Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2007

Thích Lên Mạng Hơn Lên Giường


Đàn ông ngày nay thích lên mạng hơn lên giường! Liệu có phải chúng ta đã bước sang thời kỳ hôn nhân không sex? Toà án ở nhiều thành phố Trung Quốc đều túi bụi thụ lý các vụ án ly hôn nhiều hơn hẳn trước đây.

Theo thống kê thì 70% số vụ chia tay là do “tính cách không hợp”. Nhưng đó chỉ là nói cho hoa mỹ, chứ thực ra phải nói thẳng là “đời sống tình dục không hài hoà”. Xem ra, tình yêu qua mạng đã trở thành sát thủ số một của hôn nhân thực tế.

Từ lâu đã có bậc tiền bối nào nói “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”. Xã hội cũ tạo cho người đàn ông không gian để “thể nghiệm”, từ “thê thiếp hàng đàn” đến ngoại tình, nay thảy đều trở thành chuyện không còn nghiêm trọng. Cho nên trong giới đàn ông bây giờ, anh nào nói đến chuyện lấy lòng vợ trên giường ngủ đều bị cười chê, vì bây giờ đề tài sôi nổi là “vợ ngoài” kia!

“Sex ở ngoài, về nhà tu hành” đang là “nét văn hoá” của giới mày râu hiện nay. Ngoài ra, do áp lực công việc, mệt mỏi cả tinh thần lẫn thể xác cũng gây nên hội chứng nhược dương ngày càng gia tăng, dù có sử dụng đến Viagra thì nhiều ông chồng vẫn “trên bảo dưới không nghe” mỗi khi cùng vợ.

Mặt khác, trong quan hệ vợ chồng khó tránh khỏi va chạm, to tiếng, thiếu sự thông hiểu nhau, dẫn đến “chiến tranh lạnh”. “Đầu giường cãi nhau, cuối giường hoà thuận” giờ đây chỉ còn thích hợp với số ít cặp, còn nói chung cánh mày râu một khi đã không còn cơ sở tình cảm thì lập tức kiếm cớ lảng tránh.

Lâu dần, nhiều ông chồng khi về nhà sau bữa cơm tối liền lấy cớ “nhu cầu công việc” ôm lấy cái PC hoặc laptop, bỏ mặc bà vợ nằm đợi mãi rồi lăn ra ngủ, khi đó anh ta mới rón rén leo lên giường, hoặc tranh thủ ngủ trước khi bà vợ lên giường để trốn tránh phòng sự; hoặc nếu vợ không nghi ngờ thì nói làm ca đêm để ở lại cơ quan không về.

Cũng có một bộ phận các ông coi trọng khẩu vị, thích sự mới lạ kích thích nên hẹn giờ vào mạng hưởng thụ kiểu tình yêu qua mạng hay du ngoạn các trang websex, tìm kiếm những bạn tình mới để hẹn hò gặp gỡ, khai thác những niềm vui mới lạ.

Họ che giấu những phương thức giao lưu, liều lĩnh gạ gẫm để đạt được khoái cảm, có rất nhiều đối tượng, nhiều nội dung khác nhau để thoả mãn những ảo tưởng sex mà họ không đạt được trong cuộc sống thực.

Có thể nói không gian ảo trên mạng đã giúp nhiều ông chồng giải quyết những bế tắc về sex, khiến họ mê mẩn, không còn thiết tha gì với chuyện lên giường cùng vợ nữa.

Dĩ nhiên, phụ nữ cũng có thể ngoại tình trên mạng, cũng có những thú vui tương tự, vắng chồng cũng chẳng sao. Chính vì vậy hiện tượng hôn nhân không sex đã xuất hiện và đang ngày càng nhiều lên…

Phái Yếu Mạnh Quá!




Đó phải chăng là một lời khen, hay như tiếng than, câu cảnh báo, phản ánh những mâu thuẫn nội tại ở người phụ nữ thời nay?

Khen. Cách đây khoảng nửa thế kỷ trở về trước, người phụ nữ Việt Nam khi bước lên "xe hoa" là như được hóa thành một kẻ khác. Nếu ở bên Tây, chị em chỉ bị "mất" họ thôi, còn ở ta thì "mất" cả tên. "Mất" họ nghĩa là lấy họ theo dòng họ nhà chồng. Còn "mất" tên là được dùng chung tên chồng.

Thí dụ: cô Lúa lấy anh Ngô thì nay cô được gọi là chị Ngô, rồi bà Ngô - cái chỉ dấu cho thiên hạ biết cô như vật sở hữu của anh Ngô rồi. Cả làng nhà chồng chả bao giờ biết cô Lúa là ai cả. Đó vừa như cái "đòn phủ đầu" để các ông chồng "dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về", nhưng cũng như một biểu hiện cho sự lệ thuộc vào đàn ông ở người phụ nữ nước ta nó ghê gớm thế nào. Và tất cả cuộc sống của họ sau đó đã minh họa cho điều này. Vừa như "cái máy đẻ", nhưng vẫn phải lo nhà cửa bếp núc đủ thứ, việc đồng áng cũng không khác mấy đàn ông. Khi cha mẹ chết thì phải gào khóc rõ to vào, "lăn đường" [1] từ nhà ra mộ... để chứng tỏ cái đạo hiếu, không thì thiên hạ chê cười. Giỗ chạc thì chỉ được ăn dưới bếp, khá hơn tí thì ngồi nhà trên nhưng cũng chỉ "chiếu dưới" thôi. Còn cảnh thê-thiếp nữa, tức là chấp nhận làm vợ lẽ, hoặc chồng lấy thêm vợ hai, vợ ba... Vài ví dụ vậy, chứ còn vô vàn dẫn chứng, và tuỳ từng dân tộc, địa phương, vùng miền mỗi nơi mỗi vẻ.

Thế rồi có cách mạng, độc lập, chế độ XHCN ập đến. Xã hội thay đổi một thì chị em đổi đời mười. Những tập tục nói ở trên biến đi rất nhanh cùng cả nhiều phong tục tập quán đẹp đẽ. Và cải cách ruộng đất, được chia ruộng, được đi đấu tố địa chủ cường hào (răng đen váy đụp lại dám chỉ mặt dí đầu phú ông, quan xã mà mắng chửi té tát - chuyện cả 4000 năm lịch sử chưa bao giờ có được). Kíp đến là vào hợp tác xã, chuyện công điểm [2] , họp hành, cương vị... chị em đều được tham gia ngang với cánh mày râu. Lại còn nhiều đoàn thể nữa, nhất là có Hội Phụ nữ, luôn bảo vệ quyền lợi cho chị em để được bằng vai phải lứa với đàn ông. Thậm chí có những điều còn mới ở... "thì tương lai" thôi, nhưng đã có khẩu hiệu, sách báo, văn bản tuyên truyền cực mạnh nên chị em vẫn một lòng phơi phới tưởng như nó đang diễn ra. Không thể kể hết những thay đổi về tinh thần, cho cảm giác mạnh mẽ, tự tin, như bước chân thứ nhất giúp phụ nữ tiến lên sánh ngang nam giới - kẻ mà họ nghĩ là đã cướp mất của mình những quyền chưa hề có từ khai thiên lập địa đến giờ.

Tiếp đến là một cuộc "cách mạng thứ hai" góp phần giúp phái yếu bước cái chân thứ hai lên đỉnh cao sức mạnh. Đó là vật chất, có được nhờ nền "kinh tế thị trường". Không còn cảnh "cá mè một lứa" với những anh chàng bất tài, lười biếng nhưng vẫn cứ được hưởng lương đều nhau như ở chế độ "bao cấp" nữa, giờ chị em có thể làm bà chủ thuê mướn hàng nghìn kẻ "mạnh". Đơn giản vì ngót hai chục năm nay có kinh tế tư bản tư nhân, hàng hóa sản xuất, thu nhập của mọi người theo thị trường quyết định, không còn theo cái lối Nhà nước áp đặt, phân phối qua tem phiếu, bán rẻ nhưng không có mà mua, và lương lại cũng quá "rẻ" nữa. Mà chị em giờ được ăn học, có nhiều quyền hành ngang đàn ông, lại thêm biết tận dụng cái ưu ái với "phái đẹp", cái ưu tiên cho "phái yếu", thì đương nhiên khả năng làm kinh tế dễ ăn đứt đàn ông rồi. Đến như ở nông thôn, nghề làm lúa giảm dần, nhường chỗ cho nghề phụ, chăn nuôi, hoa màu... là những việc phụ nữ có thế mạnh (ít đòi hỏi sức vóc, cần nhiều tính bền bỉ, khéo léo). Những chị em lên thành phố làm công nhân cũng vậy, giờ đâu còn cảnh quai búa, thổi bễ như xưa, mà toàn là việc tinh xảo cần mềm mại uyển chuyển lắp ráp, đo chỉnh... Thế là các anh vai u thịt bắp chỉ có mà "xách dép" cho chị em thôi. Trong khi đó, những thay đổi về tinh thần của các chị vẫn mạnh thêm, nhưng thực hơn, thiên về phát triển cá nhân, bớt phải dựa dẫm vào tập thể như trước.

Mâu thuẫn. Thứ nhất là trong nội tại, ngay trong bản thân mỗi người phụ nữ sống trong xã hội mà nữ quyền được đề cao. Một mặt họ được (và phải) tỏ rõ là người "phụ nữ mới", tức là độc lập sống, suy nghĩ, nhưng mặt khác họ lại cảm thấy nếu vậy thì những thiên chức, bản tính phụ nữ trong họ mất đi nhiều, tỉ lệ nghịch với cái sức mạnh của mình. Họ thấy cuộc sống căng thẳng quá, lúc nào cũng như phải lên gân. Người xưa dạy "lạt mềm buộc chặt", thật là hợp với cái "vai" của phụ nữ thời nay, nhưng lại không dễ áp dụng chút nào. Nhiều chị em muốn "buộc chặt" nhưng lại bị "cứng" quá, không biết làm thế nào cho "mềm". Vậy là sinh đứt gãy, đổ vỡ. Lại có những chị em bẩm sinh rất có bản lĩnh, tài năng, thêm "thiên thời, địa lợi", nên thành đạt. Nhưng họ bị thiệt thòi là đàn ông nhìn vào chỉ có "kính" thôi, mà không dám... yêu (các anh bị chạm tự ái). Mặc dù nhiều khi rất cố phát triển những nữ tính khác như cười tươi, ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng khổ nỗi là người ta cứ thấy tiện lấy... tiền làm thước đo mọi thứ. Thế là khó! Thứ hai là mâu thuẫn với lực lượng đang bị mất dần quyền lực - cánh mày râu. Các vị này từ chỗ nhận ra mình có vẻ bị coi thường, nên phát sinh vô vàn phương cách, cả có ý thức lẫn "vô thức", để níu kéo, giành lại nam quyền của mình. Nhẹ thì đá thúng đụng nia, "chiến tranh lạnh", nặng hơn thì "giận mất khôn", thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cao trào là các vị bắt đầu bí mật đi tìm những người đàn bà đích thực của mình mà họ cho là có "nữ tính", biết "trọng nhân tài" hơn. Thế là phái mạnh ngày càng yếu đi vì thêm cái tai tiếng giăng hoa, vũ phu (muốn chứng tỏ mình mạnh về... chân tay, chứ không phải cái đầu. Nên trong ly hôn, do bạo hành cũng chiếm đến 1/3 [3] ).

Phải nói là có rất nhiều khía cạnh sâu xa thuộc về lĩnh vực tâm sinh lý, xã hội mà đòi hỏi các nhà khoa học phải rất công phu và được mạnh dạn trao đổi thì mới có thể giúp giải bớt cái mối mâu thuẫn này. Cũng như để cho những Luật như Bình đẳng giới [4] , Phòng chống bạo hành trong gia đình... có tác dụng thực tế hơn, tránh những điều khoản chung chung mang tính động viên, tuyên truyền.

Than. Là về nỗi khổ của xã hội nói chung khi mà phái yếu lại có vẻ như mạnh quá. Bởi vì cái gì dù hay, dở, cũng có mặt trái của nó, nếu ta không nhìn trước ngó sau, lúc nào cũng phơi phới "tiềm tin chiến thắng" là rất dễ loá mắt mà vấp ngã.

Trước hết là khổ cho chính phái yếu. Như "cưỡi lưng hổ". Chị em được đánh giá là không thua kém gì đàn ông, được cho nhiều quyền hành quá mạnh (so với xưa), thế là đương nhiên phải chứng tỏ cái gì chứ, nếu không thì thành kẻ... "lạc hậu". Nhưng khốn nỗi là đâu có thể nhanh được, thói quen cả xã hội ăn vào máu hàng nghìn năm rồi, giờ mới có mấy chục năm, nó phải từ từ chứ. Đơn cử như: trong khi vẫn phải bận lo đẻ con này, phải cho con nó bú mớm nữa, mà kinh nhất là tháng nào cũng tự hành mình đến... đổ máu (hao tổn phải bằng mấy khủng bố bên I-rắk), thế thì làm sao rảnh tay để ra tranh giành lợi, quyền với các ông lộc ngộc được (các khoa học gia loay hoay mãi vẫn chưa nghĩ ra cách san bớt mấy cái khổ ải này cho cánh đàn ông). Vậy là gay rồi! Nên nhiều lúc chẳng việc nào làm được đến nơi đến chốn. Mà người trên "lưng hổ" rồi thì cứ phải ngậm tăm, cấm có dám kêu ca gì, làm cho người chưa được lên "cưỡi" vẫn thấy vừa tủi vừa ham.

Với phái mạnh, rất đơn giản, cái khổ là ở chỗ xưa nay các vị quen coi chị em như thuộc diện sở hữu của mình rồi, giờ thoắt cái lại thấy đã lên trên, không còn trong vòng tay. Vừa mất đi kẻ để sai khiến, mà đôi khi cần được vỗ về, săn sóc cũng khó quá. Thật khó chịu. Dần dà, nhiều anh sinh ra tự ti, tưởng mình kém cỏi. Ngược lại, có những anh phản ứng, đòi trở lại cái "thể chế" cũ. Có anh lại kiểu lúng... túng làm liều, kiếm tiền bất chấp nguy hiểm để thể hiện "bản lĩnh đàn ông". Thế là đời vào ngõ cụt thêm. Hoặc có những anh tuy kiếm tiền kém nhưng cái chữ nghĩa nó lại khá, một yếu tố vô cùng quan trọng dài lâu cho xã hội và gia đình, nhưng vẫn bị vợ coi là diện vô tích sự (vì cái thứ chữ nghĩa thời nay vẫn bị coi là rất rẻ, chưa kể nó còn phải chịu thêm đủ thứ bầm dập của bao nhiêu cuộc bể dâu nữa). Những anh này còn nhìn được nhiều điều sâu xa hơn, ví như: chị em hơi bị giống cái xe máy còm mà lại phải dấn hết ga hết số cho nhanh, rất nguy hiểm. Nhưng oái oăm thay, nhiều chữ mà ít tiền, quyền, mấy ai tin vào lời anh nói? Từ đó, những điều anh ta đem ra dạy con trẻ cũng "mất thiêng" đi, "trụ cột" lung lay, con cái hư hỏng, trật tự gia đình rối tung cả.

Cũng từ đây, một điều đáng lo hơn khi người đang "mạnh" lên và kẻ bị "yếu" đi cùng bị cuốn vào cuộc ganh đua thì người già và con trẻ dễ bị bỏ rơi. Người già khó thích ứng kịp với cảnh ngày càng cô độc và kém được tôn trọng (con dâu "phê bình" bố chồng xơi xơi chẳng hạn). Con trẻ thì dễ bơ vơ, bị phó mặc cho những môi trường thậm chí mong manh hơn - nhà trường, xã hội. Một khi gia đình tan vỡ, họ mới là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề mà sức chịu đựng lại rất kém.

Cảnh báo. Có vẻ như thế giới này đang thay đổi rất nhanh cái "cán cân quyền lực" giữa nam và nữ. Tựa câu nói "âm thịnh dương suy". Cái thay đổi đó có vẻ đi liền với xã hội công nghiệp và tiêu thụ. Nước ta chưa có cuộc điều tra xã hội học, nhưng ở Mỹ đã tính được, hiện có tới trên 50% phụ nữ ở tuổi lập gia đình nhưng đang sống độc thân (gồm người chưa có và người đã có gia đình nhưng tan vỡ). Vậy đương nhiên số đàn ông độc thân, dù không lớn bằng, nhưng cũng rất cao. Một thế giới đang ít đi rất nhanh những gia đình theo đúng nghĩa truyền thống, nhiều hơn những đứa con không cha, không mẹ. Mà một nguyên nhân quan trọng là từ những người phụ nữ có khả năng, thích, hoặc buộc phải sống độc lập, trong khi những người đàn ông đang phải cố quen dần việc bớt đi quá nhanh cái tâm lý cố hữu rằng mình là trụ cột gia đình. Những thiên chức của người phụ nữ rồi sẽ được chuyển dần sang cho đàn ông, cho máy móc và dịch vụ, họ sẽ được rảnh tay để thể hiện sức mạnh từ cái tưởng là yếu của mình.

Vậy phải chăng rồi sẽ trở lại một thời kỳ dần dần có nhiều hơn những gia đình đầy đủ vợ chồng con cái, có điều ở đó, người vợ mới là trụ cột của gia đình - hình thành nên một xã hội "mẫu hệ"? Mà kỷ nguyên này đang như một bước chuyển tiếp dữ dội, với hệ quả là gia đình - hạt nhân chính của xã hội - chỉ trong ngót một trăm năm thôi đã khác hẳn với nó suốt hàng nghìn năm trước (đảo lộn, kém bền chặt, tan vỡ... một trong những tác nhân chính cho những hệ lụy tha hóa đạo đức xã hội). Người phụ nữ đang mang cảm giác được giải phóng mạnh mẽ chưa từng có, từ cả hai mô hình xã hội - cộng sản và tư bản (khác hẳn phong kiến) - một cho họ viễn cảnh huy hoàng xa xăm, một bằng hấp lực hào nhoáng thực tại. Cảm giác đó có lẽ đã lấn át mối lo lớn, rằng họ đang phải đối mặt với một bài toán chọn lựa nan giải cho chính mình: đó là sự dung hòa giữa địa vị và trách nhiệm, gia đình và xã hội.

Nguyễn Hữu Vinh

[1] Tức là di chuyển bằng cách lăn trên đường như con lăn.
[2] Tựa như mức lương.
[3] Trong số 7372 vụ ly hôn/8 năm tại Hà Nội (Lao động Online 31-12-2006)
[4] 12-12-2006.

Chuyện Lạ Bốn Phương


NGƯỜI THỢ MÁY 99 TUỔI
NHƯNG VẪN LÀM VIỆC TỐT!
Người thợ máy xe hơi lớn tuổi nhất ở nước Anh vẫn đang làm việc toàn thời gian - ở tuổi 99. Theo bản tin của tờ The Sun, cựu Thượng sĩ Đệ nhị Thế chiến Buster Martin chịu trách nhiệm bảo trì một đoàn xe van gồm 100 chiếc cho một công ty máy bơm. Ông cụ này về hưu khi 97 tuổi nhưng chỉ sau ba tháng ông đã nạp đơn xin làm công việc này trở lại bởi vì không chịu nổi sự nhàm chán của cái cảnh giữ nhà cho vợ. Ông Martin nói rằng: “Tôi sẽ làm việc cho tới ngày nhắm mắt - ngày đó tôi nghĩ sẽ là khi tôi được 125 tuổi. Tôi rất thích bận rộn và chỉ huy những người trẻ tuổi.” Ông cụ này được 100 tuổi trong tháng Chín này, mỗi ngày ông đều tập tạ và đi bộ tới thư viện đọc sách.

CÁI CONDOM CỔ XƯA
NHẤT THẾ GIỚI GẦN 370 TUỔI!
Cái condom cổ xưa còn sót lại của thế giới sẽ được trưng bầy trong một viện bảo tàng ở Áo. Cái bao condom có thể dùng lại được này (reusable) đã có từ năm 1640 và còn nguyên vẹn. Cuốn sách chỉ dẫn cách sử dụng nó cũng còn nguyên và được viết bằng chữ Latin. Cuốn sách đề nghị người sử dụng nên ngâm cái condom này vào sữa tươi trước khi dùng để tránh bệnh tật. Được tìm thấy ở Lund, Thụy Điển, vật cổ hiếm quý này được làm bằng ruột heo và là một trong số 250 vật cổ liên hệ đến tình dục được trưng bầy tại Tirolean County Museum ở Áo trong mùa hè năm nay.

CON CHÓ BỊ RƠI XUỐNG VỰC 170 MÉT NHƯNG VẪN AN TOÀN!
Một con chó Jack Russell đã thoát chết như một phép lạ sau khi bị rơi xuống một vực sâu 170 mét. Người chủ, ông Martin Coombes, đã nhìn thấy con Russell sáu tuổi này phóng qua một gờ núi đá khi rượt theo một con thỏ rừng, con thỏ đã kịp thời vòng lại trước khi tới bờ vực. Một nhân viên kiểm lâm đã dùng ống nhòm tìm thấy con chó này nằm bất động ở dưới đáy vực Tenneyson Down, trên hòn đảo Wight. Thế nhưng dù bị rơi xuống vực sâu như vậy, con Russell này chỉ bị choáng váng, bị sứt môi và một móng chân bị gẫy. Ông Martin, 51 tuổi, nói rằng: “Khi nhận được lời nhắn trên máy vô tuyến con chó không sao cả, chỉ bị sây sát sơ sơ, tôi không thể tin được như vậy.”

XÁC CHẾT THẬT TẠI HIỆN TRƯỜNG PHẠM TỘI GIẢ!
Các học sinh thuộc một khóa tội phạm học mùa hè ở Florida đã một phen hết hồn khi khám phá một xác chết thật tại một hiện trường giả tạo. Theo bản tin của tờ Sun-Sentinel, xác chết của một người đàn ông được tìm thấy trong một chuyến thực nghiệm bởi một nhóm học sinh trung học từ Fort Lauderdale. Trong hơn 20 năm, cô giáo Sue Messenger đã chỉ đặt các bộ xương người bằng cạc-tông với nhiều lỗ đạn, các con dao giả và một số chứng cớ khác tại các hiện trường phạm tội giả. Cô Messenger nói rằng: “Tôi nghĩ các học sinh đã rất sửng sốt và không thể nào tin điều hết sức kỳ quặc này.” Cảnh sát sau này đã nhận diện được xác chết này là của một người đàn ông vô gia cư 45 tuổi. Một cuộc giảo nghiệm tử thi vẫn chưa có kết quả nhưng cảnh sát không nghi ngờ có hành động bạo lực giết người.

CẢNH SÁT HỌC NGÔN NGỮ MỚI ĐỂ NÓI CHUYỆN VỚI CHÓ!
Cảnh sát Anh đã bị buộc phải học ngôn ngữ Hòa Lan - bởi vì ba con cảnh khuyển mà họ tuyển chọn hoàn toàn không hiểu một chữ tiếng Anh nào cả. Ba nhân viên cảnh sát Somerset đã du hành đến Hòa Lan để tuyển chọn các con chó này, sau khi họ không thể tìm được các con chó với những phẩm chất tốt nhất ở Anh. Thế nhưng có một vấn đề ngôn ngữ mà họ phải vượt qua. Giờ đây các cảnh sát viên điều khiển ba con chó này có thể đưa ra những mệnh lệnh bằng tiếng Hòa Lan rất lưu loát. Ba con Bẹc-giê này đã được huấn luyện là cảnh khuyển ở quê hương của chúng. Trung sĩ Hardy Hussain nói rằng: “Công việc tuyển chọn ba con The Professor, Amigo và Dutch cho thấy rằng chúng tôi sẽ làm bất cứ gì để chắc chắn có thể điều khiển những con chó có năng lực cao nhất này.”

NGƯỜI ĐÀN ÔNG PHÙ PHIẾM NHẤT ĐẤT NƯỚC ANH!
Một nhà triệu phú Anh đã mua toàn bộ một khu nghỉ mát vùng bờ biển Bulgaria và lấy tên của ông ta để đặt cho nó. Scott Alexander, 31 tuổi, đã trả số tiền 3 triệu bảng Anh để mua thị trấn này và nói rằng cư dân địa phương rất vui mừng sau khi nó được đổi tên thành Alexander. Ông ta từ chối tiết lộ cái tên nguyên thủy của nó nhưng xác nhận: “Tôi quyết định gọi nó là Alexander vì cái tên bằng tiếng Bulgaria rất khó đọc.”

Nhà triệu phú này, được mô tả là người phù phiếm nhất nước Anh, đã dùng cả một bức tường của căn Penthouse để vẽ bức chân dung của ông ta, tốn kém hơn 100,000 bảng Anh. Ông ta làm chủ một chiếc xe Rolls Royce Phantom, một chiếc xe thể thao Lamborghini, một chiếc Ashton Martin và một chiếc Porsche, và thú nhận chi 15,000 bảng Anh một tháng để mua sắm quần áo. Hai lần một ngày ông ta tự chích chất hóc-môn, với tốn kém hàng năm lên tới 100,000 bảng Anh.

Ông ta khẳng định lần mua sắm mới nhất này là một sự đầu tư rất an toàn: “Bulgaria chắc chắn là một đất nước đầy hứa hẹn. Tôi nghĩ sẽ có một sự bùng phát địa ốc rất lớn ở đó. Nó có các bờ biển vàng, thời tiết không nóng trong khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười, thức ăn thì tuyệt vời và cũng rất rẻ.”

TRẠM XE LỬA LỚN NHẤT ÂU CHÂU CHỈ CÓ MỘT DẪY TOILET!
Những người điều hành trạm xe lửa lớn nhất Âu Châu thú nhận sai lầm của họ vì đã xây chỉ có một dẫy toilet. Các hành khách tại trạm xe lửa mới nhất của Bá Linh trị giá gần 1 tỷ đô-la đã than phiền về việc phải sắp hàng rất lâu để đi toilet. Mỗi ngày có khoảng 30,000 người sử dụng trạm xe lửa nhiều tầng này, và nó cũng thu hút rất nhiều người mua sắm và du khách đến. Phát ngôn nhân của trạm xe lửa này nhìn nhận vấn đề thiếu nhiều phòng vệ sinh, nhất là dành cho phụ nữ. Ông ta nói rằng: “Chúng tôi nhận thấy có vấn đề và đang hoạch định xây thêm một dẫy toilet mới càng sớm càng tốt.”

TRAO VỢ ĐỂ TRỪ NỢ!
Một người chồng ở Romania đã giao bà vợ của ông ta cho chủ nợ để trừ nợ. Emil Lancu, từ tỉnh Tlghisu Nou, đã trao người vợ Daniela cho ông già 72 tuổi Jozef Justien Lostrie khi ông ta đến nhà để đòi số tiền 3500 đô-la. Lancu nói rằng: “Tôi không có tiền để trả món nợ này và khi tôi được ông Lostrie bảo ông ta sẽ bắt vợ tôi để trừ nợ. Tôi rất lo sợ và đã ký giấy đồng ý để Daniela về sống với ông ta.” Tuy vậy Daniela nói rằng sự thỏa thuận này hóa ra rất tốt cho bà ta: “Trước đây tôi phải nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cho ba đứa con, trong khi Emil chẳng làm gì cả. Giờ đây tôi được đối xử như một người khách và hiếm khi phải làm việc.”

CON CHÓ CHẠY THEO MÁY BAY TRÊN PHI ĐẠO!
Một cặp vợ chồng đã ra lệnh cho một chiếc phi cơ ngừng lại ngay khi nó chuẩn bị cất cánh - sau khi nhìn thấy con chó kiểng của họ chạy nhảy trên phi đạo. Hai ông bà Terry và Susan Smith, cả hai đều 58 tuổi, đang chuẩn bị bay tới Lanzarote để tạo lập một cuộc sống mới thì bất chợt họ nhìn thấy con Poppy đang rượt theo một nhân viên an ninh phi trường. Họ đã yêu cầu viên phi công phải ngưng cất cánh chiếc Boeing 767 và nhẩy xuống khỏi phi cơ để giúp bắt lại con chó spaniel tại phi trường Manchester.

Hai ông bà Terrey và Susan đã trả $1500 đô-la để Poppy và con Pelayo (con này loại collie) được du hành trong một cái cũi ở khoang hành lý của phi cơ. Nhưng con Poppy đã cắn đứt sợi dây cột và thoát ra khỏi cái cũi khi chiếc phi cơ chuẩn bị chạy ra phi đạo. Chiếc phi cơ này đã cất cánh 15 phút sau đó không có ông bà Smiths và họ phải tốn thêm $800 đô-la cho chuyến bay khác sau khi con Poppy bị cách ly suốt đêm hôm đó.

Ông Terry, tài xế xe vận tải về hưu, nói rằng: “Chúng tôi đã ngồi trong ghế sẵn sàng để cất cánh và vui thích mong đợi một đời sống mới thì bất chợt nhìn thấy con Poppy chạy lăng xăng trên phi đạo. Chúng tôi đã yêu cầu viên phi công ngưng cất cánh và đã nhảy xuống đất để giúp bắt lại nó sau hơn 10 phút rượt đuổi. Con Poppy rất sợ hãi bởi tiếng động của phi cơ và không để bất cứ ai đến gần nó. Lúc đó chúng tôi thật sự hết sức lo lắng cho nó.” Công ty vận chuyển thú vật Animal Airlines nói rằng đây là lần đầu tiên một con chó đã thoát khỏi cũi trong suốt 40 năm hoạt động của họ.

Moulin Rouge PARIS





Khi nói đến Paris, không thể không nói đến những hộp đêm sang trọng nổi tiếng như: Lido, Crazy Horse, Moulin Rouge. Ba hộp đêm này có những sắc thái khác biệt nhau, khác biệt về lối trình diễn những màn vũ, cũng như trang cách trang trí sân khấu .v.v.

Hộp đêm Lido đã có từ 60 năm nay, đây là biểu tượng sự sang trọng và lịch sự, với đoàn vũ 60 nam và 42 nữ vũ công. Tiêu chuẩn chiều cao các vũ công, nam 1,83m, nữ 1,75m. Người ta đếm nơi đây có 600 bộ áo quần lộng lẫy. Ngoài 102 vũ công, trong hộp đêm Lido có thêm 400 nhân viên làm việc trong đó kể cả nhân viên về kỹ thuật sân cũng như người phụ trách áo quần cho vũ công thay đổi v.v. Lido chứa được 1.150 khách. Khách vào phải mặc áo vết và mang cà vạt, nếu khách quên, sẽ có nhân viên đưa cà vát cho mượn. Trước khi ra về, khách trả cà vạt lại cho nhân viên.

Hộp đêm Crazy Horse (được 56 tuổi) một biểu tượng cho sự gợi cảm một cách tinh vi và nghệ thuật với 20 nữ vũ công biểu diễn những màn vũ nghệ thuật gần như là khoả thân, và đặc biệt nhảy theo màu sắc của ánh đèn. Nơi đây sẽ cho bạn một bầu không khí giải trí 1giờ 35 phút, với những màn biểu diễn vũ điệu taboo, bạn cảm thấy bị thu hút từ màn đầu cho đến màn cuối. Hộp đêm Crazy Horse nằm trong khu Champs Elysées.

Hộp đêm Moulin Rouge (118 tuổi) tuy là một hộp đêm ca vũ nhạc, nhưng là biểu tượng một khiá cạnh về văn hoá của Paris. Nói đến Moulin Rouge người ta nghĩ ngay đến Paris về đêm. Trước mặt tiền của hộp đêm có một nhà máy xay lúa đặt trên nóc với cánh quạt gió, nhấp nháy đang quay bằng những ánh đèn néon đỏ, ngay trung tâm khu phố hợp thời trang. Những cảnh trang trí trên sân khấu Moulin Rouge huy hòang lộng lẫy ( nơi đây có 1000 bộ áo quần ). Vũ điệu sống động luôn luôn đổi mới, và những nữ vũ công xinh đẹp được mệnh danh là Doris Girl. Vũ điệu đặc biệt luôn luôn mở đầu chương trình là điệu vũ French Cancan (màn vũ biểu tượng của Moulin Rouge) với váy xòe nhiều lớp 3 màu (màu cờ Pháp), xanh, trắng, đỏ, (không bao giờ thay đổi). Những bài hát trình diễn nơi đây hết 80% là bài hát của Pháp, có khỏang hơn 100 nghệ sĩ trình diễn, trong đó có 60 nữ vũ công (luôn luôn 60 nữ vũ công) Đoàn vũ biểu diễn liên tục trong hai tiếng đồng hồ, với 9 lần thay đổi áo quần mới lạ làm cho khách đến chóa mắt, và cách trang điểm đều giống nhau, đôi khi khách có cảm tưởng họ là những cặp chị em sinh đôi.

Ngoài điệu vũ French Cancan có màn vũ then chốt là bồn cá lớn với các mỹ nhân ngư. Khách đến Moulin Rouge lúc nào cũng đầy ở mức độ 100/100. Hộp đêm này tiêu thụ rượu champagne với một số lượng trung bình 350.000 chai mỗi năm. Trong phòng chứa được 850 khách. Hộp đêm Moulin Rouge trình diễn mỗi đêm ba xuất, bắt đầu từ 6 giờ 30. Moulin Rouge cũng đã tiếp đón những nghệ sĩ nổi tiếng như : Frank Sinatra, Joséphine Baker, Jane Avril, Edith Piaf. Mới đây, Moulin Rouge đã được lồng vào phim với vai chính là Nicole Kidman.

Những cô gái trẻ đến từ khắp nơi với giấc mơ được tuyển vào đòan vũ công MouLin Rouge. Trước khi vào đây, phải qua một cuộc thi tuyển thật gắt gao. Mỗi lần tuyển, người ta chỉ nhận vài vũ công trên số khỏang 300 người. Lúc đầu, thí sinh được quyền mặc quần áo thun bó sát để nhảy biểu diễn qua cuộc thi khảo sát. Sau khi bị lọai ra khỏang 9/10. Số được tuyển còn lại, được yêu cầu nhảy với một string nhỏ xíu để giám khảo kiểm sóat cả thân hình, nhất là mông và ngực, tuyệt đối đôi chân và mông không được có vết thẹo hay vết nám. Chiều cao trung bình 1,75. Một số thí sinh trình độ nhảy múa giỏi, có thân hình đẹp, nhưng hơi ốm, hay hơi mập cũng bị loại. Thí sinh khi trúng tuyển, có nơi ăn chốn ở, và có số lương 2.500 euro mỗi tháng.

Người tuyển chọn thí sinh cho Moulin Rouge là cựu nữ vũ công gốc người Mỹ, nổi tiếng trong đoàn trước kia. Ngòai việc tuyển chọn thí sinh bà còn huấn luyện các màn vũ nữa. Những vũ công khi được thâu nhận làm việc ở đây, đối với họ là một điều may mắn, ngay cả khi thôi việc họ vẫn lấy làm hãnh diện. Mức độ làm việc ở đây gần như không ngừng với sự huấn luyện nghiêm khắc, và mỗi tuần chỉ được nghỉ một ngày, nên các vũ công không dễ có một cuộc sống gia đình được. Một số vũ công may mắn có chồng giàu sang thì nghỉ viêïc, một số vũ công khác thì muốn chuyển nghề. Nhưng muốn chuyển nghề cũng không phải dễ, một khi đã quen với ánh đèn màu, với những tràng pháo tay ngưỡng mộ. Chỉ có một số ít đã thành công trong việc chuyển nghề như: điêu khắc, kịch sĩ hay là giáo sư dạy vũ...

Điệu nhảy French Cancan
Vào năm 1850 một nữ vũ công chế ra một điệu nhảy mới với điệu giựt nhanh theo lọai nhạc Offenbach. Mười năm sau, lọai nhảy này biến thành French Cancan nhờ ông Charles Morton chế biến thêm: vũ công khi nhảy, thỉnh thoảng hất váy thật cao ở phía trước, rồi xoay người, đưa lưng về phiá khán giả, cúi rạp người, vén váy phiá sau thật cao, rồi quay người lại lần lượt đưa cao chân này đến chân kia, nhảy thật cao để buông mình rơi xuống sàn nhảy với hai chân dang rộng, chân trước với chân sau tạo thành một đường thẳng.

Những vũ công được mệnh danh Doris Girl.
Doris, một cô gái gốc người Đức, thủa nhỏ đã mơ đến chuyện nhảy múa, lén cha mẹ đi học vũ cổ điển. Sau khi tốt nghiệp, Doris ghi tên học thêm khóa huấn luyện viên về vũ. Ngoài việc học ở nhà trường, Doris viết báo để có thêm tiền trả lệ phí cho khoá học này. Sau khi có mảnh bằng huấn luyện viên trong tay, Doris nghĩ ngay đến Moulin Rouge tại Paris, và Doris đến Paris đã được nhận làm vũ công tại Moulin Rouge. Trong thời gian đầu, nhảy múa, bắp thịt đầu gối và khủyu tay của Doris không chịu nổi những vũ điệu giựt mạnh, nên Doris xin qua một hộp đêm khác. Hộp đêm này đã nhận Doris làm trưởng đòan vũ. Không bao lâu, Doris đã tạo nên một nhóm vũ công với những màn vũ độc đáo.

Trước những thành công của Doris, Moulin Rouge mời Doris trở về lại Moulin Rouge với tư cách huấn luyện viên đoàn vũ. Thành công đến ngay với những màn vũ, nhất là điệu French Cancan đổi mới, do Doris tung ra vào năm 1961. Tiếng đồn vang dội khắp nơi, ngòai công việc phụ trách đoàn vũ ở Moulin Rouge, Doris được mời để huyấn luyện đoàn vũ tại Luân Đôn, Vienne, Tokyo. Người ta không thể ngờ Doris đã thành công hơn điều người ta tưởng. Cho đến bây giờ, các vũ công trong hộp đêm Moulin Rouge tiếp tục phát huy những tinh hoa của Doris truyền lại.

Tại sao Moulin Rouge?
Moulin Rouge có truyền thống lâu đời được ông Josseph Oller (chủ nhân của rạp Olympia ở Paris) xây vào ngày chủ nhật 6/10/1889, tại vùng ánh sáng đỏ Pigalle trên đại lộ Clichy thuộc quận 18 (gần khu Montmartre). Vào thủa xa xưa ở nước Pháp, mỗi vùng đều có một nhà máy xay lúa, với bốn cánh quạt gió lớn. Do đó, nhà máy xay lúa bằng gió là một hình ảnh quá quen thuộc đã đi vào tiềm thức của dân gian. Ông hoạ sĩ Lautrec đã có sáng kiến để cho mọi người dễ nhớ bằng cách dựng trên nóc của hộp đêm một nhá máy xay nhỏ để làm biểu tượng và cũng là tên của hộp đêm và Moulin Rouge để lại trong lòng khách một ấn tượng đẹp, có ý nghĩa, khó quên.

Bích Xuân
bichxuanparis@yahoo.com

3 Ngộ Nhận Khi Chữa Chứng Liệt Dương


Bạch truật.

Nhiều người cho rằng khi bị bất lực thì không nên sinh hoạt tình dục. Thực ra, việc yêu đương với mức độ vừa phải có tác dụng "kích hoạt" khả năng tình dục của bạn. Nếu "nhịn hẳn", khả năng đó sẽ "lịm" luôn.

Khi cơ thể suy yếu thì việc tiết dục là hết sức cần thiết để bảo tồn tinh khí và giữ gìn sức khỏe. Tuy vậy, ngoại trừ những trường hợp bị bất lực ở mức độ nặng, nghĩa là không thể “hành sự” được, còn với mức độ nhẹ và vừa thì vẫn nên duy trì sinh hoạt tình dục với tần số thích hợp. Điều này không chỉ có tác dụng giải tỏa về mặt tâm lý mà còn tạo ra những kích thích có tính hưng phấn, rất cần cho sự phục hồi dương sự.

Theo y học cổ truyền, việc ái ân có thể khơi thông ngũ tình, làm cho can khí thông suốt, tâm huyết điều hòa. Nếu tuyệt dục lâu ngày thì can khí không điều hòa, khí huyết ứ trệ, từ đó mà không đạt được mục đích dưỡng sinh. Ngay cả với những trường hợp bất lực ở mức độ nặng, nếu như không có sự gần gũi với người khác giới, không có sự động viên, khích lệ, ve vuốt của người bạn đời thì dẫu cho thuốc có hay đến mấy thì kết quả trị liệu cũng rất hạn chế.

Bất lực nghĩa là thận hư?

Từ quan niệm sai lầm này mà nhiều quý ông khi có trục trặc về dương sự là lập tức đi cắt thuốc bổ thận, có khi bệnh càng nặng thêm. Thực ra, theo y học cổ truyền, chứng bất lực có nhiều nguyên nhân như: tình chí uất kết (yếu tố tâm lý, tình cảm), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), lục dâm xâm nhập (các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như hàn, thấp...), phòng sự quá độ (sinh hoạt tình dục bừa bãi), niên cao thể nhược (tuổi cao sức yếu), cửu bệnh sở luỵ (bị bệnh lâu ngày), bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền, tật bệnh từ nhỏ)...

Do đó, biện pháp trị liệu cũng không giống nhau. Phần lớn nguyên nhân gây nên bất lực là do yếu tố tâm lý tình cảm (tình chí uất kết), tác động trước hết đến các tạng như can, tâm và tỳ, tạo nên những thể bệnh như can khí uất kết, tâm tỳ lưỡng hư...

Chỉ cần dùng thuốc bổ thận tráng dương
là chữa khỏi chứng bất lực?

Sự ngộ nhận này là hệ quả tất yếu của quan niệm sai lầm vừa kể trên; nó khiến cho những người đàn ông "yếu" sùng bái thuốc tráng dương, cường dương, vô tình trở thành "con mồi" của các lang băm. Nhiều ông lang vô tình hoặc cố ý khuếch đại về công dụng của thuốc bổ thận tráng dương khiến cho “con bệnh” vì quá tin mà lạm dụng. Hậu quả là, bệnh trạng của người bệnh không những không được cải thiện mà có khi còn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lở loét miệng, chảy máu chân răng, mụn nhọt, khô miệng, tăng huyết áp...

Đối với những người bị bất lực do dùng tân dược chữa tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, đái đường... thì việc dùng nhầm hoặc lạm dụng các thuốc cường dương.

4 Bài Thuốc Chữa Liệt Dương

Theo Đông y, có 3 nhóm nguyên nhân gây liệt dương: cơ thể suy nhược (tâm tỳ hư), rối loạn thần kinh chức năng (thận hư) và viêm nhiễm hệ tiết niệu sinh dục kéo dài (thấp nhiệt tích trệ). Đơn thuốc được kê tùy theo các nguyên nhân này.

Liệt dương do suy nhược cơ thể

Thể này hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính về tiêu hóa hoặc hệ thống tuần hoàn. Ngoài triệu chứng liệt dương, bệnh nhân còn có biểu hiện da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít, thảng thốt, tinh thần bất an, đoản hơi, đoản khí.

Bài thuốc: Nhân sâm, long nhãn, bạch truật, phục thần mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ, đương quy, toan táo nhân mỗi thứ 16 g, mộc hương 6 g, viễn chí 6 g, cam thảo 4 g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày thì nghỉ 10 ngày, liên tiếp trong 3 tháng.

Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng

Thể này do hoạt động tình dục quá độ, thủ dâm gây ra.

Nếu do thận âm hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương, di tinh, hoạt tinh, người gầy, da khô, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngủ ít. Dùng bài thuốc: thục địa 16 g, sơn thù, trạch tả, đan bì mỗi thứ 8 g, hoài sơn, phục linh, kỷ tử, nhục thung dung, ngũ vị tử, trâu cổ, long nhãn mỗi thứ 12 g. Ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày, trong 3 tháng liên tiếp.

Nếu do thận dương hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn), di tinh, hưng phấn giảm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh. Dùng bài thuốc: thục địa, thỏ ty tử, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, lộc giác giao mỗi thứ 120 g, làm viên hoàn, ngày uống 30 g.

Liệt dương do viêm nhiễm

Hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh có triệu chứng: liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ.

Bài thuốc: hoàng bá nam 20 g, ý dĩ, trâu cổ mỗi thứ 16 g, mạch môn, kỷ tử, thục địa, ích trí nhân, ô dược, ngưu tất mỗi thứ 12 g, tỳ giải 24 g, sắc uống ngày 1 thang, uống 20 thang trong 1 tháng.

Chú ý: Trong thời gian uống thuốc, cần tránh quan hệ tình dục.

BS Khang Ninh
Sức Khỏe & Đời Sống

Giải Phẫu Thẩm Mỹ và Văn Hóa


BS. HỒ ĐẮC DUY

Trong xã hội ngày nay (và có thể cả trong thời tiền sử), hầu như mỗi chúng ta, ít nhiều đều không hài lòng với hình thức của mình. Người thì thấy tai mình vểnh quá, người lại lo lắng đến cái mũi quá dài hay quá thấp…

Lịch sử của thân thể là cả một quá trình phấn đấu để vượt qua chính mình. Ngay từ xa xưa, con người đã không ngừng nỗ lực đấu tranh để xóa bỏ những hạn chế của thân thể thông qua chính trị, nghệ thuật, tôn giáo,… Giải phẫu thẩm mỹ có thể xem là một món quà huyền diệu của khoa học. Nhưng cần phải đặt nó trong lý tưởng thẩm mỹ và bối cảnh văn hóa cụ thể của một dân tộc, hơn là sản phẩm lai căng thể hiện sự đầu hàng trước một nền văn hóa ngoại lai.

Giải phẫu thẩm mỹ, một dịch vụ “liên tục phát triển”

Theo những số liệu thống kê vài năm gần đây cho thấy, chỉ riêng tại Mỹ, vào năm 1981 đã có 296.000 trường hợp giải phẫu thẩm mỹ; Năm 1984, con số này tăng lên 477.700; 10 năm sau (1994) là 1,3 triệu. Năm 1995, có hơn 825.000 ca giải phẫu sửa mặt. Năm 1996, cứ trung bình 150 người thì có một người tìm đến giải phẫu thẩm mỹ. Những khách hàng giải phẫu cũng ngày càng trẻ hơn. Phụ nữ châu Á ở Mỹ thường sửa mắt từ một mí thành hai mí. Ở Brazil, nhiều gia đình giàu có thường khuyến khích con gái giải phẫu ngực (làm cho nhỏ hơn) để phân biệt với những thiếu nữ thuộc thành phần nghèo khó trong xã hội.

Tuy nhiên, các nhà tâm lý nhìn nhận hiện tượng này khác hơn. Qua nhiều nghiên cứu và dẫn chứng về việc áp dụng phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi những đặc tính liên quan đến chủng tộc, các nhà tâm lý học giải thích giải phẫu thẩm mỹ sở dĩ phát triển là do lòng khát khao chinh phục các nhược điểm về hình thể của con người, bắt nguồn từ sự thống trị của một lý tưởng thẩm mỹ đang thịnh hành trong một sắc dân, thành phần kinh tế hoặc quyền lực nào đó. Điều này giải thích tại sao nhiều phụ nữ Á đông sống trong xã hội phương Tây có khuynh hướng nhuộm tóc vàng, để tự đồng hóa với lý tưởng về cái đẹp của phụ nữ bản xứ.

Vài nét về lịch sử phát triển của ngành giải phẫu thẩm mỹ

Qua nghiên cứu các sách giáo khoa về giải phẫu, tiểu thuyết, tác phẩm điêu khắc và các trang web trên mạng internet hiện thời, chúng ta có thể khái quát lịch sử của ngành giải phẫu thẩm mỹ. Ngay từ thế kỷ thứ 16, một số nhà giải phẫu đã cố gắng hồi phục lại mũi của những bệnh nhân bị biến dạng do bệnh giang mai. Thời đó chưa có thuốc khử trùng và gây mê, nên phẫu thuật này rất nguy hiểm và cực kỳ đau đớn. Nhưng với xã hội lúc này, một người có khuôn mặt với mũi bị đục khoét do bệnh giang mai là thuộc thành phần xấu (cho dù nạn nhân chỉ bị bệnh vì di truyền), nên nhiều người không ngần ngại chịu đau và đối đầu với hiểm nguy để được giải phẫu. Những cuộc giải phẫu đầu tiên này đã đặt ra vấn đề phân biệt giữa giải phẫu thẩm mỹ (aesthetic surgery) và giải phẫu tái thiết (reconstructive surgery).

Nhưng giải phẫu thẩm mỹ chỉ thực sự bắt đầu phát triển từ thế kỷ 19, với sự ra đời của thuốc khử trùng và kỹ thuật gây mê, và quan trọng hơn hết là sự ra đời của lý thuyết khoa học về chủng tộc. Trong một thời gian dài, các nhà cơ thể học châu Âu từng bị mê hoặc với thân thể của những phụ nữ da đen ở châu Phi. Theo đà bành trướng của thực dân châu Âu, các nhà cơ thể học Pháp và Anh bắt đầu so sánh cơ thể của phụ nữ da đen với cơ thể của những phụ nữ mà họ xem là “bình thường” (tức phụ nữ châu Âu).

Tình trạng chủng tộc hóa của khoa học trong thế kỷ 19 qui định giá trị văn hóa cho mỗi bộ phận của cơ thể - mông, tai, ngực - nhưng đặc biệt là mũi. Chẳng hạn người Ái Nhĩ Lan có mũi quá nhỏ, mũi người Do Thái quá to, mũi người châu Phi quá thấp nên không nằm trong tiêu chuẩn “cái mũi lý tưởng” của người châu Âu. Quan điểm nhân chủng học này đã kéo dài mãi cho đến thế kỷ 20.

Nếu giả thuyết về sự vượt lên và hòa nhập vào một nền văn hóa thống trị là đúng, thì có thể đoán được phần lớn những khách hàng giải phẩu thẩm mỹ phải là người châu Á hay châu Phi. Nhưng trong thực tế, chính những người da trắng thuộc giai cấp trung hay thượng lưu lại là những khách hàng chủ yếu thúc đẩy ngành giải phẫu thẩm mỹ phát triển.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Hitler và Mussolini từng ra lệnh giải phẫu thẩm mỹ cho binh lính để nâng cao sức khỏe, kể cả sửa mí mắt.

Sự kết hợp du lịch với giải phẫu cũng dần dần trở thành một kỹ nghệ. Ngày nay, người ta đã có thể du lịch sang Ba Lan để sửa mặt, hay sang Li-băng để giải phẫu thay đổi giới tính!..

Giải phẫu thẩm mỹ luôn luôn đi kèm với nguy cơ rủi ro, ngay cả trong thời đại y học tiên tiến hiện nay, đồng thời làm tốn rất nhiều thời gian cho cả bệnh nhân và bác sĩ.

Một nghệ sĩ nổi tiếng người Pháp, Orlan, đã từng giải phẫu ít nhất 10 lần kể từ năm 1987. Bà còn làm phim để mô tả những ca giải phẫu của chính mình, để theo đuổi cái lý tưởng mà bà gọi là “Sự tái sinh của Thánh Orlan”. Orlan có quan điểm hết sức cực đoan và luôn ao ước có được một cơ thể hoàn hảo theo lý tưởng của cái đẹp Tây phương, với cái cằm của thần vệ nữ Venus, đôi mắt của Fountainbleu Diana, môi của Europa, mũi của Psyche và lông mày của Mona Lisa.

Với xu hướng khách hàng giải phẫu ngày càng trẻ, chắc chắn giải phẫu thẩm mỹ sẽ còn kéo dài và phát triển mạnh hơn trong tương lai. Và với cái giá khá đắt của giải phẫu thẩm mỹ, cơ thể con người dần dần không còn là một món quà huyền nhiệm của tạo hóa, mà trở thành “một công trình, một dự án” đầy thử thách.

Những dấu vết, những biểu hiện về hình dáng bên ngoài cơ thể có thể là một yếu tố làm người ta không hạnh phúc, và nhiều khi trở thành rào cản trong những mối quan hệ xã hội hàng ngày. Do đó, giải phẫu thẩm mỹ được xem như một cách thức chăm sóc nhu cầu cơ thể con người. Và thực tế hiện nay, đường ranh phân biệt giữa giải phẫu thẩm mỹ và giải phẫu tái thiết ngày càng khó nhận ra, đặc biệt là khi các nhà giải phẫu đã mô tả công việc của họ như là việc “chữa trị” tâm thần cho bệnh nhân thông qua sự điều chỉnh cơ thể.

Chỉ Với Một Cây Kim, Ta Có Thể Cứu Được Mạng Người


Irene Liu (Lang Vườn trích dịch)

Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.

Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke).

Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.

Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.

Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”

Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não,
chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng cuống quít.

Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra.

Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.

Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gút, cũng có thể giúp chúng ta được.

1- Trước hết, chúng ta hãy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.

2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).

3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.

4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.

5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.

6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.

7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.

Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói “Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não”.

Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.

Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường.

Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc.

Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”

Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.

Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.

THẰNG NHỎ ĐÒI TĂNG LƯƠNG

Sau mấy năm làm việc vất vả, "Thằng nhỏ" làm reo đòi tăng lương, với 10 lý do sau đây:

1. Tôi phải làm việc lao động,
2. Tôi phải làm việc ở độ sâu.
3. Tôi phải làm việc tại chỗ nhiệt độ cao.
4. Tôi phải làm việc trong môi trường ẩm ướt.
5. Tôi phải làm việc bằng khúc đầu đi trước.
6. Tôi phải làm việc trong những nơi ngột ngạt không thoáng khí.
7. Tôi không được nghỉ cuối tuần và những ngày lễ.
8. Tôi không được trả tiền “overtimes” cho những khi làm phụ trội.
9. Nơi tôi làm việc có nhiều nguy cơ mang bệnh hoạn nguy hiểm.
10. Đôi khi tôi phải làm việc dưới ảnh hưởng của thuốc kích thích.

Sau khi xét đơn, “Xếp” không chấp thuận tăng lương của "Thằng nhỏ," với 15 lý do sau đây:

1. Đương sự không bao giờ làm trọn một ca (shift) đủ 8 tiếng.
2. Đương sự hay ngủ gục sau mỗi lần làm việc.
3. Đương sự không làm việc đúng chỉ tiêu của chủ nhân.
4. Đương sự không làm việc tại vị thế chỉ định mà nhiều khi tự ý đi “chệch hướng”.
5. Đương sự không thích làm việc tại những nơi rộng rãi thênh thang mà cứ thích chui rúc vào những chỗ chật hẹp.
6. Đương sự hay ngưng hoạt động giữa chừng khi công việc chưa hoàn tất.
7. Đương sự không tự phát ngay từ đầu mà cần phải đốc thúc của chủ.
8. Đương sự luôn luôn rời nhiệm sở trong tình trạng chèm nhẹp, ướt át.
9. Đương sự không tôn trọng nguyên tắc phòng tai, không thích mặc áo “bảo hiểm”
10. Đương sự chỉ muốn về hưu non trước khi chủ hết công lực.
11. Đương sự không thích làm phụ trội, theo yêu cần của chủ nhân.
12. Đương sự chưa hoàn tất công việc đã mệt nhoài nghỉ chơi.
13. Đương sự không đủ cương nghị, cần phải dùng thuốc kích thích.
14. Đương sự hay sổ mũi bất tử, đôi khi sổ mũi ngay ngoài cửa sở làm
15. Đương sự thường tới và rời địa điểm công vụ mang theo hai túi đồ rất khả nghi.

LAN RỪNG


Tiếng đàn violin của những ngón tay cứng mới tập, của cườm tay ngập ngừng đưa tới đưa lui, melodi lúc nhịp nhàng lúc đứt đoạn vì thỉnh thoảng sai note sai nhịp, vang từ lầu trên theo cầu thang len qua cánh cửa ngăn tiệm và phòng nghỉ ngơi, cẩn thận tràn vào cửa tiệm gần năm mươi mét vuông. Đứng coi tiệm chưa được mười phút, tiếng đàn văng vẳng làm Phi bực tức. Phi không bực vì tiếng đàn quá vụng về của người mới tập, anh bực vì nhận ra cái tâm địa của Kiều Lan.

Tiệm vắng khách chỉ làm cho đầu óc Phi rộng chỗ mà ngẫm nghĩ. Hừm... té ra cô nàng nhờ mình đến coi tiệm chiều nay để có thì giờ tập đàn. Ừm... dở thói học làm trí thức, học làm sang. Té ra cô nàng lợi dụng mối tình cảm ngày xưa, lợi dụng hoàn cảnh mới ly dị, một thân một mình với thằng con sáu tuổi, nay nhờ chuyện này mai nhờ chuyện kia. Đầu óc cô nàng sao mà ngắn ngủn, đục ngầu không lường được. Hừm... vợ chồng mình với vợ chồng cô nàng thân nhau mấy năm như vậy mà cô nàng không hiểu được tình bạn này hay sao. Hừm... ráng cư xử thẳng thắng có học dầu cô nàng đã ly dị với Dương thì cô nàng lại tưởng mình còn lưu luyến, còn tiếc nuối nên tìm cách dùng mình như tấm giẻ lau. Hừm... tội nghiệp Nga, chẳng phàn nàn một lời khi mình bảo sẽ lên phố coi dùm cửa tiệm Natiki vài tiếng đồng hồ. Nga biết mình ngày xưa có thời theo đuổi cô nàng. Nhưng từ khi quen Dương, quen luôn cô nàng, Nga hiểu mình chẳng còn chút lưu luyến, nên Nga chưa bao giờ cằn nhằn khi mình ra tay giúp đỡ cô nàng trong hoàn cảnh một mình với con với cửa tiệm. Hừm... tưởng nhờ mình coi tiệm để cô nàng lo cho thằng Nhân, té ra là gởi thằng con ở đâu đó để rảnh tay tập đàn. Nể Dương là bạn nên giúp, thương thằng nhỏ nên ráng đỡ một tay. Hừm... hèn gì cả tháng nay, hầu như chiều thứ năm tuần nào cô nàng cũng bảo sẽ đi công chuyện chừng một tiếng, nhờ mình đến coi tiệm. Hừm... một tiếng mỗi tuần để đi học đàn cho nên mới kéo đàn được đến trình độ đó chứ xưa nay cô nàng có biết đàn trống gì đâu. Đi làm về, cơm nước chưa ráo miệng, bị gọi lại nhờ coi tiệm, cực chẳng đã...

Càng nghĩ, mặt Phi càng nóng. Phi đứng phắt dậy, đi vào phòng trong, căn phòng vừa là nơi ngồi nghỉ trưa, vừa chứa hàng. Phi với tay dựt mạnh cái áo khoát, mặc vào, đứng dưới chân cầu thang, không giữ được giọng bình tỉnh, nói vọng lên

- Tôi đi về đây.

Không một lời giải thích. Không chờ trả lời. Không cần biết là Kiều Lan có nghe hay không. Không chờ Kiều Lan đi xuống để coi tiệm. Phi đẩy cửa bước ra ngoài. Khí trời tháng năm trong mát, nắng chiều sáu giờ vẫn còn nóng ấm, sự dễ tính của tiết đầu hè nơi thành phố Dramen làm lòng Phi dịu dần dần.

Tiếng đàn ngưng bất chợt khi nghe Phi nói lớn giọng. Tiếng chuông cửa reo vui nhẹ mỗi khi có khách hàng ra vô vang lên, ngắn gọn. Lắng tai. Không nghe Phi chào khách, im lìm không người. Kiều Lan đặt cẩn thận cây đàn lên giường, đi xuống ngay lúc cánh cửa ra vô khép lại phía sau lưng áo khoát màu cà phê sữa quen thuộc của Phi. Sửng sốt, Kiều Lan chạy ra đường, kêu to

- Anh Phi, anh Phi, anh đi đâu vậy?

Biết Phi nghe nhưng Phi không quay lại, cứ hướng nhà gởi xe mà tới, Kiều Lan vùng vằng đi vô tiệm, miệng lẩm bẩm: Tự nhiên trở chứng. Đi về bất tử kiểu này thì làm sao mà tới kịp giờ học đàn đây. Đồ cà chớn, chắc con Nga gọi giựt ngược về thay tả cho con đây. Thứ sợ vợ. Thứ đi thưa về trình. Điệu này chỉ có nước đóng cửa tiệm mà đi thôi, không bỏ giờ học đàn được, phí hai trăm bạc. Hừm... đóng cửa tiệm thì mất khách. Nhưng phải ráng học, lỡ khoe ẩu với Magnus... hừm... tưởng ráng được thêm vài tuần nữa cũng đủ... hừm...

Tiếng là ly dị chứ thật ra phải gọi là bỏ nhau mới đúng. Tiệc cưới của Kiều Lan và Dương được tổ chức khá long trọng có đầy đủ gia đình họ hàng nhà Dương, người cô của Kiều Lan, đầy đủ bạn bè Việt Nam, nhưng thiếu ba của Kiều Lan vì ông còn đang ở trại tị nạn, thiếu bạn bè Na Uy, thiếu giấy chứng nhận của phòng hành chánh quận. Địa chỉ Dương vẫn nằm ở nhà ba mẹ, ông bà thiếu tá hải quân Tôn Thất Hồng thì việc Dương ra khỏi căn nhà trên đồi Eider cũng không có gì là rắc rối. Còn giữ được cửa tiệm ở Sandefjord là Dương cũng may mắn lắm rồi, nhờ kế hoạch Kiều Lan đứng tên một tiệm, Dương đứng tên một tiệm để nhẹ thuế má.

Kiều Lan đẹp, đẹp từ vóc dáng dong dỏng cao biết ăn diện thanh nhã, đẹp ở gương mặt xương xương đều nét, đẹp cả ở cái lý lịch do Kiều Lan kể bố là phó quận đã ở vậy nuôi đứa con gái độc nhất từ khi vợ chết sau lần sanh Kiều Lan. Mười chín tuổi, qua Na Uy với người cô già không chồng nhưng khá dễ tánh nên Kiều Lan mặc sức lựa chọn trong đám thanh niên từ anh sinh viên sắp ra trường cho tới anh đang học lại để lấy bằng tú tài như Phi và Dương. Dương và Phi là đôi bạn thân từ những ngày bên trại tị nạn, cùng vỡn vờ tán tỉnh Kiều Lan như bao chàng trai khác. Nhưng rốt cục, cái gốc con ông thiếu tá hải quân dòng Tôn Thất đã làm xiêu lòng cô gái chuộng nơi có nguồn gốc môn đăng hộ đối. Phi chỉ là con trai thứ trong một gia đình công chức nghèo, không xứng đáng với cô con gái độc nhất của ông phó quận.

Dầu cho Dương và cả mấy người con của gia đình ông thiếu tá hải quân Tôn Thất Hồng không ai theo nổi cái bằng tú tài thì Kiều Lan chỉ cần kể cho bạn bè nghe về ông chú chồng Tôn Thất này đã du học ở Canada rồi định cư luôn, đến bà cô chồng Công Tằng Tôn Nữ kia đang là bác sĩ ở Mỹ... thêm vào ông bố cựu phó quận đã qua Mỹ và xin được ngay chức chủ sự phòng, phải cưới vợ theo sự năn nỉ của đứa con gái mong muốn bố mình tìm được an vui nơi xứ người, cũng đủ cho Kiều Lan tự đặt mình vào giai cấp danh giá. Mở cửa tiệm bán tặng phẩm chỉ là một cách để làm ăn tự do, làm nhiều hưởng nhiều, không bị nay làm hãng này mai thất nghiệp sở kia như nhiều người. Ở nước ngoài thì phải sống theo người ta, cái gốc sữa mẹ trung lưu nó nằm luôn mãi trong mỗi con người, Kiều Lan thường nói chuyện với bạn bè như thế.

Thật nhiều lợi điểm nếu khai con không cha. Vì Dương không đứng tên là cha trong khai sanh, không phải trả tiền nuôi con cho người mẹ nên Kiều Lan được hưởng vừa hai phần tiền có con nhỏ vừa hưởng tiền phụ cấp phụ trội. Không có giấy tờ hôn thú, không sống chung trên phương diện pháp lý cho nên khi mua nhà, Kiều Lan đứng tên nhà là tiện lợi đủ điều. Phụ nữ độc thân có con nhỏ, được sở Nhà Đất Tị Nạn cho mượn tối đa với tiền lời thật thấp và sở thuế má cũng thương tình hoàn cảnh một mẹ nuôi con. Mọi khẻ hở trong những luật lệ, điều khoảng trợ cấp, tương trợ ở một xã hội đặt sự an vui của từng người dân lên hàng đầu đuợc Dương và Kiều Lan khai thác tối đa. Khi tình yêu còn mặn nồng, không ai tính toán chi li. Vài năm, Dương nhận ra từ từ những yếu điểm của mình trong căn nhà do chính mình đóng góp, bỏ công tu sửa. Đến chừng Dương đề nghị mua nhà khác để cả hai cùng đứng tên và đề nghị ra toà hành chánh quận để làm hôn thú thì chỉ nhận trả bằng nụ cười mỉa mai thách đố của Kiều Lan. Dương cắn răng không than thở được với bạn bè một lời. Cả Dương và gia đình không dám đưa nội vụ ra tòa vì biết chắc phần thắng sẽ nghiêng về phía người đàn bà và đứa con nhỏ. Tốt nhất là giữ hòa khí để còn được Kiều Lan cho phép Dương thỉnh thoảng đưa cháu về thăm nội.

Thật ra, khi mới quen và một năm đầu sống chung, Kiều Lan rất hợp với gia đình chồng, với mẹ chồng và chị em của Dương, hợp cách lối ăn diện sang trọng, ngoại trừ ông thiếu tá hải quân Tôn Thất Hồng. Sau bảy mươi lăm, bà thiếu tá Tôn Thất Hồng đủ sức mang bốn giỏ xách nặng chỉu nuôi chồng ba tháng một lần là nhờ sự đua đòi ăn diện của một số nữ cán bộ cao cấp, phu nhân và tiểu thư cán bộ từ Hà Nội. Hột xoàn! Bàn tay dầu có thô kệch khô cằn vì quen cầm súng đạn, quen bầm rau nuôi lợn, quen kềm cứng cái ghi đong xe đạp lên dốc đổ dốc trong mưa nắng... suốt hai mươi năm hạt gạo cắn làm tư, chỉ cần nét lấp lánh trên chiếc nhẫn, trên đôi bông tai là các bà các cô có thể tự xếp mình vào tầng lớp trưởng giả mới. Buôn bán hột xoàn với các tân mệnh phụ, các tân tiểu thư rất thoải mái. Thứ nhất, khách hàng càng lúc càng giàu. Thứ hai, cứ bảo hột xoàn của chồng tôi ngày xưa là thiếu tá, trung tá, tỉnh trưởng... mua từ HongKong, từ Singapore là có giá ngay. Đã thế, lại được quen các "cựu mệnh phụ", được truyền dạy cách thức ăn diện, học hỏi lề lối chuyện trò lịch sự của giới phụ nữ miền Nam. Thứ ba, các bà tân mệnh phụ, các cô tân tiểu thư suốt đời chưa bao giờ biết tin người, thế mà bây giờ lại tin từng lời tâng bốc của những "cựu mệnh phụ" vì sa cơ lỡ thế phải cắn lòng bán đi "quà kỷ niệm của chồng". Buôn hột xoàn, dầu là hột xoàn lắm bụi lắm than từ Tàu, từ Thái Lan đưa vào, các bà "cựu mệnh phụ" vẫn còn giữ được nếp sống khá phong lưu nếu so với đa số ở miền nam. Con cái gia đình thiếu tá Tôn Thất Hồng có mòi ăn diện theo thời hơn trước bảy mươi lăm vì người cha nghiêm khắc đã vào tù. Với quan niệm quần áo, bề ngoài tạo nên con người, bà cựu thiếu tá và con cái ráng tu dưỡng cái gốc trung lưu qua cách chưng diện. Quả thật, đã thuộc lớp trung lưu trước bảy mươi lăm, biết dùng hàng La Coste, Channel... thì làm sao mất được nguồn gốc Tôn Thất.

Cái thế gia trưởng của ông cựu thiếu tá hải quân Tôn Thất Hồng không còn hiệu nghiệm từ khi phải sống nhờ lợi tức buôn bán của vợ, trong thời gian ở tù cũng như mãn tù. Nhất là khi sống đời tị nạn ở Na Uy. Thất chí, ông chỉ muốn an phận, thu nhỏ nên để mặc vợ con bương chãi với đời sống mới. Ông chỉ biết thở dài khi càng ngày càng nhận ra sự ăn diện đua đòi vượt khỏi địa vị ăn nhờ ở đậu của thân phận tị nạn. Và bây giờ thêm cô con dâu, như thêm một vũ công trong ban vũ có cả nam lẫn nữ đang diễn qua diễn lại trước mắt. Ông chán nản đến độ không muốn tham gia một hoạt động nào của cộng đồng người Việt, ngay cả hội đoàn cựu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà ông là một trong những người có chức vị cao nhất.

Tiếng chim ríu ra ríu rít tranh nhau những trái cherry tròn đỏ xậm bóng mượt còn sót lại trên cành cây ngay phía ngoài cửa sổ đánh thức Kiều Lan sau giấc ngủ no đầy. Ngắm nhìn toàn phòng ngủ, cảnh rừng sau chiếc cầu cong trên bức tranh Water Lily Pond của Claude Monet treo giữa bức tường sâu hun hút. Trên bức tường kế bên giường bức tranh Monet's Water Garden và Water Lilles cũng của Chaude Monet càng thu hút trí tò mò của Kiều Lan. Mặt nước long lanh ẩn hiện cảnh vật trên cao, lá sen xanh mượt bên những đóa hoa sen trắng ngà ngà, Kiều Lan cố nhìn sâu, sâu, theo giòng nước, muốn được đi xa hơn nữa, phía sau bức tranh, muốn khám phá. Màu vàng nhạt hòa lẫn màu xanh tươi mát của những bức tranh trong căn phòng cũng mang toàn màu xanh rêu nhạt thật nhạt, tạo một cảm giác thật dịu dàng cho người vừa thức dậy. Xoa xoa cánh tay có lớp lông nâu xậm đang gát trên bụng, Kiều Lan nhấc nhè nhẹ... Cánh tay ghì chặt, giữ lại, giọng Magnus thì thào tinh nghịch: "Bạn không thoát được đâu." Nương theo xiết tay, Magnus choàng lên nằm hẳn trên người Kiều, hai tay giăng hai cánh tay Kiều Lan thẳng ra, mặt áp vào mặt Kiều Lan. Nếu nhìn từ trần nhà, trông như hình thánh giá.

Cố đẩy thân hình khá nặng qua một bên, tay rời tay, người nghiêng người, Kiều Lan chu đôi môi hồng tươi không còn chút son, đòi hôn. Nụ hôn mềm ướt xoay trở nhiều chiều như ngọn lửa khơi nóng cả hai thân hình không có chút vải. Không một chỗ hở cho hình ảnh đứa con trai bảy tuổi đang ở nhà ông bà nội, Kiều Lan cong chân, dùng hai gót chân, ấn mạnh sống lưng, xiết người Magnus sát chặt vào. Mắt nhắm hờ, mặt ngửa cao khi đôi môi mềm nóng trườn xuống phần ngực trắng hồng căng cứng như con gái. Bàn tay mềm ấm vuốt ve làm da thịt Kiều Lan mịn màng hơn, làm vòng eo Kiều Lan thâu nhỏ lại, làm đùi Kiều Lan thon dài căng cứng hơn... Magnus đã biết khơi nơi Kiều Lan niềm hãnh diện của người nữ.

Nhìn mặt đồng hồ tròn nhỏ trên bàn, ánh nắng ban mai đã đi qua khỏi cửa sổ phòng ngủ, mười một giờ trưa, Kiều Lan mỉm cười vuốt mái tóc hơi quăn dài phủ gáy của Magnus khi nghĩ đến đôi mắt giương to trên gương mặt nhiều son phấn của bà Thiếu Tá Hồng. Đã gọi điện thoại báo trước là sẽ đưa Nhân về chơi với ông bà nội cuối tuần này, nhưng bà Thiếu Tá không lường trước là Kiều Lan có thể ngang nhiên đi với Magnus đến gia đình bà trên chiếc xe Mecerdes thể thao hai cửa màu xám đậm, chỉ sau nửa năm li dị với Dương. Bà càng khó chịu, nhíu mày khi Nhân ôm Magnus hun và chào tạm biệt, cử chỉ thân mật như Nhân thường làm với Dương khi Kiều Lan đến đón con. Kiều Lan nhủ thầm: "Cho bà thấy, cho bà hiểu rằng con trai bà chỉ đáng xách giỏ theo tôi đi chợ, đừng mơ mộng dựa hơi cái chức thiếu tá, cái tên Tôn Thất từ thời xa xưa mà coi thường gia đình tôi."

Lần này không bị cánh tay xiết giữ lại, Kiều Lan đi nhè nhẹ vào phòng tắm. Nước ấm phun mạnh từ vòi sen trên đầu, từ hai vách thủy tinh trong suốt, như cơn mưa lớn vuốt ve thân thể no đủ. Ngữa mặt cho những tia nước vuốt mái tóc dài bóng mượt ra phía sau, Kiều Lan lắc đầu trong cái hài lòng kiêu hãnh, miệng lẩm bẩm: "Ông tướng mạnh thật, lần nào ở lại đây, phải ba trận thì ông tướng mới chịu cho mình rời giường. Chả bù... hừm... nhàm chán... cứ bổn cũ soạn lại, thuộc lòng từ đầu đến cuối... một tuần được cao lắm một lần là lăn ra há miệng ngáy mê mệt, không cần biết mình thức hay ngủ, không biết màn hậu... chán!"

Nghe tiếng vòi sen rào rào trong phòng tắm, Kiều Lan đánh ba cái trứng, dùng kéo cắt hành lá thành những khoang tròn li ti, thêm hai muỗng sữa tươi, chút muối, chút tiêu, khoáy nhẹ trên bếp lửa yếu. Ba phút sau, hỗn hợp trong xoong hơi đong cứng, Kiều Lan ép nhẹ tất cả trong cái chén. Úp lên dĩa men trắng lớn hơn miệng chén ba centimet bán kính, dỡ chén ra, một khối tròn như trái banh tenis cắt làm hai. Màu trứng chiên vàng tươi điểm lấm tấm những cọng hành lá xanh mướt trên dĩa men trắng bóng, chung quanh là những lát cá hồi hong khói màu hồng cam đã được khéo léo cắt mỏng thật mỏng. Đặt thêm vài lát chanh vàng, nghiêng đầu ngắm nhìn thành quả món điểm tâm Magnus thích nhất vào những ngày cuối tuần, Kiều Lan sung sướng nhận nụ hôn tươi mát nơi gáy, ngã người dựa vào thân thể khỏe mạnh đứng sau lưng.

Căn phòng lộng kính trong ba phía ngăn cái lạnh se sẻ nhưng vẫn thâu nhận được tất cả sức nóng mặt trời đầu tháng chín, kéo dài mùa hè thêm được chừng hai tháng. Dựa trên lưng đệm ghế, tay còn cầm ly nước cam tươi ngọt đậm, Magnus ngữa mặt tận hưởng những tia nắng đầu thu vẫn còn gay gắt đốt cháy từng tế bào trên gương mặt ưng ửng đỏ của tuổi cuối ba mươi. Bữa điểm tâm thật ngon miệng sau một đêm chăn gối nồng thắm, Magnus đắm chìm trong hạnh phúc tưởng chừng khó tìm lại được sau ngày Rita xé tờ hôn thú, đi theo tiếng gọi tình yêu mới. Hai tuần nghỉ ngơi thường năm, về Drammen tham dự kỳ đấu golf vòng bán kết vùng Đông với vài người bạn, tình cờ ghé tiệm bán tặng phẩm Nakiti. Lối nói chuyện với những câu ngăn ngắn mang âm hưởng miền Vestland pha lẫn giọng địa phương, nụ cười có một lún đồng tiền bên má phải, ánh mắt đen ướt của người thiếu phụ đã một con vẫn còn mang nét trẻ thơ đã khiêu dậy những niềm vui nho nhỏ, đã đưa bánh xe lăn về con đường Prins Oscars mỗi ngày. Đùa qua, giỡn lại, thế mà Kiều Lan nhận lời đi ăn tối, và đến hôm nay...

Magnus quay nhìn Kiều Lan cũng đang đắm mình hồi tưởng lại những ngày đầu tiên mới nhận đi ăn tối. Gương mặt không chút son phấn của người thiếu phụ gần ba mươi mà trông như thiếu nữ mười tám, tươi lên khi nhận ra ánh mắt chiêm ngưỡng của người tình. Dơ tay, Magnus nắm chặt bàn tay mềm mại cũng vừa với đến, anh hỏi:

- Em và Nhân về đây ở với anh luôn nhá.

Hơi ngạc nhiên vì lời đề nghị sống chung chỉ sau ba lần về đây chơi cuối tuần, không trả lời trực tiếp, Kiều Lan hỏi:

- Làm sao em giữ cửa tiệm, đường xa quá.

- Tìm người sang. Anh lo cho mẹ con em. Em không phải cực nhọc nuôi con nữa. Em coi, nhà rộng thênh thanh, vườn cây mênh mông mặc sức cho Nhân chạy nhảy.

- Thế còn nhà em, đồ đạc trong nhà em?

- Hoặc em cho mướn, hoặc em bán. Dùng số tiền đó để mua một căn nhà ở Oslo cho thuê thì có lợi hơn vì giá nhà Oslo, nhất là trung tâm đang lên và sẽ lên dài dài. Mọi lợi tức cho thuê tùy em sử dụng cho riêng em. Về đây, anh lo tất cả. Thế nào? Anh yêu em, anh muốn bảo bọc mẹ con em.

Đôi mắt Kiều Lan ươn ướt cảm động, cảm giác được cưng lo bao trùm mọi nghĩ suy, Kiều Lan đứng dậy, đến ngồi vào lòng Magnus, cúi xuống gương mặt si tình, thì thầm:

- Magnus bảo bọc mẹ con em nhá, em yêu Magnus. Mình sẽ sống hạnh phúc bên nhau Magnus nhé.

Magnus được thừa hưởng ngôi biệt thự của ông bà nội hơn ba năm nay, Bygdøy, khu dân cư nổi tiếng giàu có gốc của Oslo. Anh được thừa hưởng luôn chức vị phó giám đốc cơ sở sản xuất vững chãi mấy đời, trong đó cổ phần của ông nội chiếm hơn một phần ba cũng thuộc về tay Magnus, người con trai duy nhất của dòng họ Whillamsen. Việc lời lãi của công ty không ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế thật vững chắc của Magnus. Ở tuổi chưa tới bốn mươi mà Magnus không có nợ nhà, làm việc và hưởng lương của một công ty trù trị lâu đời của quận Bærum, Magnus bơi lội trong đời sống quá bình an đến độ nhàm chán cho đến khi gặp Kiều Lan. Ngôi nhà của ba mẹ Magnus, ông Odd Bjørn và bà Borghild cũng nằm trong cuộc đất của biệt thự, được chia hai. Hàng liễu tần nối liền hai biệt thự kết hòa tuổi thơ của Magnus, hai người em gái và ông bà nội. Với lòng yêu thương ông bà nội vô vàn, Magnus không muốn thay đổi nhiều trong ngôi biệt thự, cố giữ lại không khí ngày xưa. Ngay cả người giúp việc và người làm vườn của ông bà nội, đến hai lần một tuần, Magnus cũng muốn giữ lại.

Dọn về đây, Kiều Lan không mang được nhiều vật dụng riêng tư cũng vì lý do những vật dụng đó hoặc không có chỗ đứng hoặc không thích hợp với lối cách trang trí sang trọng trong mức giản dị tối đa làm Kiều Lan đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Mọi vật dụng trưng bày hay dùng thường ngày đều được lựa chọn thật chu đáo để hòa hợp nhau, thể hiện một nếp sống phong lưu chỉ những người trong giới phong lưu ấy mới nhận ra. Đã quen với nếp sống như đa số đàn bà Việt, tự tay thu xếp mọi sinh hoạt gia đình, tự tay mua sắm chưng bày nhà cửa, nay sống trong ngôi biệt thự to lớn vùng nổi tiếng giàu có, được nuông chiều, được thư thả ngủ lười mỗi sáng, không phải hồi hộp mỗi lần nhận biên lai điện thoại, nhưng Kiều Lan thấy thiếu thiếu, thiếu thiêng chức làm vợ. Lợi tức cho mướn căn nhà chung cư ở Majostua, Kiều Lan chỉ để dành riêng cho mình, ngân khoảng trong nhà băng mỗi năm mỗi dầy. Hàng tháng, Magnus chuyển một số tiền khá dư dã vào ngân hàng của Kiều Lan để Kiều Lan chi tiêu cho con cái nhà cửa. Magnus rộng rãi, nhưng tính toán đâu ra đó. Tiền bạc dư thừa nhưng Kiều Lan nhận ra từ từ là mình không có một chỗ đứng nào trong cái gia tài theo Kiều Lan đoán khá to lớn này.

Magnus hoàn toàn tránh không đụng chạm đến của cải riêng của Kiều Lan nên mỗi lần Kiều Lan tò mò, cự nự chuyện tiền bạc, Kiều Lan chỉ nhận được một phất tay dứt khoát từ Magnus. Ngoài miệng khoe với bạn bè về ngôi biệt thự ở Bygdøy mình đang sống, về gia thế giàu có từ ba đời của gia đình Whillamsen nhưng tự trong thâm tâm, Kiều Lan đã từ từ nhận ra chỗ đứng của mình.

Kiều Lan bực tức khi người hàng xóm phía bên kia đường, tình cờ đi chợ về chung, tò mò hỏi:

- Chị có thường về thăm gia đình ở Thái Lan không?

À há, bà này tưởng Magnus qua Thái, trả tiền cho cha mẹ mình để cưới mình như các cô từ Thái, từ Phi về làm người hầu không lương, sanh con đẻ cái cho dòng họ có cơ nối dõi. Các bà các cô Na Uy dựa vào cái thành kiến này để tự bào chữa nguyên nhân mà nhiều người đàn ông Na Uy muốn cưới vợ Thái hay vợ Phi.

Kiều Lan trả lời:

- Tôi là thuyền nhân tị nạn từ Việt Nam. Tôi ở đây hơn mười năm rồi.

- Xin lỗi, xin lỗi.

- Không có chi, có gì mà chị phải xin lỗi.

Và để đánh tan thành kiến đàn ông Na Uy cưới vợ Thái vợ Phi của người hàng xóm tò mò bất lịch sự cũng như đa số các bà các cô Na Uy, Kiều Lan hỏi lại:

- Chị biết ai giữ trẻ đáng tin cậy không? Tôi muốn tìm một cô trẻ tuổi để đưa đón các cháu, tôi định đi làm lại, ở nhà hoài chán quá.

Miệng thì nói thế, nhưng bụng lại lo lo, sợ cái bà hàng xóm này thóc mách nói chuyện với Magnus. Nhưng rồi Kiều Lan nhún vai: Đời nào Magnus đi chợ.

- Em cho Nhân, không, Lars-Erik học trường Rudolf Steiner chị ạ.

- Trường gần nhà không?

- Không chị, em và Magnus phải thay nhau đưa đón mỗi ngày.

- Sao không ghi tên Nhân học trường gần nhà cho tiện đường?

- Chắc chị không biết trường Rudolf Steiner. Đây là trường tư, cha mẹ phải đóng tiền trường mỗi tháng.

- Trường tư? Ở Na Uy này dại gì cho con học trường tư chi cho tốn kém. Con Na Uy sao thì mình vậy, có thua ai đâu. Hình như chỉ có một vài trường tư vì lý do tôn giáo thôi. Trường Steiner này của đạo nào?

- Không đạo nào cả chị. Trường có chương trình dạy khác hơn trường công.

- Từ con bộ trưởng đến con công nhân, ai cũng học trường công, cùng lớp, cùng hưởng mọi quyền lợi như nhau, không hề có sự phân chia. Con vua còn học trường công như con mình. Học chi cho xa, vừa tốn tiền, vừa mắc công, vừa không có bạn cùng lớp gần nhà cho con chơi… Mà chương trình dạy ở trường... trường Rudolf Steiner khác như thế nào?

- Thày cô được trả lương cao hơn, đa số cha mẹ thuộc giới văn nghệ sĩ...

Kiều Lan cố giấu nỗi bực tức vì chị bạn không chịu nhìn ra cái danh giá khi có con học trường Rudolf Steiner, lòng than với lòng… Hừm... mấy người Việt Nam quê mùa, không biết trường Rudolf Steiner là gì. Ở Anh, ở Pháp... chỉ những gia đình khá giả mới có khả năng cho con học trường tư... Thật ra thì Kiều Lan không cần hiểu sâu chương trình và đường lối giáo dục của trường Rudolf Steiner, chỉ cần nghe vài người bạn của Magnus nhắc tới, chỉ biết đó là trường tư phải đóng tiền, Kiều Lan chọn ngay trường này cho con.

Trong khi người bạn lớn tuổi chưa hiểu được lý do chọn trường Rudolf Steiner của Kiều Lan thì tiếng điện thoại reo to. Thoát khỏi sự tra hỏi của chị bạn, Kiều Lan mừng rỡ vói tay lấy cái điện thoại vô tuyến để trên mặt kiếng bàn salong. Tay xoa xoa lớp vải mịn bọc quanh chiếc gối dựa lưng dầy êm, ngã lưng, đặt đôi chân lên ghế đẩu bọc vải màu vàng kem, tay cầm điện thoại hờ hững cách xa miệng, trong tư thế thật trang nhã, Kiều Lan nói chuyện với Magnus:

- Em đang làm gì đó?

- Em mời chị Thanh đến chơi, tụi em đang tán dóc. Chút anh nhớ đón Lars-Erik dùm em nghen.

- Không được, hôm nay anh về trễ, lại phải ghé mua thêm chai rượu vang.

- Em còn phải đi đón bé Kristine. Thôi, cũng được. Em gởi Bjørnar qua ông bà nội. Ừm không biết ông bà có nhà hay không đây. Nhà còn nhiều rượu mà anh mua thêm chi nữa?

- Anh không thích mấy hiệu rượu đó, định mua vài chai Masi Grandarella. Em nhớ làm món gì để chiều nay nướng thịt ăn chung với mấy người bạn.

Thở dài, biết không thể từ chối được, Kiều Lan hỏi:

- Ai tới

- Stephansen, Solheim và Larsplassen, có thể có cả Hagen.

- Sao không nói sớm để em lo liệu. Rồi còn phải đón cả hai đứa. Hôm nay không phải ngày Ranhild đến, ai giúp em đây?

- Thì em chỉ ướp thịt thôi, để anh về anh dọn bàn cho. À, nhớ đừng ướp nước mắm như mấy lần trước nha.

- Sao vậy?

- Nướng lên có mùi hôi lắm, khói bay sang hàng xóm.

- Mấy lần trước có ai than thở gì đâu.

- Người ta không than nhưng mình phải tự hiểu, tự nhận biết. Cũng đừng trộn ngò vô rau sống. Em làm món rau trộn ngon ai cũng thích, nhưng em không để ý là tụi bạn anh, họ lén khưi mấy cọng ngò, bỏ vô thùng rác.

- Có ngò mới thơm ngon chớ.

- Ngon thơm là theo miệng em. Em phải nhớ là khẩu vị người Na Uy khác với người Việt. Khi em làm thức ăn cho người Na Uy, em phải suy nghĩ theo người Na Uy. Họ khen, chưa chắc là họ thích thật tình. Chỉ khi nào họ ăn món đó nhiều thì mới gọi là họ thích. Em ghé chợ mua bánh mì Paris nóng luôn nghen. À, nhớ làm món hành sống cắt lát mỏng trộn với dấm đường, ngon lắm đó.

- Giờ này anh mới gọi điện thoại để báo có bạn đến ăn cơm chiều. Rồi anh không đi đón Lars-Erik dùm được, rồi còn đòi món này món kia.

- Lâu lâu mà em. Tại tụi Solheim mới từ London về, vừa gọi điện thoại cho anh.

- Lâu lâu gì mà lâu lâu. Hầu như tuần nào cũng vậy. Sao không làm ở nhà mấy người kia?

- Thì em ở nhà, em có thì giờ. Ai cũng bận rộn hết. Chịu khó chút đi cưng.

Người bạn gái lại gần khung cửa kính, nhìn ra khu vườn rộng bao quanh biệt thự được chăm sóc thật mỹ thuật, thật kỹ lưỡng. Không cố ý nghe nhưng mẫu đối thoại của Kiều Lan với Magnus vẫn đi vào tai, người bạn hiểu sơ sơ nội dung, định ra về để Kiều Lan có thì giờ vừa đón con ở vườn trẻ, vừa đón con ở trường học, vừa đi chợ, vừa lo chuẩn bị cho bữa cơm chiều.

Đặt điện thoại xuống, gương mặt không được vui, Kiều Lan than với người bạn gái lớn hơn mình năm tuổi, như than với chính mình:

- Ăn uống khó tánh, mệt.

- Bộ chút nữa có khách hả? Sao mời bạn đến nhà ngay giữa tuần?

- Khách gì chị. Mấy người bạn của Magnus, thế nào cũng có thêm vài đứa nhỏ theo, tụi con em có bạn chơi.

- Nhiều người không? Thôi mình về cho Kiều Lan đi chợ nha.

- Ba, bốn cặp vợ chồng, thêm vài đứa con. Tại vườn nhà em rộng nên thưòng kéo về đây. Những ngày nắng hè kéo dài cho đến chín, mười giờ, bạn bè Magnus thường tụ họp khi ở vườn nhà em hay Stephansen để nướng thịt ăn chiều. Mỗi gia đình tự đem theo thức ăn, thức uống. Nếu làm ở nhà người nào thì người đó chỉ nấu cơm hay luộc khoai tây nhưng em thì không quen cái kiểu mạnh của mình, mình ăn. Em thường làm thêm nhiều để mời tất cả. Chắc tại vậy nên hay thích về đây. Những người bạn từ thủa tiểu học, trung học, sau một thời gian bay nhảy ngoài đời, nay không hẹn lại trở về khu phố xưa sinh sống. Toàn là con nhà giàu có gốc không đó chị.

Câu chuyện dòn dã chuyển lưu không dứt. Từ chuyện ông họa sĩ Odd Nerdrum khùng khùng ngược đời, chuyên vẽ tranh khỏa thân cho tới quyển sách mới ra của bà văn sĩ Anne Holt chuyên viết chuyện trinh thám mà lại được mời làm bộ trưởng bộ tư pháp thời đảng Lao Động nắm chính quyền, giữ chức được vài tháng là bứt. Kiều Lan ngóng nghe chuyện này, chưa thấu hết toàn đề tài thì ai đó đã chuyển sang đề tài khác. Thỉnh thoảng có người chợt nhớ đến Kiều Lan ngồi lẻ loi ngóng chuyện, tìm cách gợi chuyện.

Nói chuyện với Kiều Lan, đề tài chỉ quanh quẩn về Việt Nam, về Á Đông. Và nhất là hình thức hỏi đáp, thiếu bàn cãi, thiếu so sánh, thiếu nhận định nên đề tài thường tắt nghẹn sau vài phút. Khả năng tiếng Na Uy của Kiều Lan đủ để mở một cửa tiệm nhỏ, giao tiếp với khách hàng. Kiều Lan không thường xuyên đọc sách báo, đọc những mục xã luận nên những câu chuyện bạn bè Magnus thường đem ra bàn thảo đi xa tầm mức suy nghĩ của Kiều Lan, Kiều Lan không theo kịp. Với Kiều Lan, những tin tức cướp dựt, tung xe, cháy nhà... mới kêu gọi trí tò mò khi lơ đãng lật nhanh tờ báo Dag Blad hay VG. Cho nên những người bạn của Magnus vô tình dáng giá tầm suy tư của Kiều Lan như mặt nước xanh mướt phủ lớp bèo non, quơ cái lưới vớt vài dạo là mặt nước trơ trơ không còn gì để tìm kếm. Chỉ năm ba phút chuyện trò, Kiều Lan trở lại vai trò ngóng chuyện, cười theo và lơ đãng ngắm nhìn cây cảnh xung quanh, mong cho mau tối, mong cho bữa cơm tàn.

Lars-Erik, Kristine và Bjørnar là cứu cánh cho mẹ. Lấy lý do bận rộn với con cái, Kiều Lan vào nhà, ngồi xem chương trình thiếu nhi với với sáu đứa trẻ, vừa con mình vừa con bạn. Không ai để ý đến sự vắng mặt lâu của người chủ nhân món rau trộn vừa miệng, món bánh mì thơm mùi bơ tỏi nóng hổi... Mắt nhìn màn ảnh TV, tay ôm bé Kristine đang say mê theo dõi phim bộ Lille Fot, đầu óc lang bang từ chuyện này sang chuyện khác... Kiều Lan thở dài....

Có với nhau hai đứa con, Magnus vẫn chưa đề cập đến vấn đề cưới hỏi. Lần này thì Kiều Lan muốn có hôn thú, muốn tình trạng vợ chồng đâu ra đó. Khó lắm, ngượng miệng lắm khi nói chuyện với mọi người, nhắc tới Magnus, biết gọi là gì đây, không thể nói "chồng tôi". Với người Na Uy, Kiều Lan dùng chữ "sambor" để chỉ người sống chung như vợ chồng như không có giá thú và không làm đám cưới. Nhưng với người Việt thì rất khó vì tự điển Việt Nam không có từ ngữ này. Không thể dùng chữ "ông xã", ngượng quá, chẳng lẻ dùng chữ dài thườn thượt ông-sống-chung, Kiều Lan phải dùng trống không: Magnus. Nhớ lần đầu tiên khi bé Kristine mới được một tuổi, Kiều muốn tình trạng sống chung được chính thức hóa. Gương mặt Magnus không chút thay đổi, trả lời một cách dửng dưng:

- Mình sống như thế này không là vợ chồng sao? Tờ giấy hôn thú chỉ là tờ giấy lộn, muốn xé lúc nào lại chẳng được. Anh không bao giờ muốn dự vào cái màn hứa nhau trước mặt Chúa diễn ra một lần nữa. Em biết anh không bao giờ bỏ mẹ con em, tại sao em còn nghĩ đến tờ giấy giá thú? Bộ em tưởng tờ giấy đó bảo đảm rằng mình sẽ sống đời với nhau sao?

Kiều Lan hiểu tính Magnus, rất dứt khoát, không thể dùng nước mắt để thuyết phục, Kiều Lan câm lặng ngậm nỗi ấm ức không biết kể với ai và cũng không muốn ai nhắc đền chuyện này. Đôi lúc gây nhau tưởng phải bỏ nhau, Kiều Lan lạnh người khi nghĩ đến cảnh có thể Magnus bắt con hoặc chia phần nuôi con và nhất là con trai mình không còn được sống trong nhung lụa. Magnus thương Lars-Erik, đã có lần nói chuyện muốn nhận làm con nuôi. Mặc dù hiểu tình yêu chân thật của Magnus nhưng bản tính "thủ" cố hữu của người đàn bà đã phải dùng mưu lược mới tạo được một gia tài riêng tư như ngày hôm nay, đã làm Kiều Lan nhiều đêm khó ngủ vì tự nhận thấy con đường đi chia phần trưởng giả rất chông gai.

Kiều Lan bực tức ném cái bóp lên bàn phấn, bảo với Magnus:

- Năm tới anh đi dự tiệc tất niên này một mình đi.

- Sao vậy? Toàn là hàng xóm láng giềng không mà. Bộ em không thích ai hả?

- Hàng xóm gì mà hàng xóm, em có quen ai đâu mà anh hỏi là thích người này, ghét người kia.

- Nhà Lindseth, Solheim, Hagen...mà em không quen sao? Ông bà nội cũng đến mà.

- Anh lo nói chuyện với bạn bè từ đời còn nhỏ mủi lòng thòng, có ngó ngàng gì đến em đâu. Mấy người đó quen anh chớ đâu có quen em. Ông bà nội có bạn bè của ông bà.

- Em phải cởi mở thì người ta mới dám chuyện trò với em chớ. Cả khu Bygdøy này, ai cũng biết mình sống chung với nhau, có với nhau hai mặt con, thì quen anh cũng như quen em vậy thôi.

- Anh nói nghe dễ lắm. Nếu không vì mấy đứa nhỏ, em chẳng thèm đi.

Giọng Magnus nửa an ủi, nửa đùa:

- Thôi, lần tới em kèm chặt cánh tay anh nghen, anh đi đâu thì theo đó để anh khỏi ham nói chuyện, bỏ em cưng một mình, em cưng giận lẫy, em cưng không thèm đi theo thì anh buồn lắm.

Như bao lần trước, không biết làm thế nào để giải thích cho Magnus hiểu được mình, Kiều Lan lẳng lặng sửa soạn đi ngủ. Vừa đặt lưng là Magnus ngủ mê ngay vì mấy ly cognac kèm với cà phê. Kiều Lan nằm yên lặng, nước mắt chảy dài... nhớ lại những lần tiệc tùng. Gia đình Magnus đông đảo, chức vị phó giám đốc, tiệc này tiệc kia phải lên sổ. Nhất là cứ mỗi dịp trước Giáng Sinh cả hai tháng là tiệc tùng liên miên, không bỏ sót một cuối tuần nào.

Kiều Lan nhận ra vị thế của mình ngay từ lần đầu dự tiệc chung với Magnus, mừng ba mẹ Magnus sống chung với nhau được bốn mươi năm, cũng là lần đầu Magnus giới thiệu Kiều Lan với đại gia đình. Chiếc áo dạ tiệc màu tím than bó sát thân hình thon đều nét, phủ kín đôi giày cao gần cả tấc, mái tóc bới cao, kẹp tay Magnus đi quanh phòng tiệc rộng chào mọi người. Chưa bao giờ Kiều Lan cảm thấy thiếu tự tin giữa đám đông như đêm nay. Từng nhóm đứng chuyện trò như họ đã quen nhau từ kiếp nào, đa số nói giọng miền Bắc, một số nói tiếng Anh. Thân mật bắt tay, vui vẻ hỏi thăm, được năm ba câu là Kiều Lan trở thành dự thính. Có những câu chuyện được nhắc lại mà Kiều Lan không có một chỗ đứng trong đó. Có những nơi chốn được kể tới mà Kiều Lan không biết ở đâu trên bản đồ thế giới. Có những nhân vật được đem ra làm trò cười mà Kiều Lan không hiểu nguồn gốc... Không dám góp chuyện, không dám hỏi khi không hiểu một câu nói đùa, gật đầu, lắc đầu, nghiêng người dựa vào Magnus nở nụ cười má lún đồng tiền thêm duyên dáng... và mong buổi tiệc tan nhanh.

Kín đáo ngắm nhìn những người đàn bà chung quanh, ngắm nhìn nữ trang, một ngạc nhiên cũng là một bài học trên đường đi vào thế giới trưởng giả Tây phương. Magnus rất ít khi tặng nữ trang, chỉ tặng theo đúng ước muốn của Kiều Lan trong dịp sinh nhật hay Giáng Sinh. Thế mà Kiều Lan nhận ra chỉ mình là có số hột xoàn trên người nhiều nhất, cảm giác ngường ngượng lan dần. Đa số trang điểm rất kín đáo, một dây chuyền bạch kim với viên ngọc safir ẩn sâu, chiếc lắc bạch kim lóng lánh trên cườm tay, chiếc nhẫn bạch kim châm trổ công phu… Bạch kim, Kiều Lan chưa bao giờ nghĩ đến.

Với tiệc tùng trong giới bạn bè Việt Nam, Kiều Lan vẫn thường được những ánh mắt chiêm ngưỡng từ mọi người vì cách lối trang điểm theo thời, vì dáng vẻ cao thon đều nét, vì giọng cười vang xa tự tin, vì lối đùa bỡn duyên dáng. Nơi đây, Kiều Lan thu mình trong vỏ ốc mỹ miều.

Nghĩ đến câu Magnus nói đùa khi nảy: "Thôi, lần tới em kèm chặt cánh tay anh nghen, anh đi đâu thì theo đó để anh khỏi ham nói chuyện, bỏ em cưng một mình, em cưng giận lẫy, em cưng không thèm đi theo thì anh buồn lắm", Kiều Lan biết, biết rằng mình sẽ là cành lan rừng bám nhờ nhựa cây, sống nhờ bóng mát của tàn cây, suốt đời.

Võ Thị Điềm Đạm