng cần một sự yên tỉnh. Sự thật rất phũ phàng không như Hồng tưởng, đã được những gì khi đã mất hết. Những gì đã diễn tiến quá nhanh, không báo trước, không có sự chuẩn bị cũng vì sự nghèo hèn cơ cực. Gia đình Hồng rất nghèo, nghèo lắm. Mảnh vườn nhỏ là nguồn sống duy nhất của gia đình cũng đã bán. Hai công đất trồng hoa màu đã được cầm thế hai tháng nay để lấy tiền chạy thuốc cho mẹ đang mang căn bệnh ung thư đến hồi nguy kịch. Giờ chỉ còn mái nhà nhỏ nằm sâu trong vùng quê Tiền Giang và cũng có thể sẽ mang đi cầm thế để lo cho mẹ.

Hồng may mắn vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, không tiền học thêm, đành ở nhà kiếm việc làm. Nàng đã mất một số tiền lớn để có được một chân thư ký ngân hàng trong thành phố. Với đồng lương khiêm tốn ít oi vẫn chưa đủ hai bữa ăn no trong gia đình.

Ông Năm, cha Hồng đã lớn tuổi già nua, đất, vườn đã không còn, hằng ngày phải đi làm thuê cho người dân trong vùng, ngày có, ngày không. Đứa em gái của Hồng đã phải nghỉ học để làm đủ mọi thứ việc phụ giúp. Hai đứa em trai cắp sách đến trường, tiền sách vở, đóng góp này nọ cho nhà trường không tìm đâu ra nên việc học dở dang, đành ở nhà hái rau, bắt ốc, hoặc rong chơi lêu lổng đầu thôn đến cuối xóm.

Mẹ Hồng nằm liệt giường đã hơn năm nay, mỗi ngày một gầy yếu, xanh xao. Tiền thuốc, tiền bác sĩ là một vấn nạn, nên bà nằm đó hàng ngày để chờ đợi cái chết từ từ đến.

Hồng may mắn có đuợc nhan sắc khả ái, cơ thể tròn lẳn, đầy đặn của tuổi xuân. Nàng vẫn đang có những ước mơ của người con gái đang trưởng thành. Hằng ngày nàng phải gò lưng trên chiếc xe đạp từ trong quê ra thành phố để làm việc. Giấc mơ có được một chiếc xe gắn máy như bạn bè để làm phương tiện di chuyển cho đở bớt cực nhọc, nhưng thật xa vời ngoài tầm tay. Giờ rảnh, Hồng nhận may gia công, thêu máy và cặm cụi hằng đêm để thêm thu nhập cũng chẳng thấy khá hơn. Căn bệnh của người mẹ ngày thêm trầm trọng. Trước những khó khăn trong gia đình, Hồng vẫn đang có một niềm tin mãnh liệt bằng công sức mình và tin tưởng số mệnh và cơ trời có thể một lúc nào đó sẽ khá hơn. Hồng nghĩ rằng cuộc đời không có gì là khổ mà cũng chẳng có gì là sướng, tất cả, con người phải gánh vác để hoàn thành trách nhiệm trong danh dự. Hồng suy nghĩ để tạo một niềm tin và sức mạnh nghị lực hầu chịu đựng trước hoàn cảnh gia đình trong lúc khó khăn.

Nhưng ông Năm, cha nàng lại nghĩ khác. Ông quá đau khổ nhìn người vợ đã bao năm chung sống đang nằm thoi thóp trên giường bệnh. Ông ước ao có được một số tiền lớn để đưa vợ đi Saigon chữa trị. Làm thế nào và bằng mọi cách để có tiền là điều ray rứt triền miên trong tâm trí ông.

Một hôm sau bữa cơm chiều, ông tỏ bày suy nghĩ của mình với con gái :

- Hồng à ! Mẹ mày không được đưa đi Saigon chữa bệnh, tao nghĩ bả sẽ chết mất. Mẹ mày chết tao làm sao sống nổi hả Hồng ?

Hồng buồn rầu khi nghe cha than vắn thở dài : - Biết làm sao bây giờ ?! Con nghĩ ai thương cho mình vay một số tiền rồi mình làm kiếm trả lại. Nghĩ cũng khó..

Ông Năm hậm hực : - Không dễ gì...ai mà cho mượn. Bệnh của mẹ mày cần một số tiền lớn mới mong được con ơi !

- Vậy thì đào đâu ra. Con nghĩ chẳng còn cách nào nữa cả.

Ông Năm lại thở dài thườn thượt, nét mặt đăm chiêu tư lự. Hồi lâu ông đã thấy như đã đến lúc bày tỏ ý định với con.
Ông Năm nhìn Hồng đang ngồi, hai tay ôm mặt gục trên đầu gối trông dáng vẻ bất lực thảm hại. - Hồng à, mày nên lấy chồng để có tiền chữa bệnh cho mẹ mày. Mày biết không ?

- Lấy chồng là sao ba ?- Hồng ngạc nhiên - Con lấy chồng gia đình bỏ cho ai. Má con đang bệnh nặng cần phải có con trong gia đình.

- Lấy chồng Đại hàn - Ông Năm nói nhanh - Lấy tụi nó sung sướng, giàu sang. Đầu trên, xóm dưới cũng đã có mấy gia đình có con gái lấy chồng Đại hàn, Đài loan, mày không thấy sao ? Nghe lời tao để cho mẹ mày được sống thêm vài năm nũa. Mày phải lấy chồng. Mọi việc tao đã suy tính đâu vào đó rồi.

Hồng lắc đầu từ chối, van xin nhiều lần, nhưng ông Năm gằn giọng ra lệnh :

- Mày không được cãi lời cha mẹ. Mày có thấy mẹ mày đang rên la và đau đớn từng cơn hằng ngày đó không ? Làm con phải thương cha thương mẹ chứ. Gia bần tri hiếu tử. Quốc loạn thức trung thần. Mày hiểu chưa ? Tao đã quyết định phải cứu nguy gia đình này. Mày ừ một tiếng là tao có hai ngàn đô la trong tay để đưa mẹ mày đi chữa bệnh. Nghe chưa con ?

Hồng chẳng biết phải làm thế nào trước quyết định tối hậu của gia đình đã làm cho nàng hụt hẫng chới với. Dịch lấy chồng Đài loan, Đại hàn, Miên, Lèo, Tàu, Nhật, Ma cao, Hón kóng gì đó... mà Hồng đã từng nghe thấy đâu có tốt lành gì đâu. Mười người hết chín người phải chuốc lấy ân hận, nhục nhã, thân tàn ma dại. Nàng cảm thấy gớm ghiếc, chua xót và xấu hổ cho thân phận người phụ nữ Việt Nam trong cái xã hội nhiễu nhương đảo điên hôm nay. Hồng cố tránh không muốn nghe, không muốn biết, không muốn nhìn thấy hiện trạng đồi bại của thời đại. Vậy mà bây giờ Hồng lại không tránh khỏi. Căn bệnh trầm trọng đang sắp kết thúc cuộc sống của người mẹ già thân yêu, cảnh nghèo khó của gia đình và quyết định tối hậu của người cha đang làm cho Hồng phân vân không còn lối thoát. Không muốn cũng không được. Mà muốn thì...ôi thôi..!! mười hai bến nước chẳng trong trẻo gì, đều vẩn đục, dập vùi tan nát những ước mơ của tuổi xuân.

Hôm sau, ông Năm giục Hồng làm đơn xin nghỉ việc để chuẩn bị lấy chồng, cho dù Hồng vẫn van xin nhưng ông Năm không lay chuyển ý định. Cuối cùng thì Hồng đành chấp nhận trước sự cưỡng bách không một lý giải của gia đình đang trên đà suy sụp.

Vài ngày sau đó, một buổi trưa bà Tuyết chẳng ai xa lạ cũng là dân trong thành phố này chuyên nghề môi giới dịch vụ lấy chồng nước ngoài đã đến nhà Hồng dẫn theo một lão đàn ông Đại hàn lớn tuổi, béo phệ xưng Yoonun Sacomoki. Cùng đi còn có thêm một người đàn bà Hàn quốc lớn tuổi Misano Hoon. Ông Năm vui vẻ tiếp ba người khách đến nhà với mục đích xem mặt "cô dâu". Hồng được gọi ra trình diện với mọi người. Vừa thấy nàng, Yoonun Sacomoki cười đắc ý và chấp nhận ngay.

Bà Tuyết xin gia đình cho Hồng đi Saigon chơi với mọi người ngay buổi chiều nay. Bà hứa với ông Năm chừng vài hôm sau công việc xong xuôi là sẽ giao tiền cho ông như đã bàn tính tháng trước. Mọi việc để bà lo, gia đình phải an tâm và tin tưởng ở bà. Bà Tuyết lại khuyến dụ Hồng là nàng hết sức may mắn gặp được chồng giàu. Ông Yoonun là một đại thương gia Hàn quốc độc thân đang có những dịch vụ làm ăn lớn giữa Việt Nam và Hàn quốc. Rồi con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nhà cao cửa rộng, tiền vào tiền ra, gia đình nở mày nở mặt. Kể từ giờ phút này dì nói điều gì là con phải nghe và làm theo dì, đừng có cãi lại.

Đến Saigon ngay buổi chiều trong ngày, Hồng được đưa đi mua sắm một số quần áo hợp thời trang, giày dép, son phấn, và cổi bỏ ngay lớp y phục quê mùa dân dã, để khoác vào lớp trang phục, trang sức rực rỡ. Hồng đẹp lồng lộng quyến rũ. Sau đó Hồng được đưa đi ăn tối tại một nhà hàng sang trọng. Lúc này Hồng có vẻ như bớt lo sợ, dù sao họ cũng đối xử tốt và bên cạnh còn có bà Tuyết người cùng quê quen biết.

Sau bữa cơm tối thịnh soạn và ngon miệng, lão Yoonun biến mất. Bà Tuyết và Misano đưa Hồng đến một khách sạn và bảo nàng :

- Đêm nay con phải ngủ với Yoonun Sacomoki, chồng con, vì ông ấy đã bằng lòng lấy con làm vợ rồi đó. Con thấy không ? Ông Yoonun rất tốt bụng, chưa chi đã lo cho con từng thứ. Rồi con sẽ sung sướng bản thân. Dì và bà Misano ở phòng bên này, không sao cả, đừng sợ. Con hãy tập làm vợ với đại thưong gia giàu có Yoonun ngay bây giờ đi.

Hồng dảy nảy van xin : - Con không chịu đâu...Chưa gì mà...nhanh vậy ?...ai lại làm như thế. Tội nghiệp con mà dì. Con xin dì thương...con van dì...

Bà Tuyết bổng đổi sắc mặt, quắc mắt ra lệnh : - Con phải ngủ với Yoonun ngay đêm nay. Ông ấy cần biết con có còn trinh hay không rồi ông ta mới quyết định làm đám cưới. Không được cãi lời.

Hồng tiếp tục van xin nhưng vô vọng.Cuối cùng bà Tuyết đẩy Hồng vào phòng ngủ :

- Mày đừng ươn ngạnh cứng đầu con à ! Muốn sung sướng tấm thân phải nghe lời bà. Cứ cố giữ cái "ngàn vàng" để được ích gì hả con..?

Vừa lúc ấy lão Yoonun xuất hiện bước vào phòng và khóa cửa lại. Gã vênh váo nhìn Hồng trong ánh mắt sòng sọc một cách thèm khát trước cơ thể no tròn đầy khiêu gợi của Hồng.và rất thản nhiên, gã khởi sự trình diễn tấn tuồng nham nhỡ đang băng hoại giữa một xã hội đảo điên biến loạn. Hồng cảm thấy nhức nhối tinh thần tột độ.Thể xác trinh trắng giờ sắp phải bị hoen ố trước nỗi bất lực của cuộc sống. Lúc đầu Hồng đã có những cử chỉ từ chối, thối thoát, tránh né, nhưng trước sức cưỡng bức thô bạo của lão già Đại hàn, Hồng đã không còn đủ sức, đành phải xuôi tay... Thôi hết rồi ! Hết rồi ! Tấm thân trong trắng ngọc ngà đời con gái...đang phải bị vùi dập, phó thác theo định mệnh. Cuộc đời là một thử thách không ngừng trong nhiều ngõ ngách không ai lường trước được. Hãy buông xuôi và tìm quên để được sinh tồn vì bản thân và cho gia đình người thân.

Tiệc cưới đơn giản gấp rút được tổ chức tại nhà hàng sau một tuần lễ Hồng phải ép mình ăn nằm với Yoonun từng mỗi đêm tại khách sạn. Lão già Đại hàn dữ dội và táo bạo kinh quá. Từng đêm Hồng đến phải ngất ngư với lão. Cơ thể mệt nhừ ê ẩm, có hôm Hồng không còn ngồi dậy nổi. Lúc nào lão ta cũng huênh hoang với bà Tuyết rằng lão đã chiếm được chữ trinh của Hồng thật trọn vẹn. Chính đó là điều hên cho cuộc đời làm ăn của lão. Lão khoác lác hứa hẹn đủ điều.

Bà Tuyết và Misano tổ chức tiệc cưới theo qui định của Yoonun.Thực khách tham dự hạn chế, vỏn vẹn chưa tới ba mươi người. Gia đình Hồng gồm có ông Năm, mấy đứa em và vài người thân thuộc. Hồng được trang điểm lộng lẫy trong y phục cô dâu trẻ măng bên cạnh chú rễ già nua, béo phệ để được quay phim chụp hình. Mọi người ăn uống cười nói trong tiệc cưới vô cùng thỏa thích trước nỗi chua xót của Hồng để chúc mừng lão già Đại hàn chiếm được gái tơ Việt Nam.

Yoonoon cười híp mắt sau khi đã đeo vào cổ Hồng sợi dây chuyền bằng vàng tây có mặt hột xoàn lớn, chiếc nhẫn nạm bốn hột xoàn óng ánh, đôi bông tai cũng hột xoàn và một đồng hồ mạ vàng sáng bóng. Lão ghì chặt và hôn Hồng say đắm trước tiếng vỗ tay ào ạt của thực khách. Hồng như biến mất trong vòng tay và cơ thể phì nộm của Yoonun phũ lên người.

Ông Năm tỏ ra rất vui và bằng lòng việc con gái của ông lấy chồng ngoại quốc. Ông thầm cám ơn bà Tuyết và ông con rễ cũng bằng tuổi ông sẽ mang hạnh phúc đến cho gia đình ông. Ông cảm thấy phấn khởi cho sự thành công mà gần tháng nay ông đã dự tính. Thỉnh thoảng ông nói chuyện lia thia với bà môi giới đã giúp cho con gái ông từ chỗ nghèo khó trở thành giàu sang trong nháy mắt. Con gái ông rồi sẽ cai quản tài sản của chồng, thế nào gia đình ông cũng được chia chát chút ít. Mai mốt lão chàng rễ già nua kia qua đời, con gái ông sẽ sở hửu khối tài sản của chồng để lại. Rồi ông thầm suy tính số nữ trang Hồng đang có trên người cũng đã là một số tiền rất lớn, mà cuộc đời ông chưa bao giờ nghĩ đến để có được. Rồi sau tiệc cưới ông sẽ có trong tay hai ngàn đô la nữa, hơn ba mươi triệu đồng Việt Nam theo như lời hứa của bà Tuyết. Ông nghĩ rằng bà Tuyết cũng sẽ có một số tiền mà ông con rễ của ông trả công. Có tiền ngày mai ngày mốt ông sẽ đưa vợ đi chữa bệnh. Cuộc sống gia đình nghèo khó vất vả sẽ không còn. Ông không phải còn đi làm thuê cơ cực ngày có ngày không. Mấy đứa nhỏ tiếp tục đi học. Nhất định là con gái của ông sẽ cung cấp tiền bạc, sẽ xây nhà, sẽ mua lại ruộng vườn và còn nhiều thứ nữa một khi nó là vợ của đại thương gia Yoonun. Ông Năm mĩm cười mãn nguyện nhìn mọi người trong giữa bữa tiệc với ánh mắt rạng rỡ tràn trề niềm vui trước viễn tượng cuộc đời đang chuyển hướng tốt.

Ông vẩy Hồng đến bên cạnh : - Mày thấy chưa hả Hồng ? Tao tính đâu là ra đó. Trước đây mày cứ khăng khăng từ chối. Bây giờ thì có ai bằng được như mày lúc này hả con ?

- Hồng lại phân trần : - Ba chỉ nhìn thấy đó rồi nói đó. Chứ con thấy thế nào đãy. Ông ấy già bằng tuổi ba, ông ấy ghê lắm ba à ! Trời ơi ! con tởm ổng quá.

Ông Năm thầm hiểu ý con gái muốn nói gì rồi và tỏ ý thương xót : - Thôi, thì mày cứ ráng đi, có chết chóc gì đâu mà sợ, già với trẻ. Có tiền là có hạnh phúc, có được tất cả. Cả nhà đang trông vào mày đó Hồng ơi. Mày nghĩ coi, tụi trai tráng ở dưới quê làm gì cho ra hột xoàn để mày đeo. Nghìn đời cũng chưa có nổi. Lúc còn con gái má mày cũng ước hột xoàn làm gì có mà đeo. Tao đâu có tiền sắm cho bả.

Hồng chống chế : - Con là con gái mới lớn lên mà ba, con chỉ thích lấy chồng đồng trang lứa. Hơn nữa, con không thích lấy chồng nước ngoài, lại quá lớn tuổi. Thanh niên Việt Nam đâu có thiếu gì, bạn bè rồi chúng cười chê con là ế chồng, đi đâm đầu lấy Đại hàn, Đài loan, Trung quốc, Hồng kông, Kampuchia...toàn là bọn già nua, đui, què, mẻ, sứt, bất lực, ngu dốt, nghèo hèn, đần độn, cụt tay, cụt chân, mất năng lực...

Ông Năm nạt ngang : - Mày có im cái mồm không Hồng ? Ông Yoonun là đại thương gia đâu phải dân nghèo. Đại thương gia nhất định là giàu có. Cứ lải nhải mãi chuyện gì đâu không. Người ta khác, mình khác con ạ.

Vừa lúc Yoonun bước đến nắm tay Hồng kéo đi. Ông Năm muốn nói một điều gì đó với ông con rễ mà nói không được, ngôn ngữ bất đồng. Thôi thì cứ ngậm miệng ăn tiền. Ông chỉ cười, nụ cười vừa gượng gạo vừa sượng sùng. Hồng cũng không nói được gì, quay mặt đi như muốn tránh những ánh mắt soi bói nhìn nàng. Yoonun cười lớn nhìn ông Năm với ánh mắt khinh miệt, lão ta xổ một tràng tiếng Hàn dài ngoằn ngoèo nghe chói tai rồi lại ôm choàng lấy Hồng hôn say sưa truớc mặt những người trong gia đình ông Năm. Ông Năm quay mặt đi trước cảnh lộ liễu ấy. Thực khách lại vỗ tay ầm ỉ lẫn tiếng dô ! dô ! nham nhỡ. Bàn tiệc đậm đặc mùi rượu, thuốc lá, pha trộn những giọng cười hô hố của những tên Đại hàn, Đài loan xa lạ. Hồng nghe rờn rợn cả người. Thật ghê tởm, như muốn nôn mửa...!

Tiệc cưới tàn dần sau những ngày tháng kế tiếp Hồng bị giam hãm trong một ngôi nhà ở ngoại ô Saigon. Ngôi nhà có nhiều phòng riêng biệt. Ngoài căn phòng mà Hồng bị nhốt trong đó, bà Tuyết và Misano có một phòng khác. Họ thực sự không ăn ở tại đây, nhưng họ luân phiên có mặt để coi ngó và canh chừng những cô gái lấy chồng Đại hàn, Đài loan cũng đang bị nhốt tại đây.

Hằng ngày Hồng bị bắt buộc học tiếng Hàn do Misano hướng dẫn. Cơm nước ăn ở ngay trong phòng. Hồng cũng như các cô gái ở đây không được ra khỏi nhà, không được tiếp xúc với nhau. Cần điều gì chỉ được hỏi Misano hoặc bà Tuyết, không được tự ý làm bất cứ điều gì mà không xin phép. Lão chồng già Yoonun thường đến ban đêm chỉ để thỏa mãn dục vọng với Hồng cho đến sáng hoặc đến nửa đêm rồi chuồn mất. Có khi lão đến bất ngờ ban ngày nồng nặc mùi rượu và Hồng phải chịu đựng những giờ phút làm tình của lão. Những lúc kề cận bên nhau, chồng nói chồng nghe, vợ nói vợ nghe vì hàng rào ngôn ngữ bất đồng. Hồng thường bị ăn đòn vì những thái độ không vừa ý với Yoonun. Càng ngày Hồng càng bị đối xử tồi tệ.

Hằng tuần Hồng chỉ được nói chuyện điện thoại với gia đình ở quê năm mười phút dưới sự giám sát của bà Tuyết. Những lần đó ông Năm nhắc Hồng nhờ bà Tuyết hỏi số tiền mà Yoonun hứa sau tiệc cưới để đưa mẹ đi chữa bệnh. Bà Tuyết trả lời là ông Yoonun đang kẹt tiền, chịu khó chờ. Chờ rồi chờ mà thôi. Có những lúc Hồng phân vân suy nghĩ về thực tại trước mặt. Trước sau là điều duy nhất nàng đã phải cam tâm bán rẻ tấm thân để mong cứu vớt gia đình, cứu mạng người mẹ. Không lẽ họ lừa dối, dàn cảnh để dụ dỗ chiếm đoạt nàng. Không lẽ họ chia nhau hưởng thụ không những trên thân xác mình mà ngay cả người thân trong gia đình đang trở thành những nạn nhân nghèo đói bần cùng.

Một tháng trôi qua, đột nhiên lão chồng già không đến với Hồng như thường lệ. Hồng cảm thấy có điều gì bất thường đang xảy đến. Hồng lo sợ, quyết gặp bà Tuyết hỏi cho ra lẽ :

- Ông Yoonun bận việc gì mà không thấy đến hả dì ?

- Ông ấy về nước được tuần rồi. Mà con hỏi làm gì, nhớ ông ấy rồi hả ?

- Chừng nào chồng con trở lại Việt Nam để đưa con về bên ấy ? Sao dì không nhắc ông ấy về dưới quê ký giấy kết hôn mà trong tiệc cưới ông ấy đã hứa, dì còn nhớ chứ ?

Bà Tuyết giọng đanh đá : - Mày ngu lắm Hồng ơi ! Lấy thì lấy, mà bỏ thì cứ bỏ. Có ký mười lăm hai mưoi giấy kết hôn cũng bằng thừa con ạ. Mày chẳng có quyền đòi hỏi điều gì. Đúng là mày đồ ngu.

Hồng sửng sốt trước lối nói hàng hai, phách lối : - Dì nói thế nghĩa là thế nào hả dì ?

Bà Tuyết quắc mắt, sừng sộ : - Đồ ngu ! Vậy mà cũng hỏi. Chờ lão chồng già qua mà hỏi.

- Chừng nào ông ấy qua hả dì ?

- Không biết.

- Còn số tiền hai ngàn đô la ông ấy hứa chừng nào mới có hả dì ? Má con đang bệnh nặng cần tiền chữa bệnh, dì biết chứ ?

Bà Tuyết nổi nóng, gầm lên : - Mẹ mày bệnh thì mẹ mày bệnh đâu can dự gì đến tao hả con kia. Còn chuyện gì thì hãy chờ lão chồng già của mày trở qua mà hỏi. Công việc làm ăn của bọn tao coi như đã trọn gói với mày rồi theo hợp đồng với Yoonun.

Hồng cảm thấy choáng váng chóng mặt. Nàng muốn bật khóc trước sự gian ác của người đời. Hồng bậm môi cố dằn cơn tức giận và nước mắt đang trào ra. Vừa lúc ấy bà Misano bước vào phòng nói nhỏ điều gì với bà Tuyết.

Chập sau, bà Tuyết dịu giọng với Hồng : - Này Hồng, dì nói con nghe nhé. Dì cho con trở về dưới quê tìm vài bạn gái dẫn lên giới thiệu cho dì. Thành công, dì sẽ lo cho con lấy số tiền hai ngàn đô la, lo giấy tờ kết hôn, và lo cho con về với chồng ở Hàn quốc.

Hồng nghĩ thầm, à ra chúng nó lại đang dụ khị mình đây. Giờ thì Hồng chẳng còn tin những lời hứa đầu môi chót lưỡi của mấy mụ môi giới này nữa. Nàng uất người nói xối xả :

- Bà đừng có hòng tôi làm điều đó. Chẳng bao giờ và không bao giờ tôi để cho một người con gái nào khác sẽ phải đau khổ lọt vào cái ổ nhền nhện này. Xã hội này đang băng hoại và đảo điên tột cùng bởi những bàn tay nhơ nhớp bẩn thỉu của các bà. Tôi sẽ đi thưa để công lý xét xử.

Bà Tuyết trề môi, kênh kiệu : - Đừng con ạ, thưa với kiện mà làm gì. Ai cũng như ai, ăn thì ăn đồng loạt, có trên có dưới, lấy ai mà xét xử. Tiền mà, ai lại không ham. Đụng đến là tan xương nát thịt đó con ạ.

- Được rồi, bà không thách tôi cũng làm cho bà coi.

Hồng vừa dứt tiếng nói liền bị bề hội đồng, đấm, đá, tát vào mặt mày nàng liên hồi. Hồng không kịp chống đở. Nàng ngã quỵ xuống sàn nhà bất tĩnh. Văng vẳng bên tai tiếng nói của bà Tuyết :

- Bà sẽ nhốt mày trong phòng này cho mày chết rục xương để xem mày làm gì cho biết. Đồ phản chủ !

Tiếp theo là giọng cười chát chúa nghe thật rùng rợn.Tiếng khóa cửa bên ngoài lắc cắc và im lặng.

Suốt buổi chiều và đêm hôm qua Hồng tỉnh dậy và cảm thấy nhức nhối ê ẩm toàn thân. Bụng đói, đôi môi khô cứng. Lại thêm một ngày nữa đi qua, không được ăn uống, không được làm vệ sinh, không ai hỏi han, tứ bề vắng lặng thật ghê rợn. Hồng như đang bị cách ly với đời sống bên ngoài. Trước thực tế này không lẽ nằm chờ chết, và nàng đang suy tính tìm cách trốn thoát. Nhìn quanh quẩn chung quanh phòng để tìm một tia hy vọng nhỏ nhoi tự cứu bản thân nhưng vô phương. Kêu la, cầu cứu chẳng ai nghe mà còn có thể bị đòn roi, đấm đá. Chắc chắn họ không còn đối xử tình người với nàng trước món đồ mua bán, trục lợi và hưởng thụ.

Hồng quyết liệt liều mạng bằng tất cả sức lực để trốn thoát khi có cơ hội. Phải rời khỏi nơi này ngay để đem số nữ trang mà Yoonun đã đeo vào người Hồng trong tiệc cưới để bán đi chữa bệnh cho mẹ. Số nữ trang đem bán, gia đình sẽ có một số tiền lớn giải quyết mọi chuyện cần thiết. Sau đêm tiệc cưới Hồng đã cẩn thận gói tất cả số nữ trang vào một mảnh vải nhỏ và luôn luôn cất giữ trong người. Nàng biết rằng đó là của riêng mà Yoonun đã tặng cho mình. Thường lệ những lần kề cận với lão già Đại hàn, Hồng chỉ lo ngại Yoonun để ý hỏi đến số nữ trang trong tiệc cưới. Nhưng tuyệt nhiên chuyện ấy không bao giờ xảy ra kể cả hai bà môi giới đang canh chừng kiềm kẹp Hồng. Họ không mảy may chú ý hỏi han, Hồng càng an tâm và vững tin số của có được đã như đánh đổi cuộc đời con gái trong trắng thật rẻ mạt. Thôi thì được gì, mất gì đều do sắp đặt của định mệnh. Thoát khỏi nơi này rồi tìm cách liên lạc với chồng, dù sao một ngày gần nhau cũng là tình nghĩa.

Bảy giờ tối. Hồng miên man trong những suy nghĩ chập chờn thì cơ hội đã đến. Tiếng mở khóa lách cách bên ngoài cửa phòng. Hồng vụt ngồi dậy tiến nhanh tới cửa vừa lúc bà Tuyết bước vào phòng. Hồng vận dụng tất cả sức mạnh bất ngờ xô mạnh bà ta té ngã chúi nhủi vào góc phòng, rồi thoát nhanh ra ngoài, đóng mạnh cánh cửa và khóa lại. Tiếng thét gầm của bà Tuyết vọng ra nghe thật khủng khiếp. Hồng chạy vút ra đường lộ và lẩn nhanh vào đêm tối ẩn mình, lần mò tìm phương tiện về Saigon.

Sau hai ngày Hồng mới về đến quê. Ông Năm và cả nhà mừng rỡ khi thấy Hồng trở về sau gần hai tháng xa nhà. Đến lúc nhìn sắc diện tiều tuỵ của con gái, người gầy rạc, quần áo thốc thếch cả nhà đâm ra lo lắng, xót xa hỏi nàng tới tấp. Những người hàng xóm tò mò kéo đến, ông Năm đóng cửa ngõ và xua đuổi họ về nhà.

Hồng nằm vật xuống giường khóc thãm thiết. Nàng lần lượt kể rõ mọi chuyện. Cuối cùng nàng đưa số nữ trang cho ông Năm và tức tưởi nói trong tiếng khóc:

- Cuộc đời của con chỉ còn có bao nhiêu đó. Ngày mai ba đem bán chữa bệnh cho má con. Nếu dư ra thì lo cho gia đình.

Ông Năm buồn buồn cầm gói nữ trang từ tay Hồng và mở ra. Đôi mắt ông sáng lên khi thấy sợi dây chuyền có mặt hột xoàn, chiếc nhẩn nạm bốn hột xoàn nhỏ óng ánh, đôi bông tai cũng hột xoàn mà trong buổi tiệc cưới hơn hai tháng qua ông đã nhìn thấy. Ông cũng đã ước tính nếu bán đi sẽ có được một số tiền lớn ngoài sức tưởng tượng mà suốt cuộc đời ông chưa bao giờ nhìn thấy. Ông Năm đang có suy nghĩ rất nhanh cho những gì sẽ phải làm.
Trên chiếc giường tre ọp ẹp phía bên trong, bà Năm với thân hình gầy đét, vừa nghe nói đến hột xoàn bà cũng ráng gượng ngồi dậy lê từng bước mệt mỏi đến bên cạnh chồng chộp lấy số nữ trang trong tay chồng rồi đưa lên tận mắt để quan sát, nhìn cho rõ.

Tiếng Hồng nghe mệt mỏi : - Ba à, bây giờ con cảm thấy lo sợ. Bà Tuyết dám đến đây làm giặc với gia đình mình. Chắc chắn như vậy,

Nghe con gái than thở, ông Năm trấn an : - Có gì phải sợ con mẹ đó. Bà ấy mà đến đây hả, tao báo công an xã đến còng đầu nó về tội hành hung và lường gạt.

Bà Năm ngập ngợ nhìn ông Năm và Hồng : - Sao tui thấy hột xoàn...kỳ cục quá nè ! Dám hột xoàn giả lắm ông ơi ! Cả sợi dây chuyền, chiếc nhẩn và đôi bông nữa.

Ông Năm hứ một tiếng trấn áp vợ : - Bà biết gì giả với thiệt. Cả đời bà có nhìn thấy nó đâu mà dám cho nó là giả. Không lẽ ông ấy lại đi lường gạt...mình.

Nghe cha mẹ phân bua hột xoàn giả, thiệt, Hồng giựt mình phân vân. Thật ra thì cả nhà chẳng có ai cả đời nhìn thấy được hột xoàn bao giờ. Hồng như chợt nhớ ra điều gì, nàng nói nhanh :

- Chính bà Tuyết đã nói với con trong tiệc cưới là ông Yoonun đã nhờ bà và Misano đi mua số nữ trang này.

Ông Năm bật ngửa người hốt hoảng : - Thôi rồi !..mà chắc gì...có thể họ dở trò ma giáo....mà không biết ai đây.

Ông Năm vội lấy chiếc lá đội lên đầu, réo Hồng : - Đi ! đi với tao để rõ thiệt hư. Tao nóng lòng muốn biết ngay.

Tại tiệm kim hoàn, người chủ tiệm sau khi xem xét kỹ đã bảo với cha con ông Năm số nữ trang này là đồ giả. Bây giờ ông Năm mới cảm thấy choáng váng. Miệng ông há hốc, đôi môi run run, mắt nhìn trân trân vào số nữ trang mà ông đã đặt hết kỳ vọng. Ông lảo đảo bước ra khỏi tiệm như người mất hồn bên cạnh đứa con gái đáng thương đang khủng hoảng tinh thần không còn nói được lời nào. Trước mặt hai người cảnh vật mờ ảo, lung linh...

Những ngày sau đó, bầu không khí trong gia đình hết sức nặng nề và ảm đạm. Hồng bắt đầu oẹ mửa, triệu chứng có thai, kết quả của một chịu đựng miệt mài từng đêm với lão già Hàn quốc chỉ cố mong sao có được tiền cứu vản gia đình. Trước thãm cảnh gia đình đen tối suy sụp, Hồng hoàn toàn bất lực . Ông Năm mỗi ngày càng ít nói, lầm lì. Hằng ngày ông lặn lội làng trên xóm dưới tìm việc làm. Những lúc rảnh rổi ông uống rượu liên miên giải sầu. Ông tự cảm thấy bất lực trước gian kế tinh vi của người đời. Ông mặc cảm tội lỗi đã trót tiếp tay hãm hại đời con gái của ông cũng chỉ vì cái nghèo, vì luân lý suy đồi của xã hội nhiễu nhương, điên đảo đã nảy sinh những tệ trạng hư hỏng chỉ có dân nghèo hứng chịu triền miên.

Cái thai mỗi ngày mỗi lớn dần làm cho Hồng càng mệt mỏi. Hằng ngày Hồng đạp xe đi khắp các vườn mua góp trái cây chở ra chợ bán. Hồng cố gắng dành dụm tiền để lo sinh nở. Đôi lúc Hồng có suy nghĩ lên Saigon tìm hai bà môi giới hỏi thăm tin tức của chồng xin họ giúp đở vài điều cần thiết, nhưng chỉ suy nghĩ mà không dám thực hiện.

Hồng mướn người gọi điện thoại bằng tiếng Hàn, mướn người dịch thư ra tiếng Hàn gởi cho chồng yêu cầu Yoonun qua Việt Nam ký giấy kết hôn, lo đứa con sắp sanh và đưa vợ con về Hàn quốc. Thế nhưng đã mấy lần gọi điện thoại, đã mấy lá thư gởi đi nhưng không được hồi âm. Đã không kết quả gì mà còn phải chi mất một số tiền lớn Hồng phải vay mượn người khác. Có người chỉ dẫn ông Năm và Hồng làm đơn tố cáo, nhưng đơn gởi đi nhiều tháng cũng chưa thấy Nhà Nước hỏi han cứu xét.

Trước cảnh khốn cùng mất trắng của gia đình và bệnh tật trầm trọng không thuốc men, bà Năm qua đời khi Hồng gần đến ngày sanh.

Quá đau đớn cho những cơn uất hận dồn dập phũ chụp xuống gia đình đã không kiềm chế được, vừa nghe tin bà Tuyết từ Saigon về, ông Năm tức tốc tìm đến nhà để vấn tội bà dụ dỗ rồi đánh đập Hồng, vụ nữ trang giả, và nhất là số tiền hai ngàn đô la mà Yoonun hứa cho gia đình ông có thể bà ta cuỗm mất để tất cả đã làm cho gia đình ông mất trắng.

Thấy cha đi một mình, Hồng tất tả chạy theo. Vì sức yếu thế cô, ông Năm đã bị bọn lâu la của bà Tuyết bề hội đồng một trận ngã sấp xuống đất bất tỉnh , mặt mày bê bết máu, thương tích đầy người. Hồng nóng lòng bênh cha, cũng bị bọn chúng đánh đến sẩy thai phải đi nằm bệnh viện.

Kết quả giấc mơ đổi đời đã hoàn toàn mất trắng. Giờ đây giữa khu xóm nghèo tăm tối, cứ vào khoảng nửa đêm, dáng ông Năm như một bóng ma trơi, ông ngồi bệch giữa sân nhà gào thét chửi bới. Ông chửi lũ quan to quan bé chăn dắt dân chỉ biết ăn trên ngồi trốc vơ vét đầy túi tham mà không bao giờ đếm xĩa giải quyết những khiếu cáo, khiếu kiện của người dân thấp cổ bé miệng, không ngăn chặn trừng trị và không can thiệp khi người dân bị áp bức khủng bố. Ông chửi cái chế độ mục nát đã dung túng bao che những tệ nạn xã hội, bán trôn nuôi miệng đang tràn lan cùng khắp như một dịch bệnh. Ông chửi lũ cai trị bất lực không ngăn chặn, nghiêm trị và còn toa rập tệ trạng buôn bán, dụ dỗ phụ nữ Việt Nam đi làm nô lệ tình dục ở nước ngoài. Ông chửi ....và ông chửi....một cách vô vọng, vô tội vạ....tiếng chửi bới, gào thét của ông vang vọng trong màn đêm tăm tối, rồi chìm sâu vào bóng đêm, nào ai có biết. Chỉ có Trời biết mà thôi !

Nguyễn Thế Hoàng

Những Người Đàn Ông Thích "Ăn Phở" Trưa


Những mẫu rao vặt tìm bạn tình vào giờ nghỉ trưa có thể thấy nhan nhản khắp nơi ở các phòng chat online với tựa đề “Tìm bạn tình ngoài hôn nhân”. Vậy những người đàn ông này là ai? Và liệu họ có thể tìm thấy đối tượng không? Tò mò, Bonnie Lee – phóng viên tạp chí Herwworld (Singapores) đã tìm cách liên lạc với một trong số những kẻ thích ngoại tình này. Và dưới đây là khám phá của cô.

Ngồi trước mặt tôi trong quán cà phê của một khách sạn 5 sao là một người đàn ông đã có vợ. Anh ta trông thật bảnh bao trong chiếc áo sơ mi carô và mái tóc bóng bẩy chải ngược. John (đã được đổi tên) trong vai trò là một doanh nhân đang giới thiệu những công nghệ tiên tiến nhất của máy tính, nhưng những từ như “người tình chu đáo” hay “bao cao su” luôn thoát ra từ miệng anh ta. Với cái nhìn sắc sảo của một chuyên gia, anh ta chẳng giống tí nào với loại người đã đăng những mẩu tin “Hẹn bàn công việc tại khách sạn 5 sao nhé!” trong khi lại hứa sẽ cho bạn “một chuyến phiêu lưu đầy hào hứng và thú vị”. Bên cạnh chuyến phiêu lưu hết sức lãng mạn ấy, bạn sẽ được tiết lộ những bí quyết tuyệt vời trong chuyện ân ái mà theo John nó sẽ rất “dè dặt, kín đáo”.

Đó là những lời mời mọc bước đầu của anh ta. Những chiêu này không mới nhưng sao phải “thực hiện” vào giờ làm việc? Rồi tôi cũng sớm nhận ra được lý do: John sẽ tránh được tất cả mọi nghi ngờ nếu bị bắt gặp đang “bàn chuyện làm ăn” với đối tác tại một khách sạn có tiếng.

Bắt đầu từ những lá mail

Sau khi tôi gửi đi hơn 10 bức email, 3 tuần sau John mới hồi âm. John chẳng tiết lộ gì nhiều trong lá thư đầu tiên, ngược lại, anh ta cứ khăng khăng đã biết rõ mọi thứ về tôi từ chiều cao, cân nặng, vóc dáng đến màu da. Đến lá thư sau tôi mới biết John là giám đốc công ty Shenton Way và đặc biệt rất chuyên nghiệp trong chuyện phòng the. Lá thư thứ ba John yêu cầu được gặp mặt. Khi tôi ngập ngừng chưa trả lời thì anh ta vội đính chính ngay trong một bức mail là chỉ muốn gặp tôi để tìm hiểu và trò chuyện: “Tôi thật sự mong rằng chúng ta sẽ là bạn tốt và chia sẻ tình cảm chân thành với nhau bên cạnh những phút giây gối chăn tuyệt vời. Tôi sẽ giữ bí mật tuyệt đối chuyện này”.

Rõ ràng là John đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc chơi. Anh ta hiểu rõ những từ như “chia sẻ tình cảm”, “bạn bè” và “quan hệ tình dục không phải là chính” sẽ khiến các cô gái không nghi ngờ và an tâm hơn khi tiếp xúc với anh ta.

Chỉ nói dối và… nói dối

Trước khi gặp nhau tôi chỉ biết anh ta là người gốc Hoa và gần 40 tuổi. Đúng hẹn tôi đến, nhìn quanh quẩn tìm người cho đến khi điện thoại cầm tay reng lên. Trước khi tôi kịp bắt máy, một giọng nói đã thì thầm bên tai: Có phải cô đó không?”. Muốn làm tôi bất ngờ, John đã xuất hiện như thế và kéo tôi lên một góc bàn khuất trên lầu trước khi tôi mở miệng chào anh ta

Trước mặt tôi là một anh chàng kiểu “Forrest Gump” và trông già hơn tuổi thật cùng với mái tóc màu nâu xám. Nhưng tên Forrest này không khờ một chút nào. Đôi mắt anh ta khá xảo quyệt, luôn rảo khắp để chắc rằng không có người quen quanh đây. Ánh nhìn anh ta như muốn xẻ đôi tôi ra. Những lời mào đầu khéo léo có lẽ là sở trường của John. Khi thức ăn được mang ra, đó cũng là lúc John phô bày bộ mặt thật. Và dĩ nhiên, những lời nói dối liên tục tuôn ra.

Đầu tiên, anh ta phủ nhận việc đã đăng mẩu tin tìm bạn (mặc dù tôi đã biết địa chỉ email của anh ta trong mẩu tin và trong những lá thư phúc đáp cho tôi là một, cũng như cho đến nay đã có 10 người liên lạc với anh ta). Khi bị lật tẩy, anh ta lại khăng khăng bảo đảm tôi là người duy nhất anh ta hồi âm (?!). Tiếp theo là những lời chân thật đến ngạc nhiên.

“Tôi muốn giữ kín những mối quan hệ của mình. Bạn bè người thân sẽ nghĩ tôi đang gặp gỡ khách hàng ở một khách sạn năm sao, và cho dù có bắt gặp tôi ngồi với cô thì họ cũng chẳng nghi ngờ gì. Điều đó chẳng phải hay hơn là bị bắt gặp ở một khách sạn xoàng sao?”.

Khi tôi thắc mắc tại sao phải dùng những “động tác giả” đó, John đã trả lời đơn giản là anh ta muốn đổi lấy sự đứng đắn. Một sự đứng đắn giả dối chỉ dành cho những người không phải là bạn tình của mình.

Một bí mật được hé mở nữa là John đã có vợ và một con trai đang tuổi đến trường, chứ không phải độc thân như lời anh ta đã nói qua những lá thư điện tử.

Không phải là lần đầu tiên

Theo điều tra, tôi biết được John đã từng trải qua 2 mối quan hệ lén lút. Mối quan hệ đầu kéo dài một năm và gần đây nhất là mối tình đã kéo dài 3 năm với một đồng nghiệp nữ. Họ đã chia tay 18 tháng trước và John đang gấp rút tìm người bầu bạn vì… quá cô đơn! Những mối quan hệ này theo John không chỉ đơn thuần là sex mà còn là sự gắn kết cảm xúc. Anh ta đã rất yêu cô bạn gái thứ hai và thậm chí còn định ly hôn vợ để kết hôn với cô đồng nghiệp ấy. Tuy nhiên, cô này lại không muốn làm một bà mẹ kế lý tưởng khi John có ý dắt con trai theo cùng mỗi khi họ đi chơi. Và thế là mối quan hệ chấm dứt.

Vợ John không hề biết một chút gì về những cuộc tình này. Anh ta rất kín đáo. John chăm chỉ làm việc, mỗi tháng có thu nhập 10.000 đô la và chu cấp đầy đủ cho vợ con. Hằng tuần, John còn thường đi xem phim và mua sắm với con trai. Trong mắt cậu bé, John vẫn là một người cha mẫu mực.

Tuy người vợ không hề biết gì và cũng chẳng phàn nàn nhưng thực ra hôn nhân của họ đang bên bờ sụp đổ. Họ không hiểu nhau và đã không còn chăn gối nhiều năm nay. Tuy nhiên, John không muốn ly dị vợ vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của con trai. Bên cạnh đó, những mối quan hệ ngoài luồng của John vẫn được giữ kín tuyệt đối. Điều đáng tiếc là anh ta không một vẻ áy náy nào về hành động của mình.

Lời đề nghị “khiếm nhã”

Trở lại cuộc trò chuyện, John nói: “Chúng ta có thể vừa là bạn vừa là tình nhân. Tôi nghĩ tôi thích em vì em là tuýp người dịu dàng, chẳng giống vợ tôi suốt ngày chỉ biết la hét lớn tiếng”. Tiếp đó là những lời dụ dỗ ngọt ngào.

Cuộc trò chuyện càng lúc càng đi sâu vào vấn đề trọng tâm cũng là mục tiêu của John trong buổi gặp gỡ này: Sex. “Nếu ai đó thích em và biểu lộ rất quan tâm đến em thì em sẽ quan hệ với anh ta chứ?”. Câu hỏi kèm theo một nụ cười toe toét của một con sói già nham hiểm. Lý do của cuộc gặp gỡ đã được phơi bày. John liên tục thốt ra những lời thuyết phục lộ liễu và tôi có thể đoán được rằng, chỉ cần một lời đồng ý của tôi thôi thì hắn sẽ lập tức vọt ngay ra quầy tiếp tân và đặt một phòng tại khách sạn.

Tôi tìm cách thoái thác, giả vờ có việc bận phải đi ngay nhưng John tỏ vẻ khó chịu. Hắn không muốn nhận câu trả lời “không” và thậm chí còn dai dẳng đến mức yêu cầu đưa tôi đi với một lời giải thích được chuẩn bị sẵn: “Nếu ai đó thấy chúng ta đi với nhau trên đường thì cô chính là khách hàng của tôi”.

Sau giờ làm việc…

Họ đi “ăn” trưa, “ăn” tráng miệng và trở lại sở làm. Đây là cách những người chồng giấu vợ. SM Jergan – nhân viên điều tra công ty Kokusai Security cho biết trong 50 người đàn ông được điều tra, hết 35 người đã đi “ăn phở” trong giờ làm việc. Hầu hết họ cho rằng vợ sẽ không nghi ngờ gì khi họ đang ở công ty. Thường thì các bà vợ chỉ thuê thám tử tư theo dõi các quý ông sau giờ tan tầm, vì vậy mà việc bị bắt gặp lăng nhăng vào giờ làm sẽ rất khó xảy ra.

Deborah de Souza, giám đốc đồng điều hành công ty LJ Investigations and Consultancy Services cùng với chồng Lionel de Souza – một sĩ quan cảnh sát về hưu cho biết: “Những ông chủ thường cặp bồ với các nữ thư ký hay đồng nghiệp trong khi các doanh nhân lại “gặp gỡ khách hàng” quen biết từ trên mạng. Họ bí mật hẹn hò tại công viên, khách sạn lớn hay nhà riêng. Họ hoàn thành sứ mạng người cha, người chồng tố t, dành toàn bộ thời gian cho gia đình sau giờ làm và cả những ngày cuối tuần. Họ chỉ gặp tình nhân vào giờ làm, họ vui vẻ tại một khách sạn hay công viên vắng vẻ trong khi những người khác đang chăm chỉ làm việc”.

Xem việc ăn “phở” là bình thường (?)

Điều tồi tệ hơn là John không phải là người duy nhất. Anh ta chỉ là một ví dụ điển hình của rất nhiều người đàn ông thích “ăn phở” trong giờ làm. Họ không phải là loại người dễ đánh giá bề ngoài nếu không tiếp xúc trực tiếp về chủ đề quan hệ tình dục. Bạn không thể biết được những ý nghĩ đồi trụy nào đang ở trong đầu họ. Họ có bề ngoài và phong thái nghiêm trang đến nỗi xem hút thuốc, nhậu nhẹt, đàn đúm như những liều thuốc độc. Nhưng nếu bạn là một mục tiêu “tình yêu” của họ, bạn sẽ được nghe họ liên tục đề cập đến chuyện quan hệ tình dục.

Họ không hề đến những ổ mại dâm để mua vui mà chỉ muốn tìm một người bạn tình, với ý nghĩ đáng ghê tởm rằng “khám phá cơ thể nhau cũng là một điều thú vị”. Và họ ngụy biện cho hành động của mình bằng lời lý giải hết sức bài bản: khi hai tâm hồn đã đồng điệu về cảm xúc thì cũng gắn kết về thể xác.

Bạn bè John cũng có những mối quan hệ lén lút đó. John đã thay họ bào chữa rằng đó không phải là những người xấu hay đại loại như vậy. Họ cũng giống anh ta, đều là “những người chồng tốt thương vợ thương con”.

Sự thật liệu có quá tàn nhẫn đối với vợ con của những người đàn ông ngoại tình đó? Và nếu như tình trạng này vẫn còn nhan nhản thì hóa ra chúng ta đang quay về với những ngày phong kiến lạc hậu xưa, khi người phụ nữ chỉ như một món đồ, được ăn ngon mặc đẹp nhưng lại là trò giải trí cho cánh đàn ông?

Nhật Hà

Hội Chit Chat "Khoe Hàng"

Những tên già Việt Kiều ngu dại đang làm trò bịnh hoạn bẩn thỉu

Khóa trái cửa, chải qua mái tóc, Thu bắt đầu mở máy, chỉnh lại webcam và online. Ngồi né qua bên cạnh, quan sát. Những câu chào mời, những lời khiêu khích liên tục xuất hiện trên cửa sổ của chat room. Thu mới 18 tuổi, song trông em thật già dặn với mái tóc nhuộm “hai lai”, váy ngắn và chiếc laptop IBM mỏng dính kè kè bên người. Thu chỉ chiếc máy, khoe: "Em mới đổi cái mới, người ta mới gởi về cho đó. Vô hội buộc phải có đồ chơi. Mấy thứ này, tụi em kiếm dễ ợt”.

Thu giải thích, tụi em chat trên mạng rồi quen nhau, lập thành hội, nhóm cho vui ấy mà. Bây giờ những hội, nhóm như vầy thiếu gì. Chơi kiểu này vui mà cũng có lợi nữa.

20 giờ 30, quán trà Dihma trên đường Nguyễn Du, Saigon, gần như không còn bàn trống. Các thành viên trong nhóm của Thu chiếm hẳn chiếc bàn lớn. Mười một cô bé tuổi chừng 16 đến 20 vô tư cười nói, kể cho nhau nghe về những anh chàng mình đã chat.

Linh, thành viên lớn tuổi nhất và cũng là hội trưởng, dè chừng khi thấy Thu dẫn khách ngồi vào bàn. Linh hỏi: “Nick gì vậy? Hay chat ở room nào?”. Thành khẩn khai nhận: “Mình chỉ biết giao tiếp với bạn bè qua Yahoo! Messenger”. Cô bé cười khẩy: “Yahoo thì có gì mà thú vị”.

Những câu chuyện về bạn trai chat lại được tiếp tục bàn tán bằng những lời lẽ khá thô thiển. Nhìn thấy laptop của Thu, Linh hất hàm: “Hàng mới?”. Thu cười tít mắt, hãnh diện bày chiếc máy ra bàn cho cả hội cùng săm soi và cho hay “Hoàng tử mới gởi về đó”.

Nói đoạn, cô bé móc ví rút ra một tờ 50 đô la mới cứng đưa cho hội trưởng rồi quay sang nháy mắt, giải thích: “Khi nào chat móc túi được con nai nào đó, phải đóng quỹ”. Tràng pháo tay tán thưởng vừa dứt, một cô bé khác đứng lên, đưa một xấp tiền ước chừng gần 2 triệu đồng cho Linh mà không cần giải thích. Thu cho biết, Hương tên cô bé nọ, có “mối ruột” là nick Safa US ở Mỹ. Bốn tháng nay, Safa US đều đặn gởi tiền về cho Hương tiêu vặt nên cô bé thường xuyên làm nghĩa vụ.

Một cô bé khác trong hội bỗng hào hứng thông báo, vừa tìm ra một chat room lý tưởng, hiện thu hút khá đông thành viên. Mười một cô bé lại nhao nhao bàn tán và kháo nhau những nick name lắm tiền. Nghe loáng thoáng lời hội trưởng Linh dặn dò: “Tụi bây nhớ ban đầu chỉ nhá nhá thôi nhé, đừng có dại mà show hết”.

22 giờ, hội trưởng tuyên bố bắt đầu cuộc chơi. Các cô bé chia tay, mỗi người một ngả. Trên đường về nhà, Thu cho biết, khoản tiền cô và Hương vừa đóng quỹ là 10% số tiền mà các cô nhận được từ những bạn chat từ bên kia đại dương gởi về. Hội trưởng sẽ giữ để chi cho các buổi gặp mặt, những cuộc chơi offline của cả hội. “Đứa nào cũng có nhiều nai gởi tiền, nên quỹ của tụi em khá lắm”, Thu khoe.

Cô cho biết thêm, nhập hội được cái lợi là các thành viên sẽ cung cấp cho nhau địa chỉ của những chat room “vàng” để “khai thác”. Thu cười ngất khi hỏi sao các bạn trong hội không ra dịch vụ Internet cho thoải mái. Cô bé bảo: “Đứa nào hẻo lắm mới phải ra tiệm, vì ở đó không tự nhiên, khó show hàng”. Liếc qua chiếc đồng hồ đeo tay loại xịn, cũng là tặng vật của các nai, Thu đột nhiên tăng tốc, nói vọng lại: “Đến giờ hẹn rồi, em phải online gấp”.

Khóa trái cửa, chải qua mái tóc, Thu bắt đầu mở máy, chỉnh lại webcam và online. Ngồi né qua bên cạnh, quan sát. Những câu chào mời, những lời khiêu khích liên tục xuất hiện trên cửa sổ của chat room. Thu chỉ cho thấy những nick name của các cô bạn trong hội, đồng thời chỉ vài nick khá kêu trên màn hình như Anh_can_tinh, Semenpro, Canality_men...

Vừa dứt lời, nick name Anh_can_tinh đã gởi sang Thu một lời chào khá “ấn tượng”: “Bị trời hành sao mà xìu thế, cô bé?”. Chẳng vừa, Thu đốp lại ngay: “Chưa tới giờ đâu, đợi đấy, sợ rồi chịu không nổi...”. Anh_can_tinh lì lợm: “On came mà kín mít vậy bé, hàng giả à?”. Lập tức, Thu cởi dần vài nút áo, để lộ khuôn ngực đầy đặn của mình trước webcam. Phía bên kia đã bắt đầu có lời cổ súy thì Thu cài nút áo lại. Cô bé cười: “Cho tụi nó thèm chơi! Mình có mất mát gì đâu. Nhắm được nai nào khấm khá, dễ ăn, tụi em sẽ show tất tần tật”.

Có tiếng chuông cửa. Thu tắt vội màn hình. Người cha của cô bé về nhà. Nhìn cô bé nũng nịu đầy vẻ ngây thơ, ông khó mà ngờ được con gái mình từng trải tới mức nào và tự nguyện thiêu thân tới mức nào. Và những tên già Việt Kiều ngu dại đang làm các trò bịnh hoạn bẩn thỉu.

Alyssa Milano "Sưu Tập" Đàn Ông


Bạn có thể nhận xét Alyssa Milano là một cô đào nhan sắc chẳng có gì là tuyệt mỹ, nhưng bạn không thể khẳng định Alyssa là một người buồn tẻ!

...7 tuổi Alyssa Milano đã biết thế nào là cuộc sống của một nghệ sĩ sau khi trúng tuyển vào vở kịch Annie của sân khấu kịch danh giá nhất thế giới Broadway. Tuy đóng khá nhiều phim, đã từng được giới truyền thông tán tụng không ít, nhưng Alyssa thừa nhận rằng, chỉ khi vào seri phim “Phép thuật” của đạo diễn truyền hình nổi tiếng nước Mỹ Aaron Spelling (bắt đầu từ tháng 10 năm 1998), cô mới thực sự cảm thấy mình đã lên tới đỉnh cao sự nghiệp của một diễn viên truyền hình với danh tiếng “phủ sóng” khắp thế giới.

- “Điều khiến tôi thích thú và cũng mệt nhất trong công việc diễn xuất phim “Phép thuật”, đó là bởi tôi luôn phải diễn với một trí tưởng tượng cực kỳ phong phú trong suốt 14 tiếng đồng hồ một ngày. Nhưng bù lại tôi lại được hả hê vì mình có khả năng tiêu diệt mọi cái ác!”…

Còn điều khiến Alyssa cảm thấy luôn tự hào về bản thân và về sự nổi tiếng, đó là cô đã biết đứng và đi lên bằng chính đôi chân của mình! Alyssa có được vai diễn trong “Phép thuật” không phải do may mắn. Chính cô đã tự tìm đến đạo diễn Aaron Spelling và cho ông thấy khả năng diễn xuất, khi hay tin diễn viên Aaron chọn vào vai Phoebe đột ngột xin hủy hợp đồng; “Trong đời, mỗi người đều có một hoặc vài cơ hội, nhưng tôi nghĩ cơ hội nhiều hay ít lại do chính bản thân mình tạo ra. Và tôi không thuộc tuýp người luôn tự bằng lòng với bản thân,“há miệng chờ sung”, nghĩ mình tài giỏi, người ta tự khắc đến tặng cho cơ hội tốt!”

Alyssa Milano - ngôi sao của tài năng và của những sự tai tiếng?

Với Hollywood, Alyssa Milano không chỉ được xem là ngôi sao sở hữu nhiều hình xăm nhất mà còn là mỏ vàng của giới truyền thông khi cô trở thành nạn nhân của những trang web sex, do các fan hâm mộ thái quá xây dựng với mục đích “tốt đẹp”… là tặng cho thần tượng! Họ sưu tầm tất cả những bức ảnh Alyssa Milano “nghèo khổ” về quần áo nhất trên phim và trên các tạp chí… việc này đã một thời khiến Alyssa tức “sôi máu” mà chẳng biết làm gì hơn ngoài việc đành “chung sống hoà bình” với chúng!

“Chuyện chụp ảnh gợi cảm hay việc khoả thân trên phim không phải hề bất bình thường ở Hollywood, hay việc các cô gái ngày nay ăn mặc "mát mẻ" một chút cũng không còn lạ lẫm với cuộc sống, nhưng không hiểu tại sao tôi lại rơi vào một trường hợp lố bịch như thế này!”, cô chia sẻ.

Vậy cha mẹ Alyssa phản ứng ra sao trước những bức ảnh sexy và những trang web bất trị đó của con gái? ”Họ luôn không bận tâm về vấn đề này. Điều họ cần biết là con gái mình có một cuộc sống lành mạnh hay là không? Cho đến giờ,tôi luôn tự hào một điều rằng,bố mẹ chưa lúc nào phải lo lắng cho những sự lựa chọn cuộc sống của tôi!”

Không chỉ bất đắc dĩ nổi tiếng với đề tài sex, Alyssa còn vang danh là một thỏi nam châm đối với cánh mày râu. Bởi phái mạnh làm sao mà có thể hững hờ cho được trước một ngôi sao đầy cá tính,một phụ nữ không quá đẹp nhưng luôn dào dạt niềm tin và đầy sức sống như Alyssa. 15 tuổi Alyssa đã biết yêu lần đầu, và đến nay, trái tim cô đã khắc ghi hình bóng của không ít hơn 10 người đàn ông (mà gần đây nhất là những cái tên như: Greg Vaughan (Dan trong“Phép thuật I”), Brian Krause (Leo trong “Phép thuật I,II,III”), Justin Timberlake…). Người ta quả quyết rằng Alyssa là một phụ nữ có sức hấp dẫn kỳ lạ đầy “ma thuật”, bởi đa số người tình của cô đều là bạn diễn chung phim!… Dù bị xem là “kẻ phụ tình” bậc nhất của truyền hình Mỹ, nhưng Alyssa cho rằng cô không tệ như mọi người nghĩ. Và cô chẳng hứng thú gì khi trên đường đi tìm một nửa của trái tim, đã vô tình trở thành người sưu tập đàn ông!

Alyssa là một phụ nữ giàu tình cảm với trái tim mong manh ẩn sau vẻ ngoài mạnh mẽ,tự tin. Ước mơ của Alyssa chỉ giản dị là muốn tìm một chỗ dựa tinh thần,chứ cô không cần “một nấc thang” thăng tiến hay một đại gia giàu “nứt đố đổ vách”… Nhưng dường như càng cố gắng, càng nổi tiếng thì mọi thứ lại càng vượt xa tầm tay của cô, giống như cô cầm chặt một nắm cát trong tay vậy! Nhiều lúc Alyssa tưởng đã tìm được nửa kia, nhưng rồi cũng nhanh chóng thất vọng và chia tay là một điều khó tránh khỏi. Alyssa cần một người thực sự yêu cô chứ không phải vì bất cứ một lý do nào khác!

Dù kết thúc của mỗi cuộc chia tay, thái độ của cả đôi bên chẳng dễ coi một chút nào, nhưng Alyssa cho biết cô vẫn muốn cảm ơn những người đàn ông đã từng xuất hiện trong cuộc đời cô. Bởi dù sao tình cảm của họ cũng đã cho cô có được những giây phút tuyệt vời và họ đã giúp cô trưởng thành và thẳng thắn hơn với chính mình!

Đào Lưu

Ý Thức Cộng Đồng và Số Phận Cá Nhân (Nhìn Lại Bi Kịch của Chí Phèo)


Sinh 1972, Nguyễn Thị Từ Huy thuộc thế hệ phê bình trẻ của Việt Nam hôm nay.

Trước hết, cần xuất phát từ việc nhìn lại cấu trúc thời gian và kết cấu của truyện ngắn này.

Tác phẩm mở đầu bằng cái buổi chiều Chí Phèo uống say và lên cơn chửi. Buổi chiều đó kéo dài qua những đoạn hồi cố nhằm dựng lại cuộc đời Chí, trượt xuống thành buổi tối khi cái bóng xệch xạc dưới trăng làm hắn quên ý định báo thù, nảy sinh từ sự vô vọng của tiếng chửi, và rẽ vào nhà Tự Lãng. Sau cuộc rượu với kẻ tri kỷ cuồng, đêm đó hắn gặp kẻ tri âm của đời mình: Thị Nở. Sáng hôm sau hắn tỉnh, không chỉ là tỉnh khỏi giấc ngủ đêm hôm trước, mà tỉnh khỏi cơn say mênh mông suốt đời hắn, tỉnh khỏi kiếp sống sinh vật, kiếp quỷ dữ. Hắn buồn và hồi tưởng lại những mơ ước thuở xa xưa. Hắn ốm, bát cháo hành của Thị Nở mang lại cho hắn sinh lực, hạnh phúc và hy vọng về tương lai. Hắn tìm thấy lại ý nghĩa của cuộc đời, muốn làm hoà với mọi người.

Thời điểm đó, vào cái buổi sáng hôm đó, hắn hoàn toàn không còn là Chí Phèo trước đây nữa. Hắn đã là một ý thức đầy đủ về giá trị và thân phận của mình. Và năm ngày tiếp theo, quãng thời gian sống trong tình yêu với Thị Nở, hắn đã làm một người lương thiện thực sự. Câu chuyện về Chí dừng lại ở cái buổi trưa ngày thứ sáu, sau khi bị Thị Nở chối từ, Chí Phèo giết Bá Kiến và tự vẫn. Nhưng tác phẩm chỉ thực sự kết thúc với những lời bàn tán xì xầm của làng Vũ Đại và thái độ của Thị Nở một ngày sau khi Chí chết.

Như vậy, Chí Phèo - con quỷ dữ và quá trình biến thành quỷ dữ đã thuộc về quá khứ, còn hiện tại của câu chuyện được mở ra từ cái thời điểm khởi đầu cho sự hồi sinh của Chí, cũng là khởi đầu cho một kết thúc đau đớn sẽ đến kề ngay sau đó.

Do vậy, quá trình lưu manh hoá người nông dân và trách nhiệm của cái nghèo trong việc huỷ hoại nhân cách họ sẽ dễ dàng bị gạt sang một bên khi chúng ta bàn đến nhiệm vụ nghệ thuật cơ bản của tác phẩm. Còn lại, những vấn đề: bi kịch của con người bị từ chối quyền làm người, bi kịch của con người với môi trường thiếu nhân tính, khát vọng đổi đời, khát vọng hoàn lương, vấn đề quyền sống...tất cả có lẽ đều liên quan đến cái chết và câu hỏi của Chí: "Ai cho tao lương thiện?"

Ai cho Chí Phèo làm người lương thiện? Câu hỏi này xưa nay vốn đã tưởng tìm thấy câu trả lời chính xác và dứt điểm ở các thế lực là cơ chế xã hội, cường hào ác bá và định kiến xã hội. Thực ra câu trả lời không hoàn toàn đơn giản như vậy. Tính chất phức tạp là ở chỗ câu hỏi đó đáng ra trước tiên Chí Phèo phải tự đặt ra cho mình chứ không phải cho Bá Kiến. Chí Phèo không chỉ là bi kịch của con người bị từ chối quyền làm người, hơn thế còn là bi kịch của con người tự từ chối quyền làm người. Anh ta phải chịu một phần trách nhiệm về cái chết của mình, một cái chết không hoàn toàn nâng cao anh ta, mà ở một khía cạnh khác, còn cho thấy sự bất lực của anh ta.

Là một nghệ sĩ chân chính, Nam Cao đã nhìn thấy những nguy cơ ẩn giấu trong cái đặc tính vốn từng làm nên sức mạnh của dân tộc: ý thức cộng đồng.

Thời đại Nam Cao, ý thức về con người cá nhân có điều kiện phát triển. Các nhà thơ mới công nhiên phô bày, khẳng định cái tôi cá nhân. Văn học lãng mạn đòi giải phóng cá nhân bằng cách đưa ra những mẫu người có bản lĩnh, dám đối lập với toàn bộ xã hội, dám bảo vệ cá tính riêng, chấp nhận đơn độc trong những lựa chọn của mình. Nam Cao lặng lẽ ủng hộ cuộc đấu tranh đó bằng một cách khác, bằng cách chỉ ra rằng: nếu quá lệ thuộc vào cộng đồng, con người sẽ tự thủ tiêu mình; và nếu cộng đồng cho phép mình can thiệp quá sâu vào đời sống của mỗi cá nhân, nó sẽ huỷ diệt cá nhân đó.

Chí Phèo thực chất là bi kịch về sự yếu đuối của cá nhân trước sức mạnh của ý thức cộng đồng. Ý thức này vừa là áp lực bên ngoài vừa là một phần trong thẳm sâu con người Chí, nó khiến Chí bị khuất phục trước cuộc sống.

1. Từ nỗi sợ cô đơn....


Ngay đoạn mở đầu truyện, Nam Cao đã triệt để bóc trần cái đời bị loại trừ một cách tuyệt đối của Chí Phèo, thân phận bị bỏ rơi, quan hệ giữa hắn với cộng đồng, nỗi khốn khổ, sự cô độc mà hắn phải gánh chịu. Tiếng chửi xác định thế đối lập của hắn với toàn bộ xã hội, toàn bộ nhân thế và toàn bộ vũ trụ. Sự thu hẹp dần phạm vi đối tượng chửi (hắn chửi trời, chửi đời, chửi tất cả làng Vũ Đại, chửi những đứa nào không chửi nhau với hắn, và cuối cùng chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn) bộc lộ tình thế bi đát của một cá nhân bị cô lập. Bị chính những người đẻ ra bỏ rơi, Chí Phèo chỉ còn mối liên hệ duy nhất với cộng đồng làng Vũ Đại, chính cộng đồng đó đã cho hắn cơ hội trưởng thành, dù là với thân phận đi ở. Nhưng sau khi ở tù về, mối liên hệ ấy đã hoàn toàn bị cắt đứt. Quan hệ của Chí với cộng đồng, từ đó được thiết lập trên sự đe doạ, cướp giật, hắn dùng sức mạnh để áp chế, cưỡng bức cộng đồng phải chịu hắn. Và Chí Phèo, mặc dầu trong cơn say triền miên vô tận, không ý thức được những việc mình làm ("hắn đâu biết hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc...Hắn đâu biết vì hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say") (tr.38) vẫn không thể chấp nhận được tình trạng bị bỏ rơi, hắn vẫn muốn được là thành viên của cộng đồng, ý thức ấy đã ăn sâu vào máu hắn.

Trong nỗi sợ cô đơn, hắn tìm cách xác lập lại mối liên hệ đã bị cắt đứt bằng những phương thức giao tiếp tuyệt vọng: la làng, ăn vạ, chửi.

La làng là một phản ứng quen thuộc khi một người gặp nguy hiểm, cần sự trợ giúp của cộng đồng. Khi ăn vạ, người ta cũng la làng để tìm sự ủng hộ ngầm và để làm mất mặt người bị ăn vạ (người ta chỉ mất mặt khi nhược điểm của mình bị bóc trần trước mắt những người khác, từ quan niệm này nảy sinh thói sĩ diện hão, tin rằng những đánh giá của cộng đồng làm nên nhân cách của mình) nhằm dễ dàng phạt vạ người đó. Chí Phèo kêu làng không phải để tìm sự trợ giúp mà tìm sự đồng loã. Hắn cần được chứng kiến, cần được thể hiện sự tồn tại của mình trước mọi người. Đó là điều mà Thị Nở đã không hiểu được khi hắn vừa dằn thị xuống vừa kêu làng. Trong vô thức hắn sợ cô đơn đến mức, ngay cả trong hành động riêng tư nhất có thể hắn cũng muốn có sự chứng kiến của người khác. Chi tiết này của Nam Cao cho phép liên tưởng đến Kafka. Ở phương Tây, những năm hai mươi, trong thế giới của Kafka, cô đơn là "giá trị quý báu nhất đang bị nghiền nát bởi cái áp đảo hiện diện ở khắp nơi"1. Nguy cơ của con người là ở chỗ cái riêng tư không còn được bảo vệ khi anh chàng K. lúc nào cũng bị hai phái viên của lâu đài cặp kè, cả trong lúc ngủ với vợ. "Sự cô đơn bị cưỡng hiếp" 2 làm nên sức ám ảnh cho tác phẩm của Kafka. Sau đó hai thập kỷ, ở Việt Nam, trong thế giới Nam Cao, cô đơn là thứ đáng sợ nhất đối với anh Chí làng Vũ Đại. Chí bám vào cộng đồng như bám vào một chiếc phao cứ lạnh lùng tuột khỏi tay Chí.

Dân làng thực ra đã tạo nên một sức mạnh hậu thuẫn cho hắn trong những lần đòi nợ Bá Kiến: "vả lại những người đứng xem đã về cả rồi, hắn thấy hắn hình như trơ trọi. Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi thủa ngày xưa...(tr.27)ï. Con quỷ dữ của làng Vũ Đại đã phải lấy sức mạnh từ bên ngoài và từ sự mê hoặc của rượu.

Chửi là một hình thức gây hấn với người khác hoặc là một phương thức trả thù của kẻ yếu. Với Chí Phèo, chửi là để mong có được sự hồi đáp từ phía cái cộng đồng mà hắn đã không còn có thể trò chuyện được nữa. Hắn chửi vì hắn sợ phải im lặng và sợ sự im lặng của người khác. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi (tr.38). Hắn hẳn đã hy vọng rằng bằng cách đó không cho phép người khác lảng tránh mình.

Tuy vậy những phương thức giao tiếp ấy đã bị lạm dụng đến mức chúng trở nên vô nghĩa đối với dân làng Vũ Đại. Người ta không còn quan tâm đến những nỗ lực tuyệt vọng của Chí nữa. Bản thân hắn cũng không ý thức được tính chất tuyệt vọng trong những hành động của mình, cho đến cái buổi chiều được Nam Cao chọn làm điểm khởi đầu cho câu chuyện. Hắn đã thất bại hoàn toàn với "ângón" chửi. Quan trọng hơn, hắn cảm nhận được sự thất bại ấy. Với hắn đó là một mối thù lớn. Mối thù bị loại bỏ. Và tất cả những ai không đếm xỉa đến hắn đều là kẻ thù của hắn, đều phải chịu trách nhiệm về sự cô độc của hắn, nghĩa là tất cả mọi người. Do vậy mà hắn phải "âbáo thù vào bất cứ ai. Hắn phải vào nhà nào mới được, bất cứ nhà nào. Hắn sẽ rẽ vào bất cứ ngõ nào hắn gặp để đập phá đốt nhà hay lăn ra kêu làng nước. Phải đấy, hắn sẽ rẽ vào bất cứ cái ngõ nào hắn gặp...(tr.38)". Hắn không cần biết một nhà nào hay một người nào cụ thể. Những hành động "âtrả thù" mà hắn toan tính thực ra đều nhằm mục đích gây chú ý cho mọi người. Thế nên khi nhìn thấy cái bóng1 quần quật dưới chân mình, khi thấy mình không còn quá lẻ loi nữa, hắn đã lập tức quên ý định báo thù, bù vào đó, hắn đã có một "cuộc nhậu đẹp" với kẻ "tri kỷ" Tự Lãng, một kẻ cũng đơn độc gần bằng hắn. Vì thế, khi Tự Lãng đã say bò ra và hỏi: "người ta đứng lên bằng cái gì?" thì Chí Phèo vần ngửa lão ra, để mặc lão thế rồi lảo đảo ra về. Những kẻ như lão chỉ có thể đứng lên với sự nâng đỡ của người khác. Mà Chí thì không thể nâng lão đứng dậy được vì chính hắn còn thảm hại hơn lão, hắn cũng đang cần một người giúp đỡ. Người đó là Thị Nở. "Nhưng hắn đứng lên làm sao được. Thị quàng tay vào nách hắn, đỡ cho hắn gượng ngồi. Rồi thị kéo hắn đứng lên. Hắn đu vào cổ thị, hai người lảo đảo đi về lều" (tr.45)". Chí Phèo đã đứng lên như vậy. Rồi tiếp theo đó, hắn tỉnh.

Nỗi sợ cô đơn được Chí nhận thức một cách đầy đủ sau khi tỉnh. "Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! (...) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau"ï(tr.46). Có thể hiểu buổi chiều và buổi tối hôm Chí gặp Thị Nở (một cái mốc quan trọng trong đời Chí, điều này không cần phải bàn cãi nữa!) là sự kết thúc cho giai đoạn quỷ dữ. Và buổi sáng hôm sau chính là điểm khởi đầu của một giai đoạn mới- giai đoạn làm người. Biểu hiện đầu tiên của tính người trong Chí, đấy là nỗi buồn và cảm giác cô độc. Nỗi buồn giúp hắn cảm nhận cuộc sống trong sự mới mẻ, hấp dẫn và gợi lại mơ ước xa xưa về một mái ấm bé nhỏ. Cảm giác cô độc cho hắn hình dung trước những bất trắc đang chờ đón khi hắn đã ở cái dốc bên kia của đời. Và hắn sợ.

Người nông dân Việt Nam ít có mặc cảm cô đơn, vì họ gắn bó khăng khít với họ hàng, tông tộc, bà con, xóm giềng, đất nước, những cộng đồng lớn nhỏ xung quanh họ. Người Việt rất chú trọng đến sức mạnh của tình đoàn kết, tinh thần đùm bọc cưu mang lẫn nhau. Họ không thích sự nổi trội đặc biệt của một cá nhân nào đó, vượt hơn hẳn so với những người còn lại ( trừ phi cá nhân đó có một tầm vóc lớn hơn hẳn hoặc đã được thánh hoá). "Xấu đều còn hơn tốt lõi"ï. Họ muốn hoà lẫn vào người khác. Hạnh phúc của họ chính là một cuộc sống ổn định hoà hợp với mọi người xung quanh. Bát cháo hành của Thị Nở đối với Chí vô cùng thơm ngon vì nó giúp hắn cảm nhận một cách sâu sắc hương vị của sự chia sẻ, giúp hắn hiểu thế nào là được người khác cho, được quan tâm chăm sóc. "Bởi vì lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho" (tr.47). Cho chính là biểu hiện cao nhất của sự san sẻ, đùm bọc, điều mà Chí rất cần và rất thiếu.

Bát cháo hành Thị Nở trong cảm nhận của Chí không chỉ được xem như bằng chứng của tình yêu mà còn là dấu hiệu của tình làng nghĩa xóm. Chí không dừng lại ở mơ ước về một gia đình êm ấm với Thị Nở. Hắn còn mơ đến việc tìm được bạn, tìm được một chỗ trong cộng đồng. "Vì thế mà bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại gây kẻ thù? (tr.48). "Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao mọi người lại không thể được. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng lương thiện của những người lương thiện... (tr.49)".

Chí không mong điều gì khác ngoài sự hoà hợp với mọi người. Hắn đã nghĩ một cách đơn giản rằng Thị Nở có thể giúp hắn bước vào thế giới lương thiện. Chỉ khi được mọi người chấp nhận, Chí mới thực sự cảm thấy là một người lương thiện đúng nghĩa.

2....đến cái chết như một cô đơn tuyệt đối.


Thực ra, cuộc đời Chí Phèo có thể kết thúc theo ba hướng: hoặc tiếp tục sống làm con quỷ làng Vũ Đại, hoặc bảo vệ con người mới của mình bằng cách bỏ làng ra đi tìm đến một vùng đất mới, hoặc là chết để làm ma của làng, nhưng là một con ma lương thiện. Nam Cao đã chọn cách thứ ba, vì tất yếu Chí phải hành động như thế.

Thị Nở và bát cháo hành đã biến bản năng muốn gia nhập cộng đồng của Chí (tiềm ẩn trong các hành động chửi, la làng, ăn vạ) thành một ý thức đầy đủ và mãnh liệt. Sở dĩ Chí Phèo có thể tồn tại ở làng như vậy cho đến nửa đời người là vì lúc nào hắn cũng say. "Chưa bao giờ hắn tỉnh để nhớ rằng có hắn ở đời". Và khi hắn tỉnh, khi hắn biết rằng có hắn ở đời thì cũng liền ngay đó hắn hiểu rằng đời không thể có hắn được. Nhưng hắn cũng không còn có thể say lại để quên đi tất cả, để không biết gì như trước đây nữa. Trong tất cả những thứ mà lần đầu tiên Chí được hưởng thụ vào năm ngày cuối cùng của đời mình, chỉ duy nhất hơi cháo hành là thứ hắn cảm nhận được, là thứ ám ảnh hắn lúc tuyệt vọng, lúc mọi thứ tuột khỏi tay hắn. Hơi cháo hành như mùi vị của hạnh phúc thoáng qua giờ đã trở nên không có thực, và vĩnh viễn không bao giờ có thực nữa. Đó là một chút tình mong manh nhưng dai dẳng không thể dứt bỏ nổi. Hắn không thể sống, dù ở làng Vũ Đại hay ở nơi khác, mà thiếu nó được. "Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức" (tr.52). Vì hơi cháo hành mà lần đầu tiên trong đời hắn khóc, tiếng khóc của một con người nuối tiếc cái hạnh phúc không phải để cho mình nhưng lẽ ra mình có thể được hưởng. Tiếng chửi cuối cùng của Chí không còn là một thứ phương tiện giao tiếp nữa. Đó là tiếng lảm nhảm tuyệt vọng của kẻ đã nhìn thấy trước tương lai duy nhất dành cho mình: Cái Chết.

Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chí? Bá Kiến, đại diện cho bọn cường hào ác bá, thế lực bức hại người lao động? Bà cô Thị Nở, đại diện cho cái xã hội của những người lương thiện với định kiến hẹp hòi? Hay chính Chí Phèo với sự yếu đuối của một nhân cách quá lệ thuộc vào cộng đồng?

Đương nhiên Bá Kiến là kẻ trực tiếp đẩy Chí sa ngã. Và Chí đáng lẽ phải thù oán Bá Kiến, lại khiến cho dân làng Vũ Đại oán thù và tẩy chay đến không còn cơ hội để quay trở lại với họ nữa.

Trong thế giới của Nam Cao, Chí Phèo không phải là kẻ duy nhất sống ngoài lề xã hội. Chí có những người anh em cùng chung cảnh ngộ bị cô lập, như Đức trong Nửa Đêm, Lang Rận trong truyện ngắn cùng tên, có thể kể thêm Cu Lộ trong Tư Cách Mõ... ở một môi trường mà thái độ của những người khác góp phần tạo nên nhân cách phẩm giá của một người, thậm chí có thể quyết định chuyện sống chết của người đó thì phản ứng của Chí Phèo cũng không khó giải thích. Trong Nửa Đêm, sau khi cho độc giả chứng kiến cảnh một đứa bé vô tội bị tẩy chay vì những tội lỗi của bố nó, Nam Cao đã viết: "Thì ra những người rất hiền lành cũng có thể là những người rất ác. Có điều họ không có cách để làm ác". (Tuyển Tập Nam Cao, sđd, tập 1, tr.73). Thực ra họ cũng có cách để làm ác, khi họ không chấp nhận sự vô tội của một người vô tội, không thừa nhận sự phục thiện của một người muốn phục thiện, không chấp nhận hạnh phúc của người khác. Nam Cao có xây dựng một loại nhân vật không muốn cho người khác được sung sướng (ông có hẳn truyện Nhìn Người Ta Sung Sướng kể về một bà già rất khó chịu mỗi khi vợ chồng con gái mình có những biểu hiện hạnh phúc, và bà nhất định sẽ bắt cô cháu dâu tương lai hầu mình đủ mười bốn năm mới thôi, quyết không cho cô ấy sung sướng ngay với cháu trai mình). Bà cô Thị Nở cũng thuộc loại này. Bà phản đối cuộc hôn nhân của cháu gái trước hết vì bà nhục cho ông cha bà, sau đó là vì bà tủi cho thân bà, uất ức cho cái đời không chồng của bà. Bà đố kỵ ngay với đứa cháu bất hạnh. Bà không có hạnh phúc, vậy thì cháu gái bà cũng đừng hòng mong điều đó.

Nam Cao không ngại phơi bày những hủ tục, những thói tật kìm hãm sự phát triển của con người, ngăn cản con người sống hạnh phúc. Những day dứt của ông được phát biểu qua lời của nhân vật Thứ trong tiểu thuyết Sống Mòn: "Đó là tại thói quen. Không phải cái thói quen của riêng mình, nhưng là cái thói quen lưu truyền đã mấy đời, đến nỗi nó nhập vào máu chúng ta. Tư tưởng, tính tình, cảm giác, hành động của chúng ta đều khuôn theo những thói tục. Những lề lối sẵn trong thời đại chúng ta. Thời thế thay đổi, lòng người đổi. Thế kỷ sau sẽ lọc máu cho chúng ta trong trẻo lại. Y thở dài nghĩ bụng nhưng tại sao ta lại không thể nghĩ chuyện lọc máu ngay từ bây giờ" *1.

Tham vọng của Nam Cao là muốn lọc máu cho cả dân tộc. Nam Cao đã khám phá ra những gì mà mỗi chúng ta không muốn để lộ ra. Ông giúp con người tự nhìn vào tận sâu trong tâm hồn mình để hiểu mình một cách thấu đáo hơn và có đủ can đảm để thay máu. Chỉ cần như thế, ông đã hoàn thành xuất sắc cái sứ mệnh nhà văn mà ông đã từng nêu ra đây đó trong các tác phẩm của mình.

Dấu hiệu hiện đại của tác phẩm Nam Cao biểu hiện ở ranh giới thiện ác giờ đây không còn quá rành mạch nữa. Những người lương thiện ở làng Vũ Đại sẽ tự đánh giá về mình ra sao khi chính họ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của một con người. Điều bi đát là bản thân họ không thể ý thức được, không thể hình dung nổi điều đó.

Không ai được chứng kiến cuộc đối thoại giữa Chí Phèo và Bá Kiến, lúc Chí Phèo bộc lộ sự kiêu hãnh của một con người đã tự lấy lại phẩm giá. Cuộc đối thoại đó là cuộc đối thoại có giá trị nhất trong đời Chí, là điều mà ắt hẳn Chí muốn được mọi người biết đến. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao đã để cho cả nhà Bá Kiến hôm đó đi vắng, chỉ mình cụ Bá ở nhà. Cuộc đối thoại đòi quyền làm người, trong thực tế, đã chìm lỉm vào hư vô. Và hắn la làng, cách giao tiếp quen thuộc của hắn, nhưng bi đát thay, cũng như xưa nay, khi hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Vì vậy, lúc dân làng có mặt thì tất cả đã kết thúc. Họ chỉ thấy sự việc mà không bao giờ biết được nguyên nhân đích thực của nó. Chí Phèo hiểu rằng dù hắn có tu tỉnh thì cái quá khứ của hắn cũng không cho phép hắn trở thành người lương thiện giữa mọi người, hắn sẽ không được họ chấp nhận. Hắn muốn dùng cái chết của mình để chiêu tuyết cho đoạn đời tội lỗi trước kia và rung một tiếng chuông cảnh tỉnh cho sự khắt khe của dư luận. Nhưng ước vọng của Chí đã theo hắn và Bá Kiến xuống mồ. Đó là một bí mật trọn vẹn đối với người dân làng Vũ Đại. Tội nghiệp Chí Phèo, "mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói nhưng không ra tiếng". Những điều mà Chí muốn nói với dân làng, với cái xã hội của những người lương thiện không bao giờ còn được nói ra nữa. Họ không bao giờ biết đến cái mong ước làm người lương thiện của Chí. Họ cũng không bao giờ biết được rằng chính họ có thể cho Chí một cơ hội, rằng chính họ đã có thể cứu vớt một linh hồn, rằng chính họ đã phê duyệt vào cái án tử hình của Chí.

Bi kịch của Chí ở đây là bi kịch của một giá trị không được biết đến, không được thừa nhận, không được thấu hiểu. Chí đã chết một cái chết vô ích. Cái chết đó thực sự vô nghĩa khi người ta xếp Chí cùng hàng với Bá Kiến "Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau"(tr.54). Câu chuyện không kết thúc bằng cái chết của Chí mà kết thúc bằng sự đánh giá của cộng đồng về cái chết ấy. Chính với cách kết thúc như vậy, Nam Cao đã đẩy Chí tới tận cùng nỗi bất hạnh. Trong những lời bàn tán của người dân làng Vũ Đại người ta nhắc đến Bá Kiến nhiều hơn là Chí Phèo. Và sự đánh giá mà người đời dành cho Chí hoàn toàn ngược với cái mong muốn mà vì nó hắn đã phải trả giá bằng cả tính mệnh (Chí Phèo hẳn cũng muốn để lại tiếng thơm!). Thay vì thấu hiểu và chia sẻ, người ta đã vui mừng, thoả mãn. Những giông bão trong tâm hồn Chí thực sự chẳng để lại một dấu vết nào trên cái làng êm ả đó. Thậm chí cả Thị Nở là người duy nhất có thể cảm thông và thấy được bản tính hiền lành của Chí "Sao có lúc nó hiền như đất" (tr.54), cũng không hiểu được khát vọng làm người trong hắn. Chí Phèo không có Chúa làm kẻ chứng nhân vô hình cho sự thức tỉnh linh hồn. Chí Phèo là một cô độc tuyệt đối, điều mà hắn sợ nhất trên đời. Vào thế kỷ XVI, lúc mà ở phương Tây, con người cá nhân đang trên đường hình thành, Montaigne có nói: "Điều lớn nhất trên thế giới, đó là biết thuộc về chính mình (...). Không nên trao mình cho người khác mà chỉ trao mình cho chính mình mà thôi". (Essais, 1580. Trích theo Lịch Sử Cá Nhân Luận, Alain Laurent, NXB Thế giới, 2001, tr.39-40). Chí Phèo, bằng cái chết, đã trao mình cho người khác, mà tiếc thay, đã không được đón nhận.

Trở lại với cuộc đối thoại giữa Chí và Bá Kiến, cần lưu ý rằng Chí Phèo chỉ có thể dõng dạc tuyên bố: "Tao muốn làm người lương thiện!". Hắn không thể kiêu ngạo mà thông báo rằng: "Ta đã là người lương thiện", mặc dù trong thực tế đúng là như vậy, hắn đã hoàn toàn thay đổi trong những ngày sống chung với Thị Nở. Hắn không đủ tự do để tự biến mình thành người lương thiện và tự hào về hành động của mình, và cũng không đủ mạnh để dám trả giá cho việc làm người lương thiện. Hắn chết vì thấy rằng không ai cho hắn lương thiện. "Ai cho tao lương thiện?". Vậy ra sự lương thiện của hắn lại phụ thuộc vào người khác chứ không phải vào chính bản thân hắn!!!

Chí Phèo đã không thể hình dung rằng người ta vẫn có thể lương thiện mà không cần được cho phép, không cần được dung nạp. Chí đã không thể cứ lặng lẽ làm một người lương thiện ngoài lề xã hội. Chí Phèo chưa thể hiểu được bản thân giá trị của cá nhân Chí có thể đặt ngang cân với toàn bộ xã hội còn lại. Bị chi phối bởi ý thức cộng đồng, Chí tuyệt đối tin là nhân cách của mình phụ thuộc vào sự đánh giá của cộng đồng về mình, tin rằng thái độ che chở đùm bọc của người khác cấp cho hắn một thân phận và sự đánh giá của người khác cấp cho hắn một diện mạo1. Chí đã đồng nhất lương thiện với việc làm hoà với mọi người.

Chí Phèo không có được cái bản lĩnh của một người mang trong nó sức mạnh cá nhân và sức mạnh của một trình độ học vấn đủ để anh ta muốn khẳng định giá trị riêng của mình. Bản lĩnh của Chí Phèo là dám chết khi không còn có thể tiếp tục phạm tội nhưng lại không thể làm một thành viên của xã hội lương thiện. Bản lĩnh đó là chỗ mạnh nhưng đồng thời cũng là chỗ yếu đuối của Chí. Sự khinh bỉ của những người lương thiện đã giết chết Chí Phèo, đã giết chết Lang Rận, đã làm cho Đức phát điên. Nhân vật của Nam Cao chọn cái chết để tránh nỗi nhục nhã trước sự khinh bỉ của người khác và để tránh, điều này thật phi lý, việc mình trở thành nỗi nhục của người khác.

Hành động chết của Chí không phải là một hành động tự do theo cái nghĩa là Chí đã tự do quyết định số phận của mình. Cái chết ấy có thể xem như một nỗ lực cuối cùng để tìm cách hoà nhập cộng đồng. Sự hoán cải thực sự có thể biến Chí thành một người lương thiện nhưng chưa thể biến Chí thành một nhân cách tự chủ. Và, theo Nam Cao, không có một nhân cách tự chủ thì không thể sống mà làm người lương thiện được.

Nam Cao đau xót trước một thực tế: áp lực của dư luận xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của con người. Trong Tư Cách Mõ ông đã nói: "Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để người sinh đê tiện..."(Tuyển Tập Nam Cao, sđd, tập 1, tr.203). Dư luận xã hội thường thiên kiến, tàn nhẫn, vô tình. Và một khi ý thức cá nhân còn chưa phát triển ở mức độ cao, thì ý thức cộng đồng còn có thể phát huy cái sức mạnh vô giới hạn của nó.

Chí Phèo cho ta thấy một cá nhân có thể bị nghiền nát dưới sức mạnh của ý thức cộng đồng như thế nào. Chí Phèo đã tuyệt vọng hướng tới một giá trị không thể gọi tên. Nếu ta đi tìm định nghĩa về sự lương thiện thì đây, câu trả lời của Chí: Lương thiện là được người khác chấp nhận. Đó không thể là chuẩn mực của một giá trị. Cái chết của Chí, do vậy, là một thất bại hơn là một chiến thắng của tính thiện, của khát vọng hoàn lương. Bằng sự thất bại của Chí (và cùng với Chí là sự thất bại của của Đức, Dì Hảo, của Nhu1, của Lang Rận2, cu Lộ...), Nam Cao muốn người nông dân Việt Nam có ý thức sâu sắc về những vấn đề của mình, và đối mặt với chúng để vượt qua chúng. Song, hơn nửa thế kỷ qua, niềm mong mỏi của ông đã được đáp ứng ở mức độ nào?

Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao nếu có một chiều sâu thì đó là khả năng chạm tới đáy thẳm của ý thức cộng đồng. Chạm tới nó để cảnh báo về sự nguy hiểm, năng lực tàn phá, huỷ diệt, sự trì níu và làm tụt hậu của nó. Điều khiến người nghệ sĩ day dứt là phải vượt qua cái đáy thẳm đó để, trước khi đến được chân trời xa xôi của văn minh, ít nhất cũng đến được miệng vực, tức là mặt đất của sự công bằng, không thiên kiến, nơi cá nhân có vị trí độc lập với cộng đồng. Và nếu như thời hiện đại lấy con người cá nhân với cái tôi biết suy nghĩ làm cơ sở cho tất cả thì phải chăng, Nam Cao còn một điều day dứt nữa: Làm thế nào để xoá bỏ nỗi sợ cô đơn. Bởi vì con người cá nhân chỉ có thể phát triển khi người ta không còn quá khiếp sợ nỗi cô đơn để có ý thức về tự do của mình.

Nguyễn Thị Từ Huy


1 Những trích đoạn của Chí Phèo được lấy trong cuốn Tuyển Tập Nam Cao, tập1, NXB Văn Học,1997

1, 2 Nghệ Thuật Tiểu Thuyết, Milan Kundera, NXB Đà Nẵng, tr.18 và tr.115

1 Trong văn học, cái bóng thường được dùng như biểu tượng của sự cô đơn, kẻ đơn độc chỉ còn có cái bóng của mình là bạn, cho nên xem bóng như người tri kỷ để thổ lộ tâm tình: "Ngồi đây ta nói sự đời/ Ta ngồi ta nói, bóng ngồi bóng nghe" (Tản Đà- Nói Chuyện Với Bóng). Chí Phèo đương nhiên không xem bóng là kẻ tri âm hoặc kẻ song trùng hay bản chất thứ hai của mình (quá cao siêu đối với Chí). Chí nhìn thấy ở nó một nhân dạng, một hình bóng của con người, dù méo mó, xệch xạc, thu gọn rồi lại dài loang ra. Một nhân ảnh tơi tả, kì dị cũng đủ xoa dịu nỗi hận bị bỏ rơi của Chí.

1 Tuyển Tập Nam Cao, sđd , tập 2, NXB Văn học, 1997, tr.231.

1 Điều băn khoăn được nói ra trong những lời cuối cùng của Chí: "Làm thế nào cho mất những mảnh chai trên mặt này?". Đây không phải vấn đề hình thức bên ngoài quan trọng hơn đời sống nội tâm. Cũng không phải nỗi lo rằng cái bề ngoài là thứ dễ nhận biết còn nội tâm thì khó hoặc không thể nắm bắt. Đây là sự đồng nhất hình thức bên ngoài với các giá trị của nhân cách, là quan niệm cho rằng hình thức phản ánh bản chất bên trong của con người. Những vết mảnh chai trên mặt Chí gắn với một quá khứ không thể nào thay đổi được nữa. Quá khứ đó huỷ hoại hiện tại và giết chết tương lai của Chí, chỉ vì nó không bị xoá bỏ trong ý thức của cộng đồng bao quanh Chí.

1, 2 Nết hiền lành đến mức đần độn của Nhu (hay của dì Hảo) được Nam Cao trình bày như một giá trị đã hoàn toàn bị phá sản trong cuộc sống hiện tại. Nam Cao lên án chính cái đức ở hiền thụ động ấy chứ không bảo vệ nó để chống lại sự sắc sảo một cách hiệu quả của cô em, Nhượng. Nếu như trong Chí Phèo còn thể đổ lỗi cho Bá Kiến, bà cô Thị Nở, thì trong ở hiền, Nhu phải chịu trách nhiệm về bất hạnh của chính mình. Và cũng khó mà nói được rằng qua vụ thắt cổ tự tử của Lang Rận, Nam Cao muốn đề cao chữ "tiết" và đức trọng danh dự của người nông dân. Cùng lắm ta chỉ thấy ở đó một nạn nhân, một cái chết vô lý mà nguyên nhân là sự độc ác của dư luận và sự hèn yếu của người đàn ông không đủ bản lĩnh để chịu trách nhiệm về việc mình đã làm, một việc không phải là tội lỗi gì ghê gớm mà nhìn ở một góc độ khác, đó còn là một trong những quyền cơ bản của con người: quyền được yêu (Lang Rận và Mụ Lợi đều là những người không bị hôn nhân ràng buộc). Lang Rận chết không vì bảo vệ một danh dự hãõo huyền mà vì không thể đối mặt với sự khinh bỉ của những kẻ không là mẫu mực của đạo đức mà lại tự cho mình cái quyền xâm phạm vào tự do của người khác. Nam Cao nhận thấy bi kịch của con người không sống cho chính mình mà sống cho hình ảnh của mình trong mắt người khác; người ta tự bóp nghẹt mình, tự gò mình theo một khuôn mẫu chung và dẫn tới hậu quả là tự thủ tiêu mình. Sự lặp đi lặp lại của chủ đề này trong nhiều tác phẩm của Nam Cao chứng tỏ ông xem nó là một vấn đề lớn, có nghĩa là, theo ông, dân tộc muốn phát triển không thể không giải quyết nó bằng một quá trình mà ông gọi là "lọc máu".

Homeless Trên Ðất Mỹ



Trong xã hội chúng ta đang sống, dường như đường kẻ vô hình ngăn cách giữa sự giàu sang và nghèo khổ không thể nào có thể bôi xoá được. Phải thành thực mà nói, cuộc đời quả bất công. Trong một bản tin được loan tải mới đây, một nhóm viên chức cao cấp của một công ty tại Hoa Kỳ đã bị sa thải vì đã “chịu chơi” chi gần 70,000 Mỹ kim cho ba chai rượu quí trong một bữa ăn tối. Cùng lúc đó, trên những đường phố tại các nước nghèo như Việt Nam, dẫy đầy những người ăn xin đói khổ, ngửa tay xin từng đồng để có thể kiếm một chút gì đó ăn cho đỡ đói, lây lất sống qua ngày.

Có những câu chuyện rất thương tâm khi được nghe kể đã làm chúng ta rơi lệ. Chẳng hạn như chuyện một Việt kiều về Việt Nam, trong một buổi tối tại một nhà hàng anh bắt gặp hai đứa bé gái, một đứa khoảng dưới 10 tuổi, và đứa kia, có lẽ là em, khoảng 6 tuổi, đang đứng thèm thuồng nhìn anh ăn uống. Ðộng lòng, anh gọi chúng vào và mua cho mỗi đứa một phần ăn. Nhưng khi thấy đứa lớn không đụng đũa đến phần ăn của mình, anh tò mò hỏi thì bé đã bật oà khóc và xin anh cho nó được đem phần ăn về cho mẹ nó đang bệnh nằm ở nhà.

Tôi viết đoạn này mà nước mắt tôi như muốn trào ra khỏi khoé mắt. Tôi đang xúc động tột cùng. Còn bao nhiêu câu chuyện thương tâm như thế đã và đang xảy ra hằng ngày trên quê hương của tôi? Nhất là khi những kẻ bất hạnh, đáng thương kia chỉ là những em nhỏ chưa đến 10 tuổi.

Nhưng thật phũ phàng, trái lại, cũng có nhiều người, vì lười biếng hoặc vì tham lam đã lợi dụng lòng hảo tâm, quảng đại của người khác để trục lợi. Họ dùng đủ mọi mánh khoé, xảo thuật để moi tiền của những người giàu lòng nhân ái.

Các bạn hãy nghe những câu chuyện sau đây:

Một buổi tối mát trời vào đầu năm 1972 tại Sài-Gòn, tôi đang thưởng thức tô hủ tíu mì bò viên tại một quán ăn trong khu Nguyễn Thiện Thuật thì bỗng có một người đàn ông tuổi khoảng ngũ tuần đến bên xin giúp đỡ. Ông ăn mặc sạch sẽ, với quần tây, áo sơ mi, ngoài khoác một cái áo vest sậm màu đã sờn một vài chỗ nơi khuỷu tay. Bằng một giọng nhỏ nhẹ, trầm ấm ông nói:

- Bác rất e ngại khi phải làm việc này. Bác không quen nhưng vì hoàn cảnh quá quắt nên bác phải đánh liều xin cháu giúp đỡ.

Tôi chưa kịp phản ứng gì thì ông đã nói tiếp: - Số là, thằng con trai lớn của bác đi lính vừa tử trận

Ông móc túi áo lấy cho tôi xem một tấm ảnh chụp của một quân nhân trẻ, nghẹn ngào:

- Bác lặn lội từ miền Trung vào đây nhận xác nó. Có bao nhiêu tiền mang theo bác đã bỏ ra hết để lo việc chôn cất. Bây giờ, bác không còn một đồng dính túi, không biết làm thế nào để trở về quê. Bác đã xa bác gái và mấy đứa nhỏ hơn một tháng rồi, không biết gia đình bác bây giờ ra sao ? Nếu cháu có thể, giúp bác một ít để bác mua vé xe đò.

Tâm hồn tôi tôi bỗng chùng xuống. Tôi tự nghĩ, tại sao lại có người lâm vào hoàn cảnh bi đát như vậy. Móc hết tiền trong túi, tôi nhẩm tính giữ lại đủ để trả tiền ăn, còn bao nhiêu đưa hết cho ông.

Tôi an ủi ông: - Cháu cũng là lính nên không dư giả nhiều, nhưng dù sao đi nữa, cháu còn may mắn hơn bác. Cháu chỉ có bao nhiêu đây, bác cầm đỡ.

Ông nhận tiền, mắt như đẫm lệ: - Cám ơn cháu, trời phật sẽ phù hộ cho cháu.

Nói xong, ông rảo bước ra khỏi quán.

Ðêm đó, tôi ngủ thật ngon vì nghĩ rằng mình đã làm một việc đáng làm. Tôi đem chuyện người đàn ông đáng thương kể cho một tên bạn thân. Nghe xong, hắn ôm bụng cười ha hả:

- Trời ơi, mày mắc bẫy rồi con ơi.

Như bị một gáo nước lạnh tạt vào mặt, tôi hỏi:

- Hả, mày nói gì ? Tao bị lừa?

- Ừ, còn gì nữa.

- Tao không tin.

- Tội nghiệp cho thằng bạn thật thà của tôi. Có phải thằng cha có gương mặt hiền lành, tóc hớt ngắn, mặc một chiếc áo sơ mi trắng, quần nâu, khoác cái áo vest cũng màu nâu, hai bên khuỷu tay sờn rách không? Hắn là dân mánh mung, chôm chĩa chuyên nghiệp đó con ơi. Nè, mày muốn biết sự thật, cứ tới khu Huỳnh Thúc Kháng sẽ rõ.

Tôi vẫn không tin lời nó tuy cũng hơi bán tín bán nghi.

Câu chuyện tưởng đã qua đi trong tiềm thức tôi thì bỗng dưng vài tháng sau đó?

Một buổi sáng tôi đang lang thang khu chợ trời Huỳnh Thúc Kháng thì bỗng tôi trông thấy hắn.

Vâng, chính hắn, người đàn ông buổi tối hôm nào với vẻ mặt thật phúc hậu, tóc cắt ngắn, áo sơ mi trắng cùng chiếc áo vest sậm màu. Tôi vẫn không quên giọng nói thật trầm ấm của hắn. Mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt, hắn đang ngồi tại một cái bàn trước cửa một quán ăn. Trên bàn, cạnh cái tô, dĩa rau, là ly cà phê sữa đá và gói thuốc Mallboro đỏ. Hắn dựa lưng thoải mái, mắt nhìn ra đường, nhả từng vòng khói thuốc trông rất nhàn hạ. Một sự uất nghẹn chợt dâng lên trong cổ họng tôi. Tôi đứng lặng một hồi, nhìn hắn rồi lặng lẽ quay lưng?Tôi đã có lần nghe nói về thành phần bất hảo này, nhưng tôi không bao giờ ngờ rằng có ngày chính tôi lại trở thành nạn nhân của họ.



Ngày xưa, tôi cứ tưởng loại người vô lương này chỉ có thể tồn tại ở những quốc gia, nghèo đói và nhược tiểu như Việt Nam, nhưng thưa các bạn, ngay trên đất nước bơ sữa này, chúng cũng rẫy đầy trên các đường phố như những câu chuyện dưới đây đã chứng minh.

Anh B., một buổi chiều đang du dương, thủ thỉ bên người tình trong một quán nước thì bỗng có một người thanh niên người da trắng ăn mặc sạch sẽ đến xin anh giúp đỡ. Hắn cho biết là xe của hắn bị hư �starter� và hắn cần mượn một ít tiền để thay cái mới. Hắn hứa là anh sẽ gởi tiền hoàn trả cả vốn lẫn lời trong vài ngày bằng đường bưu điện. Ðể bảo đảm cho lời hứa, hắn còn dám đưa anh B. giữ bằng lái xe của hắn để làm tín vật. Tỏ ra hào hoa trước mặt người đẹp, anh B. móc bóp lấy tặng hắn tờ giấy 5 đô và bảo hắn không cần hoàn trả.

Anh B. cảm thấy rất hãnh diện với người yêu vì đã tỏ anh là người có lòng quảng đại cho đến khi?hơn một tháng sau đó? tại một địa điểm khác, một thanh niên khác cũng đến xin anh giúp đỡ vì xe của hắn cũng bị hư starter. Và anh ta cũng hứa là sẽ gởi tiền lại trả cho anh bằng đường bưu điện? Lúc đó, anh B. mới ngã ngửa và biết mình đã bị lừa.

Thủ đoạn này một thời ăn khách nhưng sau này có lẽ bị bể mánh nên không thấy chúng xuất hiện nữa.



Cách đây không lâu, một buổi chiều tối tôi đang đổ xăng tại ngã tư Magnolia và Bolsa thì một thanh niên Việt Nam, tuổi khoảng trên đôi mươi, cũng đến xin giúp đỡ.

Anh nói: - Xin anh cho em 1 đồng để em đi xe buýt về nhà. Xe em bị hư giữa đường.

Anh chỉ vào một chiếc xe cũ đang đậu trong góc sân.

Tôi nhìn anh một vài giây, dò xét và cuối cùng móc túi tặng anh một đô.

Khoảng hơn tháng sau, cũng chính anh đến xin tôi một đô để đi xe buýt về nhà nữa. Tôi tưởng tôi đã khôn hơn sau hai mươi mấy năm sống trên đất Mỹ, nhưng hỡi ơi, tôi vẫn còn bị mắc bẫy.



Một ngày khác, tôi vừa từ một cửa hàng bước ra thì một thanh niên Việt Nam chận tôi lại và nói:

- Anh làm ơn cho em xin 1 đồng rưỡi

Tôi hỏi: - Anh xin tiền mà còn có giá nữa sao ? Nhưng tại sao lại 1 đồng rưỡi ?

Anh nói: - Dạ, để em mua ly cà phê sữa đá

- Trời đất, tôi tưởng anh xin tiền mua cơm ăn ai dè anh xin tiền mua cà phê sữa đá. Sao sang vậy cha nội? Không tiền thì ráng nhịn uống cà phê, còn nếu ghiền quá sao không tới 7-11 mua cho rẻ. Hết ý. Xin lỗi, tôi không thể dung dưỡng cho anh được.

...

Nhưng không phải ai cũng lợi dụng người khác đâu. Có những trường hợp họ cần sự giúp đỡ thật sự như câu chuyện dưới đây.

Một buổi sáng tôi đang đẩy máy cắt cỏ thì một người đàn ông, có lẽ người Mễ, thở dốc, hổn hển đến nói với tôi:

- Xe tôi bị hết xăng trên xa lộ. Xin anh vui lòng cho tôi mượn phôn để tôi gọi cho vợ tôi. Con gái tôi đang bị bệnh, tôi đi mua thuốc nhưng xui quá xe lại bị hết xăng.

Tôi dợm bước định vào nhà lấy cái điện thoại không giây cho anh ta mượn. Bỗng mắt tôi nhìn thấy cái bình đựng xăng trong góc garage mà tôi vẫn chứa xăng dự trữ để chạy máy cắt cỏ. Tôi cầm bình lên mở nắp nhìn vào thì thấy trong bình còn hơn một gallon xăng. Cầm bình xăng ra đưa cho anh ta, tôi nói:

- Anh khỏi cần gọi vợ của anh. Lượng xăng này đủ để anh đi mua thuốc cho con anh và về nhà. Nhưng xin anh làm ơn nhớ trả lại tôi cái bình sau khi dùng.

Anh cám ơn, cầm lấy bình xăng và hối hả quay gót. Khoảng nửa giờ sau, anh lái xe trở lại, trả cho tôi cái bình xăng không, kèm theo tờ giấy 20 đô gọi là để trả ơn. Tôi bảo anh tôi không nhận tiền. Anh cố nài nỉ nhưng tôi nhất quyết không nhận. Cuối cùng, anh cất tờ giấy bạc vào túi, nói lời cám ơn tôi lần nữa và mở cửa bước lên xe. Nhưng khi xe anh vừa ngang qua chỗ tôi đứng, anh đã nhanh tay quăng tờ giấy bạc xuống sân cỏ và rồ ga phóng xe đi mất.

Chiều hôm đó, tôi đã bỏ tờ giấy bạc của anh vào giỏ quyên góp của nhà thờ.

Tại các nước nghèo, vấn đề vô gia cư, ăn xin trên đường phố có thể hiểu được vì do hoàn cảnh khắc nghiệt của đất nước đã đưa đẩy họ vào tình trạng này. Nhưng tại Hoa Kỳ, một siêu cường quốc, một nước mệnh danh có nền kinh tế đứng hàng số 1 trên thế giới, vậy mà cũng không thiếu những người vô gia cư, tiếng Anh gọi là �homeless�. Ðiều này có thể hơi khó hiểu đối với những đọc giả mới đến Hoa Kỳ, nhưng đối với những người đã sống ở đây lâu, chẳng có gì là lạ cả.

Thực vậy, theo thống kê của Bộ Y tế An sinh và Xã hội, năm 1998, trên toàn Hoa Kỳ, dân số homeless đã vượt mức 700,000 người, trong đó 78% là đàn ông và 22% là đàn bà. Da trắng chiếm 40%, da đen chiếm 42%, dân latinô chiếm 12%, dân da đỏ chiếm 5% và dân Á châu chỉ chiếm có 2%.

Dân homeless thường đóng đô tại những công viên, những khu nhà ổ chuột, những gầm cầu, hoặc trong những bụi rậm bên bờ freeway.

Nếu ai muốn tìm hiểu đời sống của những người homeless, hãy đến viếng thăm khu vực được mệnh danh là Skid Row của vùng downtown Los Angeles. Tại đây, bạn sẽ được chứng kiến tận mắt hình ảnh của những người homeless, già, trẻ, nam, nữ, chui rúc trong những hộp giấy carton, hay nằm la liệt trên các vỉa hè.

Tại thành phố nổi tiếng của người giàu Santa Barbara, dân homeless cũng chiếm đầy một công viên ngay gần đường State, con đường chính của thành phố thơ mộng này.

Tại quận Cam, thủ đô tinh thần của người tị nạn, cũng không thiếu dân homeless. Mới đây nha lộ vận đã phải huy động nhiều nhân viên và các xe ủi của họ để dọn sạch những căn nhà bằng hộp carton của dân homeless được dựng lên trong các bụi rậm bên bờ freeway thuộc thành phố Huntington Beach và nhiều thành phố khác.

Với tỷ lệ chỉ chiếm 2% trên tổng số, vì vậy, rất ít khi chúng ta thấy dân homeless là người Á Châu, nhất là người Việt Nam. Dường như, người Việt Nam, với câu giấy rách cũng giữ lấy lề, thà vất vả chứ không thể mất mặt, hoặc có lẽ vì đã quen chịu cực khổ nên khi được sống trên đất nước tự do, đầy cơ hội này, ít ai lâm vào cảnh vô gia cư cả.

Nhưng ít có không có nghĩa là không có. Tôi đã gặp nhiều người Việt Nam, có thể gọi là homeless, hằng đêm trải giấy dầu ngủ tại các vỉa hè ngay giữa trung tâm Little Sài-Gòn.

Một điều an ủi là tại Hoa Kỳ, những người homeless không chết đói vì họ đã có nơi ăn, chỗ uống. Rải rác trong các thành phố, thường có những trung tâm thiện nguyện cung cấp thực phẩm cho những người vô gia cư. Những trung tâm này thường do những nhà thờ điều hành, với ngân quỹ một phần từ chính phủ tài trợ, một phần do các người hảo tâm đóng góp. Hằng năm, vào dịp lễ Thanksgiving và Giáng Sinh, những trung tâm này còn cung cấp một bữa ăn gồm gà tây, thịt heo và những món khác để phần nào giúp những người kém may mắn hưởng được không khí của những ngày lễ. Những ngày mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới -40°F, các trung tâm của chính phủ được mở cửa để những người homeless có chỗ ngủ qua đêm.

Trong khi phần đông những người homless là do hoàn cảnh đưa đẩy, hoặc vì mắc bệnh tâm thần, thì một số lại được liệt kê vào loại "homeless-by-choice", nôm na gọi là "vô gia cư tự nguyện". Những người homeless-by-choice này thật ra có một đời sống rất ư là thoải mái. Suốt ngày họ chẳng phải làm gì ngoài chuyện ngủ, sắp hàng để ăn tại các trung tâm thiện nguyện và xin tiền mua thuốc hút.

Bạn hãy nghe câu chuyện dưới đây.

Tôi có một người bạn làm việc cho toà thị chính tại downtown Los Angeles. Văn phòng làm việc của chị có một cái cửa sổ nhìn xuống một cái công viên, nơi tập trung của dân homeless vùng downtown. Chị kể cho tôi nghe về đời sống của một anh chàng homeless da đen có một thân hình khoẻ mạnh, lực lưỡng, đóng đô tại một băng ghế đá, đối diện với văn phòng của chị.

Mỗi sáng, anh thức giấc lúc 10 giờ. Sau đó anh làm một màn thể dục khoảng nửa giờ. Rồi anh đi đâu không biết, có lẽ đi sắp hàng ăn trưa. Cho đến khoảng hơn 1 giờ, anh trở lại băng ghế, mồi thuốc hút. Hút xong điếu thuốc, anh móc trong túi áo khoác một bao giấy dầu và lôi ra một chai rượu nhỏ. Anh làm một hớp, đóng nắp chai rượu, bỏ vào bao giấy, nhét vôi túi áo khoác rồi ngả lưng làm một giấc đến khoảng 3 giờ chiều. Thức dậy, anh lại tập thể dục khoảng nửa giờ rồi lại biến đi đâu mất, có lẽ lại đi sắp hàng ăn cơm. Ðến gần 7 giờ, anh lại xuất hiện bên ghế đá, lại mồi thuốc, lại móc chai rượu nhỏ trong túi ra và làm một hớp. Một ngày như mọi ngày, diễn tiến được lập lại y như vậy.

Với cuộc đời nhàn hạ như thế, chả trách anh chọn làm dân homeless.

Không ai trong chúng ta lạ gì với cảnh những anh chàng Mỹ, da trắng có, da đen có, vóc dáng khoẻ mạnh, thường đứng tại các ngã tư, trên tay cầm cái bảng bằng giấy bìa nghuệch ngoạc mấy chữ “Homeless - Will work for food” hay “Homeless - Hungry - Need help”. Nhưng nếu bạn thử cho họ thức ăn, họ sẽ thẳng thừng từ chối. Họ chỉ nhận tiền mặt.

Lâu lâu, tôi lại thấy một chiếc xe quay cửa xuống và quăng ra tờ giấy bạc 1 đô hoặc vài đồng quarters. Ðiều đáng nói là, theo một bài báo mà tôi có lần đọc được, lợi nhuận của những người này nhiều khi lên đến trên năm mươi ngàn đô một năm, không phải đóng thuế. Cao hơn lương của một kỹ sư áo trắng cổ cồn.

Tôi cũng có lần được xem một phóng sự bởi Dateline của đài truyền hình NBC về những người giả dạng homeless này. Ống kính của người cameraman của NBC đã thu hình được một anh chàng homeless khoẻ mạnh, sau khi vài tiếng “làm việc” tại một ngã tư, đã lên áo quần sạch sẽ, sau đó lái xe hơi để tới một hộp đêm du hí.

Bây giờ thiên hạ khôn hơn nên nghề này không kiếm ăn được nhiều nhưng không vì vậy mà dân xin tiền ngã tư biến mất. Tôi vẫn thấy họ đứng ở những ngã tư, nhất là những ngã tư đông người qua lại.

Qua những điều tôi trình bày trên đây, bạn hỏi, vậy thì chúng ta có nên giúp đỡ hoặc cho tiền những người ăn xin hay không?

Câu trả lời hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn.

Riêng tôi, nhất quyết không bao giờ tôi cho tiền những người đàn ông khoẻ mạnh. Nếu đã có những người Mễ phải đi làm ruộng dâu dưới sức nóng như thiêu như đốt của vùng Bakerfield, hoặc có những người Việt tị nạn phải nhọc nhằn rửa những chồng chén dĩa cao ngất trong các nhà hàng để kiếm được mấy đồng một giờ hầu có thể nuôi sống gia đình và bản thân, thì không có lý do gì một tên Mỹ khoẻ mạnh lại có thể “homeless - hungry - need help” được.

No way.

Trần Quốc Sỹ

THƯƠNG TỘI ÐỜI NHAU


đêm đông sầu sao rơi xuống mau
như linh hồn ai than khóc lâu
vất va nhung nhớ người dương thế
thiên thu còn thương tội đời nhau
(TTBG)

Khi lật xong các lá bài đang bày trên bàn, bà thầy bói nhìn thẳng vào tôi, nói ngay:

"Cô có một người âm theo đuổi từ khi còn rất trẻ. Vì vậy, cuộc đời cô long đong không dứt."

Bà cúi xuống, ngẫm suy theo những con chuồn, con bích... xong, miệng mồm lưu loát:

"Người âm này rất thương yêu cô, vừa theo phù trợ và cũng theo mà phá. Cô cứ ngẫm lại trong đời, xem có phải rằng, khi cô lâm vào cảnh đau khổ thì tự dưng bạc tiền, danh vọng ào ào đưa đến? Còn khi gặp một tình yêu nào đó và nhất là yêu đáp trả đối tượng, không bao giờ cô hưởng thụ được trọn vẹn hạnh phúc của cô?"

Tôi ngồi im. Xưa nay tôi vốn rất tin tử vi, nhưng lại xem môn bói bài là cái trò dị đoan vớ vẩn. Bữa nay, tâm tư tuyệt vọng quá theo sự ra đi của chồng tôi, tôi như kẻ chết đuối vớ được mảnh ván tàu, tìm đến nhà bà thầy bói dưới sự hướng dẫn của một người bạn.

Bà thầy bói vẫn cúi xuống mặt bàn, ngón trỏ của bàn tay phải có chiếc móng nhọn màu đỏ, chỉ chỉ đếm đếm trên từng lá sắp thành hàng thẳng. Một lát bà hỏi:

"Cô thử nhớ lại trong thời tuổi trẻ có từng làm khổ ai để người ta phải chết?"

Tôi không đáp, trí óc đảo nhanh ý nghĩ: "Người âm nào đây? Anh Chàng, anh Thùy, hai người đàn ông chết trẻ, đã từng yêu tôi khi tôi vừa mới lớn?" Tôi không biết được.

Tiếng bà thầy bói ra tuồng khẳng quyết:

"Cái số rất đào hoa. Chẳng những người sống theo đếm không hết, mà cả người chết cũng cứ mãi còn theo ám ảnh."

Bà cúi xuống, rồi ngẩng lên nhìn thẳng tôi:

"Đôi mắt rất đẹp, hắc bạch phân minh. Vì vậy, dẫu đào hoa mà vẫn giữ được tâm hồn đoan chính. Nhờ có người âm theo, nên từ trước, gặp nhiều tai nạn, cô vẫn được bất ngờ cứu sống, trong khi với kẻ khác sẽ không thoát nổi cái chết đâu."

Những lời bà thầy bói không hẳn rằng sai. Xưa nay trong đời tôi, quả có thế thật. Ba lần bể đầu vì ba nguyên nhân khác nhau, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ba lần tự sát. Năm bảy lần bị những vết thương không gọi là nặng nhưng cũng phải thời gian dài cơn đau mới dứt. Lại còn những mối tình của đàn ông dành cho thì nhiều vô số! Ôi! Chuyện tình yêu đối với ai là hoa là mộng, còn với tôi chỉ là sự ghép liền những mảng tâm hồn tan nát, trở nên một ấn tượng đậm nét, đến nỗi tôi đâm sợ mỗi lần nghe ai đó ngỏ với tôi lời nói yêu đương!

"Người âm này tướng tá rất đẹp, uy nghi lẫm liệt. Đây này, cái con Coeur Vua nói lên điều ấy. Cô nhớ lại đi, có ai từng yêu cô và đã chết?", bà thầy bói không nhìn tôi, nhận định và đặt câu hỏi tiếp.

Tôi vẫn không đáp. Bỗng dưng như không còn nghe và hiểu gì nữa những lời người đàn bà trước mặt cứ huyên thiên lưu loát; trong ký ức tôi, thật bất ngờ như một bóng ma, hình ảnh người đàn ông gần ba mươi năm xưa sừng sững hiện ra.

I.

Anh gốc người Chàm, là bạn thân của ông anh cả, trọ học trong nhà mẹ tôi một thời gian dài, khi tôi còn bé. Dáng anh cao lớn, da màu đen sẫm, vẻ đường đường quắc thước. Thuở nhỏ, tính nết tôi vốn trầm buồn khép kín, vì vậy, khác với ba cô em gái, tôi gần như không bao giờ muốn nhờ anh giúp cho bài làm hay trò chuyện thân mật cùng anh.

Sau khi xong Đại Học, anh rời nhà tôi.

Bẵng vài năm, một buổi chiều, thời gian tôi 18 tuổi, đi học về, nhìn thấy anh đang ngồi trong phòng khách. Nhận ra tôi, anh đứng lên, mừng rỡ:

"A Thu Vân đây sao? Lớn quá!"

Và anh giơ cả hai tay đặt lên vai tôi, lắc nhẹ. Thốt nhiên tôi nghe toàn thân tê dại. Lần đầu tiên trong đời có bàn tay đàn ông lạ chạm vào thân thể, hệt như luồng điện giật. Tôi ngước nhìn anh. Dáng anh đã cao lớn, bấy giờ lại càng cao lớn hơn trong bộ quân phục Nhảy Dù với lon Trung úy trên vai, màu vàng đục ẩm. Anh rút tay về, vòng trước ngực, lùi lại một bước ngắm tôi, mỉm nụ cười ấm áp:

"Xinh quá! Nhưng cô bé có hay khó chịu như ngày nhỏ?"

Mẹ tôi xen vào lời đáp:

"Bây giờ giỏi lắm, nấu ăn ngon và đàn cũng rất hay!"

Tôi xấu hổ bước nhanh vào nhà trong, trái tim đập mạnh. Một tình cảm bất ngờ rung lên như điệu nhạc cuồng trong cơn lốc.

Suốt buổi chiều hôm ấy, tôi không dám nhìn anh, cũng không nói gì, dù rằng tôi được xếp ngồi cạnh anh nơi bàn ăn có trải khăn màu trắng. Những câu chuyện vang lên vui vẻ giữa anh và người anh lớn. Tất cả gia đình tôi đều tỏ ra hân hoan đón chào anh, như thể với một đứa con vừa trở về từ chiến trận xa xôi.

Đêm đến. Những ngọn đèn trong phòng khách được bật lên hết. Màu ánh sáng tỏa ra nỗi niềm ấm áp. Mấy chị em tôi vây quanh, nghe anh kể chuyện. Thuở xưa khi còn bé, chúng tôi vẫn thường được anh làm cho điều ấy. Cả bọn như uống từng câu nói về các cuộc hành quân, các lần vào sanh ra tử của anh trên nhiều chiến trường sôi động miền Trung. Các cô em đua nhau đặt ra nhiều câu hỏi. Còn tôi chỉ im lặng nhìn anh.

Có một lúc, anh bỗng dưng ngưng tiếng, bật lên câu ngợi khen, pha phần sửng sốt:

"Thu Vân có đôi mắt buồn và thu hút quá!"

Tôi cảm nghe một luồng khí nóng bao trùm nhanh thân thể. Anh cười, tiếp:

"Mấy thằng bạn anh đứa nào cũng độc thân vui tính. Có thằng con nhà rất giầu mà vẫn mồ côi, chưa đào địch. Hôm nào anh đem cuốn album khóa 20 Võ Bị đến, Thu Vân nhìn mặt, xem vừa ý đứa nào, anh sẽ làm ông mai, tha hồ anh em mình chia nhau quà đút lót."

Và cười to, anh tiếp:

"Mấy thằng đó mà mết em gái anh, mết luôn tiếng đàn thì chỉ có nước cúc cung trà nước cho anh!"

Tôi xấu hổ, cúi đầu cười mỉm.

Khuya hôm ấy, trọn căn nhà lắng im trong giấc ngủ, chỉ mình tôi thức nơi bàn học. Ngoài hiên, hai người bạn cũ đang ngồi với nhau. Chen lẫn giữa tiếng guitare trên tay anh khẩy nhẹ từng âm thanh mỏng là giọng nói Phan Rang ấm áp của anh và cái giọng Huế pha Sàigòn của anh tôi, khề khà vui vẻ. Câu chuyện hai người bạn vô tình lọt vào tai khi tôi đang cúi mình nơi bàn học.

Tiếng anh tôi hỏi:

"Tại sao mày bỏ học ngang để vào lính?"

Anh đáp nhỏ:

"Thứ nhất, nhà tao nghèo quá. Thứ hai, có một lẽ quan trọng như một mối tâm huyết từ bé tao đã cưu mang: ''Khôi phục lại đất Chàm!''"

Tôi chợt nghe lòng bâng khuâng vô cớ.

"Mày có nghĩ đó là một điều khó thể thực hiện?"

Tiếng anh trầm hẳn:

"Tao biết! Nhưng đã thế trong tao, quyết không thay đổi. Giờ đây, chỉ gia nhập binh chủng Nhảy Dù mới mong mau lên tướng. Nếu không có quân trong tay, làm sao thi hành được ước vọng riêng?"

Tiếng guitare lại vang lên, làm át đi tiếng thì thầm trò chuyện. Các dòng chữ trên quyển sách trước mặt tôi đâm thành rối beng, thừa thãi. Tôi nhìn ra ngoài trời. Bầu trời tối như đêm 30 Tết. Tôi hơi nghiêng người về hướng hành lang, chăm chú lắng tai.

Giọng anh cố làm cho nhỏ:

"Đúng! Tao vẫn biết, dành lại đất Chàm không phải là điều dễ dàng thực hiện. Nhưng, từ hàng trăm năm qua, dân tộc tao chìm đắm quá sâu trong khốn khổ. Người dân xứ tao phải chịu sống kiếp tha hương ngay trên chính cái nơi đã chôn nhau cắt rốn. Tao may mắn được ăn học tới nơi tới chốn, kiếm ra đồng tiền bằng sự hiểu biết của mình. Nhưng còn vô số những người mù chữ, bao người lớn, con nít hằng ngày không biết lấy gì mà ăn, hằng đêm không đủ tấm chăn đắp cho ấm bụng?"

Trong giọng nói anh, tôi nghe ra một nỗi u trầm đặc biệt. Cái u trầm trong các điệu hát của những người Hời, tuy chưa từng một lần trực tiếp thưởng thức, nhưng tôi có thể tưởng tượng được qua những dòng sử sách viết về dân tộc Chàm. Trong tiếng hát có pha điều thống hận. Phải gọi là tiếng khóc nhiều hơn, phát sinh từ đôi môi của những con người đúng như anh nói: “Đi tìm vùng đất quê hương ngay trên chính cái nơi mình đã sinh ra.”

Anh tiếp:

"Mày là bạn chí cốt của tao, hẳn cũng hiểu tao. Sở dĩ tao đạt được thành quả dẫn đầu suốt trong nhiều năm còn đi học là bởi tao có con đường riêng, không dám chút nào xao lãng. Bây giờ, việc lao vào Nhảy Dù cũng không ra ngoài cái chí hướng ấy."

Tôi hình dung khuôn mặt chữ điền với cái cằm bạnh, đôi mắt rực sáng khi thốt lên câu trên bằng lối nói pha chút chua cay nhưng cũng đầy hùng tính.

"Tao là một thằng tuổi trẻ, sống trong đất nước Việt Nam đạn bom liên tục. Tao cũng có những suy nghĩ như mày, như mọi thằng tuổi trẻ về tất cả những gì chung quanh đang nhìn thấy, rồi đây sẽ trở thành lịch sử. Nhưng khác mày, khác mọi thằng, trong tao còn có niềm ray rức riêng cho chính những điều dân tộc tao đang hằng ngày chìm đắm. Làm sao tao có thể sống yên với những gì đạt được trong niềm toại ý tầm thường vị kỷ? Cách nào tao tự thỏa thuận với ý nghĩ đem dâng hiến tài năng cho một dân tộc kẻ thù đã từng tiêu diệt dòng giống tao từ hàng trăm năm qua?"

Nghe câu cuối cùng, toàn thân tôi đột nhiên rúng động. Mười tám tuổi mà tôi đã nhận thức được rằng, hoài bão anh rõ ràng vô vọng. Trong óc hiện nhanh hình ảnh tưởng tượng theo cái máy chém bổ xuống trên cổ 13 vị anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng thời thực dân cai trị. Thời buổi này không còn máy chém. Nhưng, cái pháp trường xử bắn ở gần trường đua Phú Thọ, và cái án khổ sai chung thân nơi Côn Đảo liệu có buông tha nếu một ngày anh thực hiện không thành ước vọng vô cùng của anh?

Đồng thời, một tình cảm rất lạ bất ngờ len lỏi vào trên từng sớ da lớp thịt tôi buổi khuya hôm ấy. Tôi tưởng như vừa bắt gặp được cái gì rất thân yêu từ tiền kiếp nào quá khứ. Từ lâu, khi nhìn thấy những người Chàm ngồi bán buôn rải rác nơi đầu phố chợ khu Hòa Bình, Dalat, trên khuôn mặt tỏa nét buồn chịu đựng, luôn luôn tôi vẫn không rời thoát nỗi niềm xót xa thương cảm. Nỗi xót xa giống như khi đứng trước điều bất hạnh của một người thân mà mình không cách chi xẻ chia cụ thể. Tôi không nghe sợ theo tiếng đồn về những con ma Hời mẹ tôi thường kể. Trái lại, tôi nghĩ, giữa tôi và những con người mất nước ấy, có nhiều điểm tương đồng chưa được dịp tìm ra.

Buổi khuya vô tình nghe lọt tâm sự anh, cái điểm tương đồng này đột nhiên ló mặt, như thể, nếu đưa tay ra, tôi dễ dàng nắm bắt. Chỉ thoáng chốc, tôi thấy mình tự dưng biến đổi. Trái tim co thắt theo một cơn đau bất ngờ phủ chụp. Mối hờn vong quốc của dân tộc Chàm, tôi từng thấm cảm qua các dòng thi ca Chế Lan Viên, bấy giờ càng nồng đượm hơn trong tiếng nói anh chứa đầy u uất. Một thoáng, tâm hồn tôi chợt như rủ xuống. Sự cảm phục về anh nẩy sinh nhanh chóng trong tôi.

*

Từ đó, tôi âm thầm nghĩ đến anh. Hoài bão của anh được tôi đem hòa nhập vào trong từng giấc mơ mỗi tối. Tôi tìm đọc trong các cuốn Sử để nhận biết xót xa ngày càng nhiều hơn số phận đau thương của dân tộc Chiêm Thành. Những chiều tan học, lang thang trên phố Lê Lợi, tìm mua được quyển sách nào có liên quan đến vùng đất một thời lừng lẫy nay đã vĩnh viễn trở thành dĩ vãng, tôi vui mừng như vừa tìm ra của quí. Ôi! Những con ma Hời theo anh, len lỏi vào trí não tôi những đêm trằn trọc. Tiếng gươm tiếng giáo trong các cuộc binh đao xưa lắc quay cuồng giấc điệp. Tiếng gào thét kêu la từ cổ đại, mơ hồ văng vẳng, nhiều đêm khiến tôi khó ngủ. Những khi ấy, đầu óc tôi chỉ tưởng nghĩ đến hình ảnh cái pháp trường Phú Thọ, một ngày nào anh sẽ phải bị bịt mắt trói mình trước những họng súng đang cất cao chĩa thẳng vào anh.

Một buổi chiều tháng 2, từ Mã Lai trở về sau ba tháng tu nghiệp khóa tình báo đặc biệt, anh tìm đến nhà mẹ tôi. Vẫn nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt chữ điền với làn da đen xạm, anh đưa ra chiếc hộp có bọc giấy hoa đẹp đẽ, nghiêng mình trước tôi theo dáng cách một nhà quý tộc:

"Tặng em, để dùng trong dịp trình diễn sắp tới!"

Tôi mở nắp hộp. Một chiếc áo dạ hội bằng lụa màu xanh nước biển bung ra dịu dàng dưới bốn đầu ngón tay tôi đang chụm lại. Mùi vải thơm quyện nhanh nơi mũi. Bỗng dưng tôi thốt rùng mình vì búp hoa hồng màu đen rộng bản có hai giải băng dài, đính ngay ngực áo. Cái màu ghê rợn nói lên điềm gở nào không biết. Tôi cứ vậy mà ngẩn ra, đôi mắt không rời thoát được cái màu đáng sợ kia.

Tiếng anh trầm ấm:

"Chính tay anh chọn nó bởi anh biết em rất yêu màu xanh."

Rồi anh hát nhẹ:

"Anh mong chờ mùa thu,

Màu áo xanh hiện về với giấc mơ..."

Xong lại mỉm cười:

"Trong cái tên em, có mùa thu. Màu xanh lại là màu em yêu mến. Sao? Chiếc áo có làm em thích?"

Tôi gật:

"Dạ, áo đẹp lắm, nhưng em nói thật, cánh hoa hồng làm em sờ sợ."

Anh bật tiếng cười:

"Cô bán hàng đưa cho anh chiếc áo trắng có hoa màu đỏ, nhưng anh thấy màu đen nổi bật làm chiếc này trội hẳn."

Giọng anh vỗ về:

"Em không nhớ câu chuyện Bông Cúc Đen ngày nhỏ? Bây giờ không phải bông cúc, mà bông hồng đen mới là đặc biệt."

Tôi cố nở nụ cười theo điều anh vừa nói mà thật thì tâm tư lửng lơ nghĩ ngợi. Rồi không dám nhìn lâu chiếc áo, tôi đem treo nhanh nó vào trong tủ, lòng tự nhủ "sẽ không bao giờ dùng đến", cho dù trong ngày trình diễn như ý muốn của anh.

Sau buổi cơm, anh ngồi lại trò chuyện với riêng tôi. Từ lâu nay, đôi lần về phép, anh vẫn ghé nhà tôi. Dấu nét tình cảm nào đó ẩn hiện trên anh -và cả trên tôi- là bằng chứng cho những người thân lịch sự rút lui nơi khác, dành lại cái không gian ấm áp của căn phòng khách cho hai chúng tôi phô bày nhiều câu chuyện. Ánh mắt anh rạng rỡ:

"Bao giờ em ra trường?"

"Khoảng đầu tháng 6." Tôi đáp:

Và nói thêm:

"Sau đó, sẽ phải làm một buổi độc tấu nếu như em đoạt thủ khoa trong kỳ tốt nghiệp."

Anh gật:

"Anh tin em đoạt được. Anh sẽ cố lấy cái phép về Sài- gòn trước ngày em trình diễn."

Vẻ thật tươi, anh tiếp:

"Nhưng anh chẳng có áo quần nào lịch sự ngoài vài bộ áo hoa rừng, không biết có làm em xấu hổ?"

Tôi ngước nhìn anh, im lặng. Anh bật cười to, điệu hào sảng:

"Đó! Cô bé lại khó chịu y như ngày nhỏ. Anh sẽ về mà! Về để nghe em đàn! Trên sân khấu, em hãy nhớ rằng, có một người lính Dù đang đứng trong góc tối, lắng nghe tiếng đàn em một cách thật trang trọng..."

Ngừng một nháy, anh tiếp:

"... Trang trọng hơn bất cứ vị khách lịch sự nào trong các bộ complet!"

Kể về cuộc sống liên miên các trận hành quân dữ dội, anh tâm sự:

"Anh rất ghét chương trình Dạ Lan, truyền thanh mỗi tối trên đài Quân Đội. Với anh, đó chỉ là một kiểu tâm lý chiến làm lũng đoạn tinh thần người lính, hoàn toàn không đem lợi ích gì cho họ. Trong trung đội anh, tên nào bị bắt gặp đang nghe đài Dạ Lan là anh buộc đi ứng chiến ngay."

Rồi giải thích:

"Ứng chiến có nghĩa là không được động đậy, chỉ nằm mai phục một xó giao thông hào, bọn Việt Cộng chẳng thể tìm ra địa điểm. Vì vậy, làm sao còn nghe radio cho được?"

Anh vẫn tự nhiên cười nói -các câu chuyện của anh thường rất sống động- và tôi vẫn tính nết nhu mì khép kín. Giữa hai chúng tôi chưa hề tỏ cho nhau thấy chút gì quá đà trên giới hạn giao thiệp. Tôi chẳng một lần nghe anh buông lời suồng sã. Cũng chưa hề bao giờ anh dám nắm lấy tay tôi. Luôn luôn, trong mọi lời nói, cử chỉ, anh đều tỏ nên một sự tôn trọng vô cùng đặc biệt. Nhưng, tự âm thầm đâu đó trong tiếng đập của trái tim, cả anh và tôi đều biết rằng có một tình yêu vừa độ lên ngôi.

Những câu chuyện buổi tối hôm ấy làm loãng tan dần trong đầu tôi nỗi ám ảnh theo cánh hoa hồng màu đen ghê rợn. Đêm đang độ mùa trăng. Ánh trăng rằm vằng vặc trải kín trong sân những luồng sáng màu bạc, nhẹ nhàng hư ảo. Tôi kể cho anh nghe những điều vẩn vơ trong cuộc sống học đường đầy tính lãng mạn. Đổi lại, anh không giấu tôi các sinh hoạt bạn hữu và cuộc sống chiến chinh.

Tuy nhiên, có nhiều khi, một giây thật ngắn, anh chợt ngừng lại, nhìn mông lung ra ngoài cửa sổ. Những khi ấy, khuôn mặt anh đột nhiên biến đổi, đôi mắt lắng trầm trong cái hố cùng suy tưởng. Trông anh thật xa, xa đến chừng như không thể nào vói tới. Trong ý thức mờ tối của một đứa con gái ngây thơ, tôi thốt nhiên sợ hãi. Con người yêu dấu trước mặt không phải sinh ra để dành cho tôi. Anh thuộc về đại đồng của một dân tộc giờ đây đã vĩnh viễn bị xóa tên trên bảng đồ thế giới. Cái tâm sự riêng, anh không ngờ tôi đã tỏ. Và đó chính là điều vừa như thắt chặt tấm tình tôi, lại cũng vừa tạo nên trong tôi cái ấn tượng mạnh mẽ rằng "cho đến cuối đời, tôi và anh vẫn chẳng thể đi trên cùng một con đường với nhau."

Tiếng anh cơ hồ phấn khởi:

"Anh còn bà mẹ già và một người chị, lớn hơn hai tuổi. Nhà anh nghèo lắm, cái nghèo lồ lộ như nàng con gái không có gì che thân cho ấm."

Tôi nghe chừng giữa trái tim có luồng suối ngọt chảy qua trong ấy. Nét mặt anh tươi cười:

"Ngày mai anh trở ra Quảng Trị. Ba tháng tu nghiệp qua đi nhanh quá. Nhưng anh hy vọng sau chuyến hành quân sắp đến, anh sẽ có được cái phép dài hơn, về đây thăm em."

Giọng anh đột nhiên chớm phần ngần ngại:

"Trong dịp này, anh sẽ xin phép mẹ đưa em đi chơi Phan Rang một chuyến. Anh sẽ hướng dẫn em từng nơi từng chốn trong vùng đất khốn khổ để em thấy rõ thế nào là cái nghèo của quê hương anh, như anh nói vừa ban nãy."

Ánh nhìn anh bao trùm khuôn mặt tôi, thật sâu và tha thiết:

"Em có muốn làm điều ấy không?"

Tôi cúi đầu đáp nhỏ:

"Em mong được như thế. Mong có ngày tìm đến tận nhà thăm mẹ và người chị của anh."

Khi từ giã tôi dưới giàn bông giấy, trông anh rõ ràng luyến lưu như có điều muốn nói. Tôi đứng im chờ đợi. Tần ngần một lát, anh cỡi lên chiếc honda, hai chân bỏ thõng trong thế ngồi chuẩn bị. Quay nhìn tôi, anh nói thật nhanh:

"Anh sẽ trở về. Em hãy chờ anh!"

Xong, chiếc xe được rồ máy, phóng vào đêm tối.

*

Một đêm đầu tháng 5, mưa rơi tầm tã. Vào mùa hè, trời Sàigòn vẫn thường có những trận mưa dầm như thế. Ngồi nơi bàn học nhìn từng chuỗi mưa liên tiếp đổ màu trắng xóa, tôi nghĩ nhanh đến bãi chiến trường có anh đang đồn trú, lòng chợt như thắt lại thật xiết. Một cách máy móc, tôi bật lên chiếc radio, lạ lùng sao lại rơi đúng vào giờ phát thanh của chương trình Dạ Lan. Tôi giơ tay định vặn nút tắt, nào dè, giọng nói nũng nịu của người nữ xướng ngôn viên rõ ràng từng chữ làm tôi khựng hẳn:

"Cố Thiếu Tá Lê Văn Huệ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 Nhảy Dù vừa tử trận trong cuộc hành quân Lam Sơn, đêm... tại chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị. Chúng tôi, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính trong Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù xin chia buồn cùng gia đình Thiếu Tá và cầu nguyện cho vong linh Thiếu Tá chóng phiêu diêu nơi miền cực lạc."

Nỗi thảng thốt vô cùng đổ ập nhanh khiến như làm nghẹn trái tim tôi đang rung lên từng cơn sợ hãi. Tiểu đoàn 9 là tiểu đoàn có anh tham dự và Thiếu Tá Lê Văn Huệ là tiểu đoàn trưởng của anh. Tôi chụp giấy bút, viết cho anh vài dòng vội vã:

"Anh,

Em vừa nghe đài Dạ Lan để biết rằng Thiếu Tá Lê Văn Huệ đã tử trận. Còn anh thế nào? Sao em lo sợ quá. Anh hãy cố giữ gìn thân thể, trở về với em như lời đã hứa. Em chờ đợi để được một lần theo anh về thăm vùng quê hương nghèo khổ của anh!"

II.

Trước một hàng quan tài độ chục cái trong nhà nghĩa tử đường nghĩa trang quân đội, hai bàn tay tôi và cô bạn gái đan vào nhau thật xiết. Tôi nhìn thẳng tấm ảnh anh đặt trên cái nắp hòm thứ ba tính từ bên trái. Khuôn mặt chữ điền, đôi mắt sáng quắc, nụ cười rất tươi đưa ra những chiếc răng đều đặn; trên đầu, chiếc mũ Nhảy Dù đội lệch sang một phía. Trong óc tôi vang vang lời nói anh một ngày không xa trước đó: "Anh sẽ cố lấy cái phép về Sàigòn trước ngày trình diễn của em."

Âm giọng dịu dàng cũ chưa kịp hội tụ thành hình ảnh kỷ niệm trong một đêm trăng có những luồng sáng lung linh chiếu qua cửa sổ căn phòng khách đẹp, đã bị lấn át và loãng tan theo sự gợi nhớ cuộc hiện hữu bất ngờ của người Trung sĩ Nhảy Dù mới vừa ban trưa trước ngưỡng cửa nhà mẹ tôi. Giọng ông la lớn:

"Cho tôi gặp cô Thu Vân!"

Tôi và người anh lớn từ trong nhà bước vội ra. Trái tim tôi đập mạnh. Một nỗi bất an lan tràn cơ thể. Tiếng nói chắc nịch bằng giọng Quảng Trị, hệt như tiếng tuyên án của Tử Thần, vang lên tàn nhẫn:

"Trung úy Thuận Văn Chàng đã tử trận trên chiến trường Khe Sanh đêm 27/5."

Anh tôi hỏi nhanh:

"Sao?"

"Một viên đạn bay đến, ghim suốt qua trán Trung Úy."

Hai tai tôi lùng bùng, cả thân hình cơ hồ sắp ngã. Viên trung sĩ thản nhiên nói tiếp:

"Chúng tôi liên lạc mãi, chẳng thấy người nhà nào của Trung Úy đến nhận xác. Quan tài đang quàn ở nghĩa tử đường nghĩa trang quân đội. Nhờ lá thư này trong túi áo Trung Úy nên theo địa chỉ mà đến báo tin. Đây, xin trả lại nó cho cô!"

Và ông chìa lá thư ra.

Đó là lá đầu tiên, cũng là cuối cùng tôi viết cho anh một đêm tháng 5 từ trường Nhạc trở về, vừa cách đây đúng ba tuần lễ. Tôi cầm tờ thư trên tay, ngẩn ngơ tâm trạng. Viên trung sĩ nói thêm nhiều điều với anh tôi, nhưng tôi không còn hiểu gì nữa. Tôi bước vội vào phòng riêng. Hai cánh cửa tủ áo mở ra, chiếc soirée có búp hoa hồng màu đen đập nhanh vào mắt, giống hệt cái cười của Tử Thần vẫn thường nhìn thấy trên các bức tranh trong chuyện cổ tích. Tôi rùng mình sợ hãi; rời căn nhà như ma đuổi, tìm đến cô bạn gái, đáp xe lam lên nghĩa trang quân đội Biên Hòa ngay.

Buổi xế trưa chuyển dần sang màu trời chiều ảm đạm. Nghĩa trang âm u, cỏ mọc cao chung quanh các hàng mộ chạy dài thành những đường thẳng tắp. Tôi đứng lặng trước dãy quan tài trong nhà nghĩa tử đường sáng choang ánh bạch lạp, cố tập trung tất cả những gì gọi là kỷ niệm của anh, gom thành một khối... Tuy nhiên, rõ ràng một điều là trí óc tôi lạc trôi đâu mất. Các hình ảnh cũ như rời ra thành từng mảnh nhỏ...

Thật lâu, người bạn gái lắc nhẹ tay tôi:

"Thôi mình về! Trời sắp tối rồi. Ở muộn đây, nguy hiểm lắm!"

Tôi nhìn ảnh anh, rồi lại nhìn tờ thư trên tay, âm thầm ngỏ lời vĩnh biệt. Lá thư của tôi được gửi theo địa chỉ KBC 4804, sau cùng đến kịp tay anh trước khi tử trận. Anh đã đọc nó. Đã hiểu lòng tôi. Tấm lòng của một đứa con gái ngây thơ lần đầu biết yêu và cũng lần thứ nhất nếm mùi tuyệt vọng từ tình yêu đưa lại. Khuôn mặt Định Mệnh hé lộ trong cuộc đời tôi rất sớm. Mười tám tuổi, tâm tư còn hoàn toàn trong sáng; vậy mà không ngờ một lúc thật nhanh, tôi thấm cảm được hai chữ "vô thường" theo mọi thứ chung quanh một cách thật rõ rệt đắng cay.

III.

Gần 10 năm trôi đi, cuộc đời tôi trải qua rất nhiều thống khổ. Bấy giờ hình ảnh anh không còn là mối buốt nhức dữ dội trong trái tim mỗi lần nghĩ đến, mà nó trở nên dìu dịu mang mang, nhưng cũng không kém phần thương cảm xót xa.

Một lần theo đoàn cải lương Sàigòn III lưu diễn Phan Rang, ban ngày không hát, tôi tìm vào tận ấp Mường Khai xa tít, vùng quê hương anh nghèo nàn khốn khổ. Hai bên con đường trồng hai hàng cây sao, cành lá tỏa ra rậm rạp. Những người Chàm bên trong các dãy nhà san sát lụp xụp, ngó tôi đi qua bằng ánh nhìn chịu đựng. Tôi phải hỏi thăm mãi mới tìm thấy căn nhà lợp bằng mái lá, vách đất, có bà mẹ già anh cư trú, nằm đầu bìa một cái xóm nhỏ, sát ngay biển. Trước sân, một đám con nít áo quần bẩn thỉu, chơi đùa ầm ĩ. Tôi tự giới thiệu mình là ai. Bà cụ khoảng 70 tuổi, dáng hom hem còm cõi, và cả người chị gái giống anh như đúc, đều không biết tiếng Việt, nên không hiểu tôi muốn nói gì. Tôi đứng ngẩn ngơ. Bỗng dưng, một người đàn ông từ trong bước ra, tự nhận là anh rể anh. Ông mời tôi vào nhà.

Khoảng không gian rất hẹp theo chiều ngang, chia thành hai gian, chạy dài ra khoảng đất trống phía sau. Gian ngoài -được ngăn cách với gian trong bằng một bức vách ván- có kê chiếc bàn và bốn chiếc ghế lắc lư chân cẳng. Cái kệ thờ anh đặt trên mặt tủ nhỏ, kề sâu trong góc. Tôi ngồi nhìn quanh nơi chốn anh từng chào đời và lớn lên trong thời niên thiếu. Rõ ràng “cái nghèo lồ lộ” hiện hình ra trên từng góc cạnh. Nhớ lại câu chuyện nghe thầm đêm nào tại căn nhà màu hồng trên đường Yên Đỗ, trái tim tôi bất chợt chùng xuống trong một nỗi ngậm ngùi khôn tả. Bấy giờ là năm 1977, cuộc đổi đời vừa tròn hai tuổi! Hai năm ròng, tôi theo một đoàn cải lương lưu diễn khắp các chân trời góc bể của Việt Nam.

Một thoáng rùng mình, tôi bỗng nhìn ra rất rõ cái điều "Vì đâu tôi rung động tức thì theo những lời anh nói buổi khuya hôm ấy?" Mối sầu cố xứ, không chỉ riêng anh và dân tộc Chàm, mà ngay cả tôi cũng đang thụ cảm vô cùng sâu sắc. Tôi đi tìm đất nước tôi trên chính những vùng trời quê hương giờ đây đã đổi tên đổi chủ. Lịch sử đã sang trang! Một trang sử không chút oai hùng, nhưng cũng không chối rằng đã ghi dấu quá nhiều đau thương thống khổ. Và lịch sử lại tái diễn. Bấy giờ, không chỉ những người Chàm ngồi bán buôn rải rác nơi đầu phố chợ khu Hòa Bình, Dalat, mà còn biết bao chục triệu người Miền Nam phải mang bộ mặt u trầm chịu đựng trong căn nhà quê hương đã không còn là của mình sở hữu. Mối hờn vong quốc thuở nào từng xảy ra cho dân tộc Chàm, thì ngay chính lúc này đây, dân tộc tôi cũng phải gánh chịu, nhưng dưới nhiều khía cạnh khác càng bất hạnh thảm thiết hơn.

Tôi nhìn tấm ảnh anh. Mới đó mà đã gần 10 năm! Cái tuổi ngây thơ của tôi, theo thời gian, trôi nhanh đi mất. Thảng hoặc nhìn thấy các người Chàm, tôi cũng se lòng nghĩ đến anh, nhưng tình cảm chóng biến tan như cơn gió thoảng. Mọi thứ trên đời, dẫu kiên cố đến đâu, thảy đều bị xói mòn theo năm tháng. Tôi biết vậy. Tấm tình tôi cho anh cũng không ra ngoài quy luật đó. Nhưng còn anh, tôi không tin rằng anh siêu thoát theo cái chết tức tưởi khi mái đầu còn xanh màu tóc. Và, dưới lòng mộ sâu, tôi chẳng thể nghĩ được điều linh hồn anh đã hết vấn vương hoài bão ngày xưa.

Tôi cứ vậy ngồi yên thật lâu, cúi đầu nhìn xuống sàn đất. Người anh rể ngồi đối diện. Sự tĩnh lặng của một buổi trưa nắng cháy bao trùm mọi thứ, bao luôn cả tiếng lòng tôi đang hồi đảo điên xúc động. Tiếng xạc xào từ những cành lá nơi bụi cây dương xỉ quanh sân, vang lên những âm thanh buồn buồn, rười rượi. Lúc bấy giờ, tôi tin rằng mình hiểu được chiều sâu nỗi niềm anh cưu mang thời tuổi trẻ. Lúc bấy giờ, tôi chợt thấy mừng cho anh khi so sánh cái cảnh "hai hàng lính nghiêm trang bồng súng, chào chiếc quan tài có phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ đang từ từ tiến về huyệt mộ", với "một hàng súng giơ cao, nhắm thẳng vào con người đang bị bịt mắt trói chân nơi cột, trên cái pháp trường Phú Thọ, một buổi sớm tinh mơ!"

Nơi kệ thờ đặt chiếc ảnh anh có nụ cười rạng rỡ; tấm ảnh tôi từng nhìn thấy trên nắp quan tài nhiều năm trước đó. Tôi thoáng rùng mình vô cớ. Trời đang trưa nóng bức mà tưởng như vừa có luồng khí lạnh lan tràn mọi chỗ. Kỷ niệm đêm cuối cùng ngồi với anh trong căn phòng khách nhà mẹ tôi quay cuồng trong trí nhớ... Điệu cười sang sảng, ánh mắt tươi vui, những lời hứa hẹn, và nhất là cái ý nghĩ "trọn đời muốn được chia xẻ hoài bão cùng anh"... Tất cả... Tất cả...

Trong một giây thật ngắn, tôi tự kiểm với lòng câu hỏi:

"Nếu như ngày đó anh không lìa đời sớm, liệu tôi có cảm nghe hạnh phúc khi theo anh về chung sống với những con người xa lạ trong căn nhà bé như cái ổ?"

Câu hỏi cứ trở đi trở lại hoài làm tôi đột nhiên nghẹn thở. Tôi bước nhanh ra cửa, hít làn khí trời vào trong buồng phổi. Quay mặt lại, hướng về phía bàn thờ, thấy cái cười anh biến thành như giễu cợt, đôi mắt chiếu thẳng vào tôi ánh nhìn dò xét. Tôi chợt thấy mình buồn lả. Không phải tôi đang tự hỏi, mà chính là "anh đang muốn hỏi tôi."

Tôi bỗng mỉm cười nhìn lại anh, bước tới cầm nén nhang người anh rể vừa đốt đưa cho, cúi đầu lạy anh, thì thầm trong miệng những lời chân thật:

"Anh đừng nhìn em cách cợt đùa như thế! Bây giờ anh đã là người thiên cổ, hẳn linh hồn có thể xuyên thấu trái tim em để hiểu rõ điều gì em từng nghĩ. Nếu anh không bỏ em mà đi sớm quá, giờ phút này, biết đâu chúng ta cũng đã có một đứa con cùng đang chạy nhảy trong cái lũ con nít ngoài sân kia?"

Trần Thị Bông Giấy
(San Jose, 24/3/1996)