Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2007

Champa Năm 1832, Một Nước Không Còn Nữa

Bài viết về lịch sử vương quốc bị xóa bỏ 175 năm trước
Nhân dịp hội thảo về dân tộc Chiêm Thành tại San Jose 7-7-2007

Lời nói đầu: Chúng tôi vốn không phải là sử gia, chỉ là người đọc sử rất vội vàng mà viết bài cho kịp tin thời sự về các bạn gốc Chàm đại hội tại San Jose. Bài báo đã viết xong mới có dịp đọc thêm tác phẩm Champaka 4 trong đó có loạt bài của tiến sĩ Po Dharma. Ông là giáo sư tốt nghiệp đại học Sorbonne, Paris hiện đang dậy về văn hóa Champa tại Pháp, tại Mã lai và Nhật bản. Có dịp đàm luận với ông, thấy ra một người hết sức uyên bác đồng thời thể hiện đức tính khiêm tốn rất truyền thống dân tộc. Trong bài viết dưới đây đã thiếu xót hai phần quan trọng mà trong lúc nói chuyện với chúng tôi, tiến sĩ Po Dharma rất tế nhị không đề cập đến.

Trong suốt hai thế kỷ Nam Tiến của người Việt, vua quan và thần dân Champa đã chịu đựng biết bao nhiêu là đau thương tàn nhẫn cho đến khi cả kinh đô bị tàn phá bình địa. Đó là phần đấu tranh kháng cự của triều đình Chiêm Thành. Riêng về nhân dân Champa những cuộc nổi dậy chống người Việt kéo dài từ 1693 cho đến tận ngày nay. Trước thế kỷ thứ 19 là công cuộc đấu tranh dành lại quê hương. Các cuộc đấu tranh sau này dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa là dành quyền tự trị. Ngày nay người Champa sống dưới chế độ cộng sản lại còn khổ sở bội phần nên phải tiếp tục đấu tranh để dành quyền sống. Giao chỉ - San Jose.

Những trang sử Việt viết về dân tộc Chiêm Thành thường rất đơn giản và mơ hồ. Sau bao nhiêu năm vật đổi sao rời, truyền thuyết về quốc gia Champa đã trở thành huyền sử. Di tích còn lại là những ngôi tháp Chàm rêu phong cổ kính ở miền duyên hải Trung phần và bài ca Hận Đồ Bàn được Chế Linh trình bày trên sân khấu văn nghệ từ trong nước ra đến hải ngoại.

Sự thực câu chuyện còn bi thương ai oán hơn cả những bài ca của Chiêm Nữ khóc than cho số mệnh của một dân tộc diệt vong. Lịch sử mở mang bờ cõi của một quốc gia lại cũng là lịch sử mất nước của một quốc gia khác. Vào đầu thế kỷ thứ 16 cách đây 400 năm, Việt Nam chưa hề có đủ ba miền Trung Nam Bắc. Kinh đô Thăng Long lúc đó chỉ có miền châu thổ sông Hồng và đất Thanh Nghệ Tĩnh. Từ Quảng Bình vào miền Nam là đất của Champa. Phần lớn người Việt đều không có cơ hội hiểu rõ về những sắc tộc phải hội nhập vì sinh tồn và đã góp phần vào mạch sống chung của xã hội Việt trong thời kỳ Nam tiến bao gồm cả những giai đoạn từ chiến tranh đến hòa bình.

Khi chúa Nguyễn Hoàng từ bỏ Thăng Long vượt qua đèo Ngang thì đến ngay vùng đất Quảng. Đây không phải là miền đất vô chủ. Tại bốn miền đất Quảng ngày nay ở hai phía Nam Bắc đèo Hải vân Ôđã có sẵn một dân tộc với nền văn minh cổ. Đó là người Champa được gọi dưới nhiều tên khác nhau. Người Chiêm Thành, người Chàm hay người Hời.

Thực ra dân tộc Champa bao gồm tất cả những người sắc tộc Tây Nguyên và người Chàm duyên hải. Đất nước Champa kéo dài từ Đồng Hới, Quảng Trị, qua Đồ Bàn tại Khánh Hòa mà vào đến Đồng Nai, Gia Định. Trên cao nguyên bao gồm cả Kontum, Pleiku xuống Ban mê Thuột.

Trước thế kỷ thứ 15 Champa chịu ảnh hưởng của Ấn Giáo. Sau khi kinh đô Đồ Bàn sụp đổ năm 1471, Champa bắt đầu chịu ảnh hưởng của Hồi giáo du nhập theo các thương thuyền Ả Rập đến miền duyên hải trung phần.

Hôn lễ lịch sử giữa vua Chàm, Chế Mân và Huyền Trân công chúa đời Trần đã lấy đi của dân tộc Champa hai châu Ô, Lý tức là các xứ Quảng ngày nay.

Câu chuyện bắt đầu vào mùa xuân năm Tân Sửu 1301, vua Nhân Tông nhà Trần thăm viếng vương quốc Champa tại kinh đô Đồng Hới. Lúc đó Chiêm Thành là một quốc gia văn minh và thiện chiến tại phương Nam. Để nối tình thân hữu, Trần Nhân Tông hứa gả con gái là Huyền Trân công chúa cho Chế Mân, vua Champa. Năm năm sau, công chúa được rước từ Thăng Long đi đường bộ ba tháng suôi Nam. Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý cho Thăng Long để làm lễ cưới. Một năm sau Chế Mân qua đời. Lúc đó vào năm 1307, Tướng Trần khắc Trung đem thủy binh dự tang lễ và đón được công chúa Huyền Trân trở về. Nhà Trần lúc đó mới đưa quan quân vào tiếp nhận hai châu Ô, Lý. CùngÔ một lúc, đợt di dân đầu tiên của người Chàm lui vào miền Nam bắt đầu. Những người Champa ở lại sẽ đồng hóa với dân bắc hà nam tiến để trở thành dân xứ Quảng ngày nay. Mặc dù sử Việt và sử Chiêm có những điểm khác biệt nhưng quả thực câu chuyện hôn nhân vào thế kỷ thứ 13 đã mở đường cho công cuộc Nam tiến 300 năm sau kể từ thế kỷ thứ 16. Khi chúa Nguyễn vào Nam mở nước, một mặt chống đỡ với chúa Trịnh trong 45 năm Nam Bắc phân tranh, và mặt khác xâm chiếm lãnh thổ Champa. Lịch sử Nam tiến của người Việt trong 200 năm từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ 18 đồng thời cũng là lịch sử của quốc gia Chiêm Thành diệt vong.

Những ràng buộc sui gia giữa hai triều đại từ bao năm đã không cản được bước chân Nam tiến của người Việt. Các triều đại của chúa Nguyễn lần lượt xâm chiếm và đồng hóa dân tộc Champa. Biên cương nước Đại Việt vào giữa thế kỷờ thứ 16 đã trải dài từ Phú Yên đến Khánh Hòa. Sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, vương quốc Champa đặt dưới sự bảo hộ của triều đình Huế.

Đến năm 1832, vua Minh Mạng xua quân xâm chiếm lần cuối cùng và Champa hoàn toàn xóa sổ.

Ngày nay người Việt lưu vong thường nhớ đến Hận sông Gianh, nhớ đến con sông Bến Hải, nhớ đến cuộc di cư 1954, trận di tản năm 1975, nhưng con cháu của dòng giõi Champa thì phải nhớ đến một năm xa xôi hơn nhiều. Đó là năm 1832, năm cuối cùng của cả một dân tộc với ngàn năm xây dựng nền văn minh tối cổ. Đối với dân Việt tự do đang lưu vong dù sớm hay muộn cũng có ngày trở về trên một đất nước không còn cộng sản. Nhưng đối với dân tộc Champa, tất cả chỉ còn là kỷ niệm.

Đó là lý do năm nay tại San Jose, người Champa gồm các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên và người Chàm duyên hải tổ chức đại hội gọi là ghi dấu 175 năm xóa sổ của một nền văn hóa.

Những người Champa bình dân và trí thức, người Champa từ Âu châu, Mỹ Châu, Việt Nam, Cam Bốt. Người Champa từ các nguồn gốc khác nhau, từ các xã hội đồng hóa khác nhau sẽ có đại biểu về họp mặt. Phần lớn sẽ dùng Anh ngữ là một thứ Anh ngữ sinh tồn trên quê hương mới nên rất dễ hiểu với tất cả mọi người.

Các đề tài thảo luận là những thách đố can đảm. Những yếu tố nào đã làm đảo lộn nền tảng văn hóa và xã hội Champa. Những dữ kiện nào đã làm trì hoãn phát triển kinh tế và mức sống của dân Champa. Tại sao nước Chiêm Thành không còn nữa. Những giải pháp nào đã áp dụng, và những thành quả nào đã ghi nhận trong việc bảo tồn văn hóa Champa. Đọc những đề tài thảo luận, chúng ta thấy rõ sự can đảm của những người tổ chức. Đang cố sức tìm cách mổ xẻ vết thương đau đớn của cả một dân tộc từ ngàn năm qua. Tại sao một dân tộc có nền văn minh cao độ, một quốc gia hùng cường, một miền đất phì nhiêu tốt đẹp, có các chiến sĩ vượt Trường Sơn cỡi voi ra đánh Bắc Hà, có các thủy thủ vượt biển Đông đánh chiếm Thăng Long. Nhưng rồi lại không giữ được quyền thống trị Đông Nam Á mà lại để mất tất cả. Chỉ còn lại Chế Linh, hậu duệ của anh hùng Chế Bồng Nga với bản Hận Đồ Bàn cùng với Việt nam Cộng Hòa than khóc từ 54 qua 75 cho đến 2007. Năm nay ghi dấu 32 năm người Việt mất miền Nam và 175 năm người Chàm mất cả quốc gia.

Phải chăng vì sắc tộc Champa là những con người bản chất nông dân, chỉ sống hòa bình với cây cỏ, thiên nhiên và đặc biệt là sống với tình yêu như nhạc tình Từ Công Phụng.

Nếu dân tộc Champa chỉ sống với tình yêu, với đất trời hòa bình nhưng lại làm chủ vùng địa lý từ Tây Nguyên đến Duyên Hải, chặn đường Nam Tiến của dân Việt thì trước sau thế nào cũng gặp người như vua Minh Mạng sẵn sàng xóa sổ cả một dân tộc.

Bây giờ, bước qua năm thứ bảy của thế kỷ thứ 21 những người Champa mất gốc gặp người Việt mất nước lưu vong để cùng tham dự hội thảo với đề tài Tại sao trong tình huynh đệ của cộng đi “Tại sao” trong ngoại.

Trong niềm thông cảm sâu xa với những cay đắng của lịch sử, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu ngày đại hội Champa với quí vị thân hữu và truyền thông tại địa phương.

Văn hóa và lịch sử của Việt Nam vốn là một sự bao gồm và hòa hợp giữa các di sản văn minh ngoại nhập và phát triển nội tại.

Chúng ta không phải chỉ có các họ Trần, Lê, Lý, Nguyễn mà đã đủ để làm thành trăm họ Bách việt.

Phải có họ Chế, họ Từ, họ Nông, họ Mạc ...mới đủ bộ để làm thành một đại gia đình dù là ở bên kia hay bên này Thái Bình Dương. Cuối tuần này, xin mời các bạn từ sông Hồng, sông Hương, sông Cửu long hãy đến với những người của kinh đô Đồ Bàn, nghe các sắc dân Tây Nguyên và Duyên Hải hội thảo đề tài tại sao. Xem triển lãm của dân tộc Hời, những người láng giềng của tổng thống Nguyễn văn Thiệu ở Phan Rang. Xem vũ Chiêm Thành, nghe Chế Linh hát Hận Đồ Bàn và đặc biệt nghe Từ công Phụng hát tình ca tặng Huyền Trân Công Chúa.

Chuyện ông vua Chàm ngày xưa say mê nhan sắc công chúa Thăng Long đã được đưa lên sân khấu cải lương Nam Kỳ, có đúng hay không? Hai châu Ô, Lý có phải thực sự là sính lễ hôn nhân hay chỉ là đề tài ngụy tạo cho một cuộc xâm lăng? Những trang sử bên này và bên kia đèo Hải Vân đã khác nhau ra sao?

Tất cả những câu chuyện như vậy, một cách chân thành, người anh em họ Từ như Từ công Phụng,Từ công Thu, Từ công Nhường sẽ kể lại với những vòng tay mở rộng.

Và đặc biệt những tinh hoa văn hóa Champa từ Pháp quốc, từ Đông nam Á và từ các tiểu bang Hoa Kỳ sẽ đến nói chuyện về truyền thống Chàm trong tình tự chân thành, uyên bác và hết sức linh động. Chương trình khai mạc 10 giờ sáng thứ Bẩy ngày 7 tháng 7 năm 2007 tại hí viện Le Petit Trianon trên đường số 5 thành phố San Jose. Sau phần khai mạc là tiếp tân, khánh thành triển lãm, rồi đến hội thảo các đề tài bằng Anh ngữ. Ban tổ chức mời ăn trưa lúc 1 giờ, có chương trình phỏng vấn trực tiếp bằng Việt ngữ. Các đề tài hội thảo tiếp tục đến 7:00 PM. Ban tổ chức mời quan khách ăn chiều và tiếp đến phần văn nghệ Champa từ 8 đến 10PM. Vào cửa tự do, ưu tiên cho các nhân sĩ, hội đoàn và quí vị truyền thông. Xin ghi danh vào buổi sáng.

Giao Chỉ giới thiệu

Dai Hoi Champa trong tinh than dan toc da nguyen da sac toc that dang ung ho.
Toi xin gop vai y :
1- Nam 1069 vua Ly bat vua Cham Pudravarman III nen Cham phai nhuong dat
tu Hoanh Son den Lao Bao de chuoc ve.
2- Nam 1307 vua Tran lay dat tu LaoBao toi HaiVan ( chau O, Ly)
3- Nam 1471 Le Thanh Ton moi dut diem chiem Vijayya la trung tam van hoa chinh tri cua Cham va to chuc thanh Quang Nam, Thang Hoa ( Thua Thien sau nay)
4- .Nam 1832 vua Minh Menh la ong vua rat quyet liet : xoa so Cham, doi ten Thang Long thanh Ha Noi, Kinh Bac thanh Bac Ninh, bac Thanh Hoa thanh Ninh Binh.
5- .Trong 1000 tieng Cham thong dung co toi 200 tu giong tieng Viet, xua nay VN ta cu tranh noi ve lai giong Chiem Thanh, that ra VN la giong da chung : lai Tau, lai Cham, lai Mien...su that lich su nen chap nhan trong ky nguyen song chung nay. Ngay ca vung Nghe Tinh Quang Binh that ra cung thuoc Lam Ap voi giong noi rat dac biet, dan Lac Viet chi vao so it, pha giong ma thoi.

Tran trong cam on
LUU VAN VINH

Không có nhận xét nào: